Hôm nay,  

Thù Lao Trong Cải Lương

15/03/200000:00:00(Xem: 5861)
Bạn,
Theo các báo Sài Gòn, sinh hoạt cải lương ở miền Nam ngày càng sa sút, nhiều đoàn hát đã phải ngưng hoạt động vì không còn kinh phí. Một điều nghịch lý là gần mười năm nay, cải lương càng xuống dốc thì tiền thù lao của các nghệ sĩ ngôi sao lại cứ tăng vọt, và theo lời của một số ông bầu thì chính chuyện trả thù lao cho các ngôi sao đã là nguyên nhân chính tạo nên tình trạng suy yếu của các đoàn, nhất là các đoàn thuộc hạng trung và các đoàn tỉnh. Hiện trạng này đã được báo Thanh Niên ghi nhận qua bài viết “nhức nhối chuyện cát-sê trong cải lương” qua trích đoạn dưới đây.

Những người yêu cải lương không khỏi đặt câu hỏi và mong tìm ra phương hướng giải quyết sự nhức nhối này. Không nhức nhối sao được khi mà các nghệ sĩ của nhà hát Trần Hữu Trang và đoàn Sài Gòn hưởng theo mức: hạng A từ 300 ngàn đồng-500 ngàn đồng/suất, hạng A 2 từ 100 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng/suất, diễn viên phụ công nhân hậu đài 30 ngàn đến 50 ngàn đồng/suất, nhưng nếu mời ngôi sao về tăng cường thì phải trả cho ngôi sao từ 4 đến 5 triệu đồng/suất. Còn tăng cường cho đoàn tỉnh thì hạng siêu sao cỡ như Vũ Linh từ 10 đến 20 triệu đồng/suất, cỡ như Kim Tử Long, Ngọc Huyền thì từ 4 đến 6 triệu đồng/suất, trong khi diễn viên chính chỉ lãnh 100 ngàn đến 150 ngàn đồng, diễn viên phụ, hậu đài chỉ 10 ngàn đồng. Mức chênh lệch hàng chục, hàng trăm lần như thế có phi lý chăng. Thậm chí chênh lệch ngay cả trong cùng hàng sao với nhau. Vở của đoàn T.N có cặp đào kép chính cùng là nghệ sĩ ưu tú, cùng lãnh huy chương vàng Trần Hữu Trang, nhưng kép thì cát sê đến 4 triệu đồng, còn đào thì chỉ 1 triệu đồng.

Sự phi lý có lẽ bắt đầu từ nguyên nhân bùng nổ của ca nhạc và video. Các ông bầu đại nhạc hội đã thử mời các ngôi sao cải lương về hát tân nhạc và thấy khán giả rất thích. Tất nhiên, các giọng ca này chất lượng ra sao thì ai cũng biết rồi, nhưng vì đáp ứng lòng ái mộ của khán giả, muốn thấy mặt nghệ sĩ, nên các giọng ca trở nên có giá. Cái giá đủ làm hoảng hốt giới nghệ thuật: 2 triệu đồng cho một bài hát 5 phút. Còn quay video thì 5-10 triệu đồng, bằng hình thức khỏi tập tuồng mà “mix” cho mau, có khi chẳng biết bạn diễn của mình là những ai. Với cái khung như thế, khi trở lại diễn cho cải lương, tự nhiên các sao đâm ra so sánh và đòi nâng giá cho bằng. Hậu quả là các đoàn và khán giả lãnh đủ, và cải lương đang ốm yếu lại còn phải bỏ tiền ra mua thuốc với giá sạt nghiệp. Các trưởng đoàn cũng phải bấm bụng mời các ngôi sao vì dù sao nghệ thuật vẫn cần những tên tuổi. Nhưng kinh doanh tên tuổi đến mức đó thì liệu có đúng với lương tâm của người nghệ sĩ" Có sao bảo rằng: Nhờ tôi mà đoàn hoạt động được thì tôi đáng lãnh thù lao cao. Thực tế, doanh thu cao của đoàn cuối cùng cũng dồn cho cát sê của ngôi sao, chứ anh em trong đoàn có tăng được bao nhiêu. Ngay cả video đang giãy chết mà các ngôi sao cũng không chịu hạ giá. Bởi thế các hãng sản xuất phải gỡ lại bằng cắt xén khâu này, khâu kia mỗi nơi một ít, rồi kéo kịch bản ra thành nhiều tập để bán băng. Kiểu làm này thì ai cũng thấy rõ tương lai của video đi về đâu.

Bạn,
Cũng theo ghi nhận của báo Thanh Niên, một hậu quả nữa là từ đó xuất hiện bệnh ngôi sao. Họ đã lấy cát sê làm thước đo tài năng. Đòi giá cao là chứng tỏ mình có tài hơn đồng nghiệp. Bệnh ngôi sao còn ở chỗ các nghệ sĩ tên tuổi nghĩ rằng chính mình ban ơn cho các ông bầu, các trưởng đoàn. Một số trưởng đoàn ngậm ngùi nói: Mình phải đi năn nỉ, cầu cạnh nghệ sĩ. Họ hát cho mình một tuồng như làm từ thiện vậy, năn nỉ tuồng thứ hai không được. Giá như các sao chịu lấy phân nửa mức cát sê hiện nay thôi thì đoàn chúng tôi có thể sáng đèn liên tục và giảm giá vé!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.