Hôm nay,  

Nợ Mặc Nợ, Xài Cứ Xài

15/01/201700:00:00(Xem: 3558)
Bi thảm là như thế... Nợ công của Việt Nam đã vượt trần, nhưng cán bộ quyền chức và giới nhà giàu vẫn xài tưng bừng.

Báo Dân Trí ghi lời ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thắc mắc: Tại sao người giàu lại ra nước ngoài chữa bệnh đông như vậy?

Bây giờ mới thắc mắc? Chuyện đã xảy ra từ lâu rồi mà...

Bản tin Dân Trí ghi rằng tại Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2017, ông nêu ra một số câu hỏi cho ngành y tế:

-- Làm sao rút ngắn chênh lệch chất lượng y tế giữa các vùng miền, đặc biệt tiếp cận thông tin đến người dân, rất nhiều người không biết chế độ mình được hưởng.

-- Bao giờ sẽ giảm giá thuốc? Bao giờ tình trạng kháng kháng sinh để Việt Nam không còn ở top cao?

-- Muốn cho bác sĩ, ngành y tế toàn tâm toàn ý với người bệnh, không mong tới phong bì, phong bao, quà tặng thì làm sao lương bác sĩ phải khá hơn? 1 ca trực tiền công không bằng miếng vá xe làm sao sống nổi...

-- Làm sao để người nhà bệnh nhân không phải vạ vật, ảnh hưởng sức lao động ngày đi làm tối chăm người ốm, giờ 3 người nhà đi nuôi 1 người bệnh vừa vất vả, vừa lãng phí. Vậy làm cách nào để người nhà bệnh nhân không phải sống vật vã ở hành lang? Ngành y tế cần phải đưa ra giải pháp này.

-- Trong chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu, Việt Nam đứng 61/140, trong đó chỉ số y tế 81/140, giáo dục là 56/140. Đây là chỉ số rất quan trọng, tại sao chỉ số y tế lại thấp như thế?

-- Hệ thống y tế mới tập trung khám chữa bệnh, trong khi đó rõ là phòng bệnh hơn chữa bệnh, phòng ngừa thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Nếu làm tốt khâu phòng ngừa, quá tải cũng sẽ giảm đi nhưng người dân vẫn nghĩ có bệnh mới đi khám. Làm sao để tuyên truyền, thay đổi tư duy này?

-- Tại sao người giàu lại ra nước ngoài chữa bệnh đông như vậy? Hàng vạn người chữa bệnh Singapore, chúng ta mất bao nhiêu đô la? Ngành y tế phải tìm phương pháp để giải quyết vấn đề mất nguồn ngoại tệ lớn của đất nước.

-- Hiện tại hệ thống trạm y tế đã phủ khắp nhưng chưa có cơ chế hoạt động hiệu quả. Giờ trạm xá vắng hoe, nhiều bệnh viện tuyến dưới dù được đầu tư nhưng người dân vẫn vượt tuyến lên hẳn tuyến Trung ương. Giờ làm sao để mười mấy nghìn trạm y tế này hoạt động có hiệu quả, cơ chế nào? Bộ Y tế có giải pháp gì để người dân được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại những nơi này?

-- Tình trạng nhiều bệnh viện ở các thành phố lớn thường xuyên quá tải vì phải gánh người nhập cư, lân cận, nên thành ra bao cấp chéo cho người dân các nơi khác.... làm sao giải quyết mâu thuẫn?

-- Liên quan đến tỉ lệ bà mẹ tử vong khác biệt ở thành thị, nông thôn, tại sao tử vong ở nông thôn gấp 4 lần thành thị. Vậy Bộ Y tế có vai trò, trách nhiệm như thế nào trong vấn đề này?

-- Tại sao lại có nghiên cứu nói rằng Việt Nam tỉ lệ ung thư cao nhất có đúng không? Giờ quá trời ung thư, giải pháp nào?

Câu hỏi là một chuyện, ra nước ngoaì vẫn là đặc quyền của cán bộ.

Bản tin VOA tổng kết năm 2016 cho biết rằng, năm 2016 là “Năm cán bộ ra nước ngoài chữa bệnh...”

Trước tiên là chuyện ông Trịnh Xuân Thanh, hôm 28/12, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hậu Giang, nơi ông Thanh công tác trước đây, công bố quyết định kỷ luật khiển trách đối với bí thư và nguyên bí thư của tỉnh này vì “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy trình, quy định về công tác cán bộ”.

Ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, được cho là đang trốn ở nước ngoài, sau khi viện lý do “đi nước ngoài chữa bệnh” rồi biến mất. Ông Thanh bị cáo buộc là đã làm thất thoát hơn 3 nghìn tỷ đồng thời còn làm phó tổng giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Nghĩa là, chỉ có cán bộ phù phép cả ngàn tỷ đồng mới có dư tiền ra nước ngoài chữa bệnh (kể cả bệnh giả, bệnh thiệt)...

Bản tin VOA ghi rõ đó là chuyện tham nhũng, và vì các biện pháp đối phó với hiện tượng quan chức bị cáo buộc tham nhũng chạy ra nước ngoài hiện nay của Việt Nam là rất thiếu hiệu quả.

Bản tin thêm lời khuyên từ TS. Nguyễn Quang A rằng hãy khoan nói đến những vấn đề về dân chủ, chỉ cần giới lãnh đạo Việt Nam tuân thủ những yêu cầu cơ bản của luật pháp thì cũng đã đủ để có thể cải thiện công tác chống tham nhũng, vốn vẫn bị cho là luẩn quẩn và thiếu thực tế.

TS Nguyễn Quang A nói:

“Nó hoàn toàn phụ thuộc vào cách quản trị của những người cầm quyền. Nếu mà họ để cho cái gọi là pháp trị rất mạnh, tất cả mọi thứ đều minh bạch và có sự giám sát lẫn nhau, nếu những người Cộng sản Việt Nam họ học theo kiểu của Singapore chẳng hạn, thì tôi nghĩ rằng chắc chắn có thể cải thiện được rất nhiều tình hình chống tham nhũng”.

Than ôi...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kiều hối gửi về Sài Gòn tăng đều đặn… Trong khi đó, chính phủ Mỹ chính thức cho hàng không VNA bay thẳng sang Mỹ…
Hối lộ và nhận hối lộ tới bạc triệu đô… có thể thoát án tử hình bằng cách nộp lại tiền?
Vậy là chuyện hối lộ bạc triệu đô la ra tòa… Chuyện lạ xã hội chủ nghĩa. Có vẻ như phe phái thanh trừng nhau. Không biết có dính tới cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dung hay không.
Kinh tế Việt Nam đang nhập cảng tăng vọt hàng điện tử, máy tính, thiết bị máy móc…
Thị trường Việt Nam sẽ hưởng lợi nhờ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc? Sẽ có nhiều hãng xưởng Hoa Kỳ rời bỏ TQ để dọn sang VN?
Sản phẩm giả mạo là chuyện bình thường trên thị trường, bắt nhiều rồi cũng sẽ gặp nữa…
Thành phố Sài Gòn giáo dục giới tính sớm cho trẻ em vì sợ những tên dâm tặc quậy phá trẻ em…
Nhà nước hy vọng sẽ hốt bạc nhờ du lịch năm 2020.
Chạy đua nối mạng 5G nhưng chỉ sợ sập bẫy Hoa Vi…
Mắt thần giám sát… Sài Gòn sẽ có các camera giám sát khắp mọi nơi… Bản tin VOH kể rằng TP.SG sẽ lắp thêm hơn 10.000 camera giám sát đến năm 2025.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.