Hôm nay,  

Mời Nâng Ly Rượu Mừng

01/01/201909:44:00(Xem: 1809)

Hôm nay là ngày đầu năm, Thứ Ba 1/1/2019... và là những bữa tiệc tưng bừng tiễn đưa năm cũ để đón mừng năm mới.

Một ca khúc truyền thông được dân miền Nam hát để đón mừng năm mới là bản Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Ca khúc “Ly Rượu Mừng” bị nhà nước CSVN cấm hát suốt hơn bốn thập niên, và chỉ chính thức cho phép hát kể từ cuối năm 2016. Sau đây, chúng ta ôn lại nhân duyên này.
Bất kể bị nhà nước CSVN cấm từ hơn 4 thập niên, Ly Rượu Mừng vẫn là một ca khúc được hát khắp nơi tại Miền Nam VN, và rồi cả ở Miền Bắc VN.
Trong ca khúc này là lời chúc mừng đất nước vào xuân...
Ngày xuân nâng chén,
ta chúc nơi nơi...
Câu hỏi: Tại sao CSVN cấm hát bài Ly Rượu Mừng? Có phải vì nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã di cư từ Bắc vào Nam năm 1954? Hay vì đã bỏ chạy ra hải ngoại sau 1975?
Và một lần chạy đi, nhạc sĩ Phạm Đình Chương cũng không chịu quay về -- ngay cả, dù là về thăm nhà, thăm bạn (chớ chưa nói tới chuyện về tham dự Đaị Hội Việt Kiều)... Mà, tại sao nhạc sĩ Phạm Đình Chương không chịu rời California để quay về VN xin hát?
Bất kể như thế, và bất kể bị cấm... ca khúc Ly Rượu Mừng chắc chắn được nghe cả triệu lượt trên các trang web. Như thế, CSVN có cấm cũng vô ích. Đó là lý do, bây giờ phải chính thức cho nghe. Nhưng, người yêu nhạc có mấy ai nghe tới cơ quan có tên là “Cục nghệ thuật biểu diễn”?
Hình như không mấy ai. Nhưng cơ quan này đã cấm hát Ly Rượu Mừng hơn 4 thập niên.
Báo Thanh Niên có bản tin “Tiết lộ vì sao ca khúc Ly rượu mừng bị cấm hát 40 năm” trong đó giải thích rằng, chỉ vì 2 chữ thôi: “Giai điệu tự hào Xuân và tuổi trẻ cho biết chỉ vì chữ “đời lính” mà ca khúc Ly rượu mừng đã bị cấm hát 40 năm.”
Bản tin kể trong chương trình có tên là Giai điệu tự hào hồi tối 31.12.2016, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái nói: “Ly rượu mừng là ly rượu quá xứng đáng để tiễn một năm cũ đi.”
Vui kể gì nhỉ? Có phải lời khen nói lên chậm hơn 4 thập niên? Bản tin báo Thanh Niên kể:
“Một trong những lý do để ly rượu đó gây xúc động đến thế chính là nó đã từng bị cấm hát trong suốt 40 năm. Trong khi, trước lệnh cấm, theo nhà báo Nguyên Minh, đó là bài hát cực kỳ phổ biến ở miền Nam. Ca khúc phổ biến đến mức, cứ có xuân là phải có Ly rượu mừng. “Bài hát có những câu như bài vè. Nó nhắc và quy tụ hầu hết tầng lớp dân cư. Có anh nông phu lúa thơm hơi, người thương gia lợi tích, người công nhân ấm no, người binh sĩ lên đàng”, nhà báo chuyên mảng âm nhạc này nói.
Cũng theo nhà báo Nguyên Minh, chính việc nhắc tới người lính, tới từ “đời lính”, “binh sĩ” mà bài hát này đã không được hát suốt 40 năm. “Chính yếu tố người lính làm bài hát không được hát trở lại. Người lính là người lính nào?”, ông chia sẻ.


Ông Nguyên Minh cũng cho biết, sau này khi Phương Nam phim muốn ghi bài hát này, họ đã phải cùng gia đình tìm lại tất cả các tư liệu cũ liên quan đến bài ca. Rất may, trong những tư liệu đã quá cũ, gia đình tìm và thấy bản ghi chép, tư liệu cũ của ca khúc này. Qua đó, có thể xác định bài hát được sáng tác khoảng thời gian 1951-1953. Tư liệu cũng cho thấy đó là bài hát mà ông Phạm Đình Chương viết về người lính chống Pháp. Trên cơ sở đó, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã cấp phép cho bài hát được hát hồi đầu năm 2016. “Đó là bài hát về người lính chống Pháp. Bài hát cuối cùng đã được giải oan”, ông Minh nói.
Ly rượu mừng cũng đánh dấu một mốc về biểu diễn trong lịch sử âm nhạc nước ta. Nói đến Ly rượu mừng là nói đến ban hợp ca Thăng Long, ban hợp ca nổi tiếng nhất Sài Gòn. Ban hợp ca gồm 5 người: nhạc sĩ Phạm Đình Chương, bà Khánh Ngọc vợ ông, bà Thái Hằng vợ nhạc sĩ Phạm Duy, bà Thái Thanh và ông Phạm Đình Viêm. “Đây là một ban hát tiên phong những năm 1950. Với Ly rượu mừng lần đầu tiên có hát hợp ca, còn trước đó không hề có”, ông Nguyên Minh nói.”(ngưng trích)
Vâng, đúng là nhạc sĩ Phạm Đình Chương tham gia kháng chiến chống Pháp. Và đặc biệt là ông thất vọng với chủ nghĩa CS, thế là bỏ về thành, và rồi chạy vào Nam năm 1954... và rồi tỵ nạn sang Mỹ sau 1975. Thế là tác phẩm của ông bị cấm. Nhưng làm sao cấm nổi ca khúc Nửa Hồn Thương Đau và Ly Rượu Mừng? Bây giờ ông khuất núi rồi. Và nhà nước CS không cản nổi sức mạnh của ca khúc Ly Rượu Mừng. Xin mời độc giả đọc lời của Ly Rượu Mừng.
Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi
Mừng anh nông phu vui lúc thơm hơi
Người thương gia lợi túc
Người công nhân ấm no
thoát ly đời gian lao nghèo khó
á a a a
Nhấp chén đầy vơi
Chúc người người vui
á a a a
Muôn lòng xao xuyến duyên đời
Rót thêm tràn đầy chén quan san
Chúc người binh sĩ lên đàng
Chiến đấu công thành
Sáng cuộc đời lành
Mừng người vì nước quên thân mình
Kìa nơi xa xa có bà mẹ già
Từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa
Chúc bà một sớm quê hương
Bước con về hòa nối yêu thương
á a a a
Hát khúc hoan ca thắm tươi đời lính
Chúc mẹ hiền dút u tình
Rươu hân hoan mừng đôi uyên ương
Xây tổ ấm trên cành yêu đương
Nào cạn ly, mừng người nghệ sĩ
Tiếng thi ca nét chấm phá tô nên đời mới
Bạn hỡi, vang lên
Lời ước thiêng liêng
Chúc non sông hòa bình, hòa bình
Ngày máu xương thôi tuôn rơi
Ngày ấy quê hương yên vui
đợi anh về trong chén tình đầy vơi
Nhắc cao ly này
Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do
Nước non thanh bình
Muôn người hạnh phúc chan hòa
Ước mơ hạnh phúc nơi nơi....
Hương thanh bình dâng phơi phới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.