Hôm nay,  

Không Học Cũng Có Bằng

14/06/200400:00:00(Xem: 5146)
Bạn,
Trong thời gian gần đây, các cơ quan chức năng CSVN tại các địa phương đã phát giác nhiều viên chức, cán bộ xài bằng giả để hợp thức hóa chức danh, thăng tiến lên chức vụ cao hơn. Trong vô vàn loại bằng giả được công luận nêu tên, báo Thanh Niên ghi ra 3 loại như sau.
Loại có "bằng giả thật", loại dành cho thành phần không học, không cả thi. "Bằng giả thật" không nhiều, thường phải mua mới có và đang ngày càng ít đi.
Loại thứ 2, thường được gọi là "học giả bằng thật", nghĩa là có danh sách học có danh sách thi nhưng học và thi đều lấy lệ để "hợp pháp hóa" tấm bằng. Loại này cũng không nhiều lắm và cũng đang bị "thu hẹp" dần.
Còn loại thứ ba, có học hành chính quy, thi cử đàng hoàng, "học thật bằng thật", nhưng thực chất là giả. Đó là những cử nhân báo chí nhưng không biết viết báo, những cử nhân tiếng Anh nhưng không nói được tiếng Anh, những kỹ sư xây dựng không đọc được bản vẽ công trình... Loại bằng giả này là tương đối phổ biến. Người ta bảo cứ mỗi cái "phao thi" thì sản sinh ra một cái bằng giả. Và không chỉ có vậy, một nền giáo dục mà hướng học sinh vào "học tủ" để đi thi thì dù không có dùng "phao" cũng sẽ "gặt hái" được nhiều những bằng giả loại đó.

Vừa rồi phóng viên có một người quen nhờ xin việc cho một đứa em là kỹ sư điện. Phóng viên "gửi" anh kỹ sư điện đó cho một người bạn rất thân là giám đốc một công ty tư nhân chuyên thi công các công trình điện. Anh bạn nhận lời vui vẻ. Sau khi kiểm tra trình độ anh kỹ sư, ông bạn từ chối nhận người kỹ sư, giọng cũng rất vui vẻ: "Không được anh ơi, tôi có đưa một bản thiết kế bảo anh ta tính vật tư, nhưng anh ta không đọc được bản vẽ".
Nếu như doanh nghiệp nào, cơ quan nhà nước nào khi tuyển dụng, khi "đề bạt bố trí" nhân sự cũng căn cứ vào thực học chứ không chỉ căn cứ vào bằng cấp như anh bạn của phóng viên thì chắc rằng trên đất nước VN sẽ không còn các loại bằng giả. Nạn dùng "phao" thi, thậm chí nạn "dạy thêm, học thêm" (theo kiểu học tủ) cũng sẽ không có lý do tồn tại.
Bạn,
Báo TN viết tiếp: Sở dĩ các loại bằng giả vẫn có "giá trị" là vì vẫn có doanh nghiệp, vẫn có cơ quan nhà nước sử dụng những người có bằng cấp nhưng không có thực học. Nếu như tất cả các doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh để tồn tại, nếu như các cơ quan công quyền buộc phải hoạt động có hiệu lực và được giám sát chặt chẽ thì sẽ không có "đầu ra" cho những "sản phẩm giáo dục" kém chất lượng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.