Hôm nay,  

Ô Nhiễm Thê Thảm

20/05/201900:00:00(Xem: 1971)
Khắp nơi ô nhiễm. Cả Bắc, Trung, Nam cùng ô nhiễm… Điều ghi nhớ: ô nhiễm gây ra bệnh.

Bản tin RFI kể rằng Ô nhiễm không khí chính là Sát thủ hàng loạt nơi chốn thị thành…

Suyễn, ho, dị ứng, ung thư, đột quỵ… Nhiều nghiên cứu gần đây báo động tác động trực tiếp của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe người dân. Các hoạt động giao thông xe cộ và khói bụi từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch được cho những nguồn gây ô nhiễm không khí chính. Một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí The Lancet khẳng định 13% các trường hợp bệnh suyễn mới ở trẻ em có liên quan trực tiếp đến vấn nạn ô nhiễm từ khí thải xe ô tô.

Cuối tháng 10/2018, tổ chức Y Tế Thế Giới WHO từng cảnh báo tác động của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe cộng đồng. Định chế y tế quốc tế đưa ra nhiều con số thống kê ấn tượng. Mỗi năm, ô nhiễm không khí cướp mất 7 triệu sinh mạng trên thế giới. Mỗi ngày trên thế giới, gần 93% trẻ em dưới 15 tuổi hít phải không khí ô nhiễm làm tổn hại đến tình trạng sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ em.

Trong số này, WHO tổng kết có khoảng 630 triệu trẻ dưới 5 tuổi và khoảng 1,8 tỷ trẻ dưới 15 tuổi. Vẫn theo WHO, riêng trong năm 2016, khoảng 600.000 trẻ nhỏ tử vong vì các chứng viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính do ô nhiễm không khí gây ra.

Điện mặt trời có ô nhiễm hay không? Phụ kiện gây ra ô nhiễm…

Báo Giáo Dục & Thời Đại ghi lời GS.TSKH Trương Quang Học, Viện Tài nguyên và Môi trường (ĐHQG Hà Nội) cho biết: “Bây giờ sử dụng năng lượng tái tạo là đúng, vấn đề đặt ra đó là giá thành. Hơn nữa, chúng ta sử dụng năng lượng mặt trời cũng sẽ gây ô nhiễm nhất định đến môi trường bởi những dụng cụ, máy móc biến năng lượng mặt trời vào bảng chung, nhập rồi lưu trữ nó. Tức là những linh kiện lưu trữ và sản xuất ra năng lượng mặt trời cũng sẽ tạo ra ô nhiễm môi trường”.

Dù vậy, lợi thì vẫn lợi: Khi các nguồn năng lượng khác đang cạn kiệt dần, điện mặt trời sẽ là giải pháp. Việt Nam là quốc gia tiềm năng. Vì vậy, thị trường này trong thời gian tới sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư.

Báo Môi Trường & Đô Thị kể: Nhiều sông ở nước ta có nguy cơ trở thành dòng sông chết do bị khai thác bừa bãi, lấp sông, ô nhiễm môi trường, hệ sinh thái và cộng đồng dân cư...

Với 2.372 con sông có chiều dài hơn 10km, đây là lợi thế của Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều năm trở lại đây, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên các lưu vực sông đang diễn ra khá sôi động.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng xử lý nước thải ở các khu công nghiệp chỉ được 65%, đô thị 15%, nông nghiệp 0%. TS Đào Trọng Tứ, Trưởng ban Điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam cho biết, tất cả lượng nước thải không qua xử lý hoặc qua xử lý nhưng có thải lượng ô nhiễm lớn được đổ thẳng vào các hệ thống sông tiêu rồi ra dòng sông chính hoặc đổ thẳng xuống dòng chính. Khả năng tự làm sạch các sông có giới hạn – hầu hết các sông đô thị ở các thành phố lớn, nhỏ của Việt Nam đã trở thành những “dòng sông chết”.

"Tài nguyên nước của Việt Nam bị đe dọa, suy thoái và cạn kiệt do phát triển không bền vững. Hạ tầng cơ sở trên sông, ven sông gây ô nhiễm môi trường nước do xả thải từ rất nhiều nguồn và đặc biệt có những bất cập trong quản lý. Phải nói rằng tổng kết rất buồn là 95% nước tại các đô thị là không được xử lý, trong khi khoảng 70 triệu người ở đô thị mà xả xuống thì không sông nào chịu được", TS Tứ nói.

Nguy hiểm: ô nhiễm làm nhân loại thêm tội bạo lực đi…

Bản tin BBC hôm 12/5/2019 kể: Nghiên cứu do Jackson Lu từ Học viện Công nghệ Massachussets (MIT) thực hiện đã xem xét dữ liệu thu thập được trong vòng chín năm từ 9.000 thành phố trên toàn lãnh thổ nước Mỹ.

Nghiên cứu này nhận thấy "ô nhiễm không khí cho ta thấy những chỉ dấu về sáu nhóm tội phạm chính", trong đó có các tội ngộ sát, cưỡng hiếp, cướp của, trộm xe hơi và hành hung người khác.

Những thành phố có mức độ ô nhiễm cao nhất cũng đồng thời là nơi có tỷ lệ tội phạm cao nhất. Nghiên cứu cũng tính đến các yếu tố tương quan khác, như dân số, tỷ lệ lao động, độ tuổi, giới tính - và ô nhiễm vẫn là chỉ dấu chính cho thấy mức độ tội phạm tăng.

Những bằng chứng xa hơn được thu thập từ nghiên cứu "hành vi phạm pháp" (gồm có quay bài, trốn học, trộm cắp, phá hoại và sử dụng chất kích thích) ở hơn 682 thanh thiếu niên.


Báo Lao Động kể chuyện Miền Tây: Nước sông ô nhiễm đã khiến khoảng 6.000 hộ dân có nhu cầu sử dụng nước sạch rơi vào cảnh khốn đốn. Tỉnh Hậu Giang đã huy động mọi thứ có thể để ứng phó. Cụ thể là huy động tổng lực các xe chở nước ngọt từ Sóc Trăng và TP.Vị Thanh để cung cấp nước cho người dân thị xã Long Mỹ, các trường học, bệnh viện…

Trước đó, theo xác minh của tỉnh Hậu Giang, từ ngày 22.3 đến 2.5, sông Cái Lớn và các kênh nhánh đã xảy ra 4 đợt ô nhiễm môi trường nước mặt (ô nhiễm hữu cơ làm nước có màu đen và phát sinh mùi hôi). Trong đó, nguyên nhân chính là từ hoạt động xả thải của Nhà máy thuộc Cty TNHH Mía đường Cồn Long Mỹ Phát.

Trong khi đó, Báo Nông nghiệp Việt Nam cho biết nhận được phản ánh của người dân xã Ký Phú khi 1 tuần trở lại đây hồ Gò Miếu bị ô nhiễm nặng nề, mùi hôi thối nồng nặc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khỏe của người dân do hoạt động nuôi cá lồng bè của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Việt Nhật (Công ty Việt Nhật).

Có mặt tại hò Gò Miếu trưa 16/5, phóng viên thấy rõ mức độ ô nhiễm của nước hồ. Toàn bộ mặt hồ được phủ một lớp váng màu vàng giống mỡ cá. Thậm chí, một góc hồ kéo dài hàng trăm mét bị sóng đánh nên váng mỡ tụ lại đặc quánh, sủi bọt, bốc mùi hôi thối.

Báo Môi Trường & Đô Thị kể: Vịnh Hạ Long là địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, nằm ở phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam. Với hàng nghìn hòn đảo kỳ vĩ, thành quả kì diệu của tạo hóa, vịnh Hạ Long được UNESCO nhiều lần công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới. Du lịch Hạ Long có lợi thế phong cảnh tuyệt đẹp, hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, cũng như những điểm du lịch nổi tiếng khác của Việt Nam, những năm gần đây môi trường tại Hạ Long ngày càng ô nhiễm trầm trọng từ hoạt động du lịch và kinh tế.

Đứng trước nguy cơ ô nhiễm nặng nề bởi nguồn rác thải do con người xả ra tại vịnh Hạ Long, nhiều tổ chức môi trường trong khu vực và trên thế giới đã tổ chức hàng loạt chương trình hỗ trợ, thu gom rác thải trên vịnh. Rác thải do các tổ chức này thu gom được đa số đều là phao xốp và các loại vật liệu nhựa không thể tái chế.

Đà Nẵng cũng nguy… Báo Công Thương kể: Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng - ông Huỳnh Đức Thơ - thừa nhận, TP. Đà Nẵng đang có nguy cơ “khủng hoảng rác”, chậm 1 ngày thì đường ngập rác, phố ngập rác, an ninh xã hội "vỡ trận". “Bãi rác Khánh Sơn chỉ chứa tối đa 230 ngày nữa là đầy. Từ nay đến đó Đà Nẵng sẽ làm được gì?”, ông Thơ nói và cho biết, trước mắt và khẩn cấp nhất là thực hiện nâng cấp bãi rác, bao gồm xử lý cho hợp vệ sinh, cải tạo bãi rác để có thể chứa thêm rác trong thời gian đợi nhà máy rác vận hành. Đối với dự án của Công ty CP Môi trường Việt Nam sẽ thúc ép tiến độ nâng cấp công nghệ để hoạt động lại với công suất 650 tấn/ngày. Sau đó tính đến các dự án tiếp thêm, hướng tới tổng thể bãi rác Khánh Sơn trở thành khu xử lý rác liên hợp.

Trong chương trình, nhiều đại biểu cũng quan tâm đến vấn đề xả thải ven biển, vấn đề xả thải do các quán tạm kinh doanh hải sản xả ra…

Báo Thanh Niên kể: Nguy cơ ô nhiễm vì bãi rác nằm đầu nguồn nước…

Nhiều năm nay, người dân ở tổ dân phố Tân Hương, TT.Đồng Lộc (H.Can Lộc, Hà Tĩnh) khổ sở vì bãi rác tập trung của thị trấn được quy hoạch nằm sát khu dân cư, khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn.

Theo phản ánh của người dân, năm 2009, bãi rác tập trung của TT.Đồng Lộc được quy hoạch với diện tích hơn 4.000 m2 nằm trên một quả đồi thuộc tổ dân phố Tân Hương. Hàng ngày, rác trên địa bàn được thu gom, đưa đến bãi rác để xử lý theo hình thức đốt và chôn lấp. Tuy nhiên, do bãi rác nằm cạnh khu dân cư, việc xử lý không bảo đảm, đặc biệt là mỗi lần đốt rác khiến mùi hôi thối xông vào khu dân cư, làm khổ người dân...

Anh Hải cũng cho biết, mặc dù người dân đã nhiều phản ánh bãi rác gây ô nhiễm môi trường lên chính quyền địa phương nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. “Theo quy định của nhà nước thì bãi rác phải cách xa khu dân cư nhưng khi quy hoạch bãi rác này, chính quyền đã bỏ qua quy định đó. Thậm chí bãi rác này còn nằm trên núi, đầu nguồn nước. Người dân chúng tôi lo sợ nguồn nước giếng đào và giếng khoan sớm muộn gì cũng bị ô nhiễm”, anh Hải nói.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.