Hôm nay,  

Quay Cóp Trong Mùa Thi

24/07/200000:00:00(Xem: 5378)
Bạn,
Sau ba đợt thi tuyển diễn ra từ 7/7/2000 đến 18/7/2000, mùa tuyển sinh đại học ở VN đã kết thúc. Theo quy định của bộ Giáo dục CSVN, mỗi thí sinh được quyền thi vào 3 trường đại học qua ba đợt thi, mỗi đợt cách nhau từ 3 đến 5 ngày. Do muốn được ngồi ghế giảng đường, khoác áo sinh viên, nhiều thí sinh yếu về năng lực học đã tìm mọi cách để “tiêu thụ” tài liệu trong khi thi, do đó có nhiều cô cậu bị giám thị bắt quả tang.

Theo báo Tuổi Trẻ, chỉ riêng trong đợt 1 có hơn 4,000 thí sinh vi phạm nội quy thi, trong đó có đến 2,830 thí sinh bị đình chỉ thi đợt, số còn lại bị cảnh cáo. Trong hai tuần qua, các báo quốc nội đã có nhiều phóng sự về những điều trông thấy ở mùa thi, nhất là nạn quay cóp. Mời bạn nghe vài câu chuyện theo lời kể của một phóng viên báo Văn Hóa.

Tại hội đồng thi của trường đại học (ĐH) X, cụm thi tổ chức ở trường Trung học cơ sở Trung Hoà, thầy P.Q.H (trong Ban chỉ đạo cụm thi) cho biết: Theo quy chế, thí sinh không được ra ngoài trong thời gian làm bài. Thế nhưng ngoại lệ lại không ít. Có em ôm bụng, em lăn ra cả nền phòng thi giám thị đành phải xử lý “mềm dẻo”. Trong số đó, nhiều em thực hiện việc soạn “phao”, ghi tóm tắt bài làm ngay tại nhà vệ sinh. Chiều 11/7, giữa giờ thi môn lịch sử, ban chỉ đạo đã kiểm tra đột xuất tại khu vệ sinh của trường và bắt quả tang 2 nữ thí sinh đang “quay bài”. Cả 2 đã cùng ký vào biên bản với chứng cớ rõ ràng.

Vẫn còn những trường hợp không xem được bài thi cố tình làm hỏng bài của bạn hoặc doạ dẫm, gây căng thẳng cho các thí sinh nghiêm túc. Đặc biệt, tại hội đồng thi trường Đại học KHXH&NV, có thí sinh đã ngang nhiên xé biên bản do giám thị vừa lập. Nhiều giám thị trông thi nghiêm túc đã bị các thí sinh ngỗ ngược này doạ nạt. Cô giáo N.K.A cho biết: có hôm ra khỏi cửa phòng thi phải tháo ngay phù hiệu và thay quần áo mới có thể ra đường về nhà. Còn thầy P.Đ.L, hội đồng thi trường B. đã bị ba bốn thí sinh đuổi theo ném đất đá và doạ đánh đập.

Cô giáo Trần T.A thu lài liệu của một thí sinh tại cụm thi trường Trung học Nghĩa Tân, em này đã có sẵn một lá thư dán vào cùng tài liệu: “Thầy ơi, ba năm em đều trượt. Tài liệu này bị giữ tức là cuộc đời em chấm hết”. Những lời van vỉ này thực có làm cho giám thị mủi lòng, tuy vậy cũng sẽ không thể là lá bùa thay thế cho quy chế thi cử.

Bạn,
Cũng theo ghi nhận của báo trên, mùa tuyển sinh năm nay, chính các giám thị cũng bị một sức ép thật khó xử. Chuyện “gửi gắm” con em, chuyện nhờ cậy tác động, thường xuyên bị ám ảnh. Nhiều giám thị đã tâm sự với phóng viên: Ngại nhất đi trông thi là gặp người quen, người thân vì rất khó xử khi bắt gặp những người này quay cóp trong khi thi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.