Hôm nay,  

Từ Biệt Thương Xá Tax

13/10/201600:00:00(Xem: 4074)
Tuổi của Thương Xá Tax xưa cổ hơn tất cả những người đang còn sống hiện nay. Chính xác, Thương Xá Tax đã hơn 130 tuổi.

Và Thương Xá Tax có nhiều kỷ niệm với dân Sài Gòn. Một thời bạn sinh ra, nhiều phần là được ba mẹ ẵm ra phố chơ, bước vào Thương Xá Tax, cho chạy lăng quăng dọc theo các hành lang thương xá.

Rồi tới thời đi học, những cặp tình nhân hẹn nhau nơi đây. Một lý do dễ hiểu: trời nắng gay gắt, bước vào Thương xá Tax là toàn thân mát rượi, dịu lòng ngày.

Hình ảnh Thương Xá Tax cũng vào văn học sử quê nhà rồi.

Nhà thơ Tô Thùy Yên có bài thơ “Chiều Trên Phá Tam Giang”... bài rất dài và xúc động, về hình ảnh cuộc nội chiến VN. Trong đó, có hình ảnh thương xá Tax, gợi nhớ trong bối cảnh Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, trích:

...Giờ này thương xá sắp đóng cửa
Người lao công quét dọn hành lang
Những tủ kính tối om
Giờ này thành phố chợt bùng lên
Để rồi tắt nghỉ sớm
(Sài Gòn nới rộng giờ giới nghiêm
Sài Gòn không còn buổi tối nữa)
Giờ này có thể trời đang nắng
Em rời thư viện đi rong chơi...

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã phổ thơ, ghi lại hình ảnh tuyệt vời khi chàng chiến binh nhớ về tình nhân một thời dẫn nhau đi dạo thương xá:

“… Giờ này thương xá sắp đóng cửa,
người lao công quét dọn hành lang,
giờ này thành phố chợt bừng lên để rồi ta nghỉ sớm.
Ôi Sài Gòn, Sài Gòn giờ giới nghiêm, ơi Sài Gòn, Sài Gòn giờ giới nghiêm,
ôi em ơi Sài gòn không buổi tối…”

Bây giờ, Thương Xá Tax đang bị đập phá.

Báo Người Lao Động kể rằng vào ngày 12-10, các đơn vị thi công đã bắt đầu tháo dỡ Thương xá Tax (quận 1, TP SG) để chuẩn bị xây tòa nhà mới tên gọi Satra Tax Plaza, cao 40 tầng. Tòa nhà sẽ được khởi công vào quý I/2017 và dự kiến hoàn thành vào năm 2020, cùng thời điểm tuyến metro số 1 của TP được đưa vào sử dụng.

Bản tin NLĐ ghi rằng Satra Tax Plaza là tòa nhà có lối vào kết nối với nhà ga của tuyến metro số 1; 2 tầng hầm dành cho trung tâm thương mại, siêu thị, dịch vụ, giải trí; 4 tầng hầm làm bãi đậu xe và có sân bay trực thăng. Theo Phó Tổng Giám đốc Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) Đoàn Hoài Minh, các giải pháp kiến trúc gần như giữ lại nhiều hình ảnh Thương xá Tax trước đây. Tất cả gạch mosaic ở các sảnh vào sẽ được gắn trở lại đúng vị trí cũ nhằm giữ nguyên vẹn hình ảnh trung tâm thương mại 130 năm tuổi này trong ký ức của người dân TP SG.

Cùng ngày, TP cũng bắt đầu di dời, đốn hạ, bứng dưỡng 51 cây xanh trong khu vực 1 gồm Công viên 23-9 và đường Phạm Ngũ Lão. Dự kiến tháng 5-2017 sẽ đốn hạ, bứng dưỡng 24 cây trong khu vực 2 gồm đường Lê Lợi và đường Hàm Nghi để kịp bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1).

Cũng nên nhắc rằng, Tự điển Bách khoa Mở ghi rằng, trích:


“Công trình kiến trúc nguyên thủy được xây từ năm 1880 thời Pháp thuộc ở trung tâm Sài Gòn tại góc đại lộ Charner và đại lộ Bonnard, gần tòa thị chính (hôtel de ville). Năm 1914 công ty Société Coloniale des Grands Magasins mở Grands Magasins Charner de Saigon (viết tắt là SGMC) đến năm 1924 thì khu nhà này được tái thiết và khuếch trương theo phong cách Art Deco đón tiếp khách hàng thượng lưu của đô thị lớn nhất Liên bang Đông Dương. Ngày 27 Tháng 11, 1924 khi tiệm bách hóa khai trương là một sự kiện nhộn nhịp đáng ghi nhớ của Sài Gòn được báo chí loan tin rộng rãi.

Tháng 10 năm 1925 tiệm bách hóa gắn thêm một hệ thống còi điện để kêu lên mỗi khi có tin mới từ chính quốc báo sang. Năm 1942 xây thêm lầu bốn, đập bỏ tháp đồng hồ và thay vào đó là bảng gắn dòng chữ GMC.

Sang thời Việt Nam Cộng hòa, Đại lộ Bonnard thay tên là đại lộ Lê Lợi và Đại lộ Charner biến thành đại lộ Nguyễn Huệ còn Grands Magasins Charner mãi tới năm 1960 mới chính thức sang tên là Thương xá TAX, với địa chỉ 135 đại lộ Nguyễn Huệ. Thập niên 1960, Tổng giám mục Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục ủy quyền cho Viện Đại học Đà Lạt mua lại Thương xá này, từ đó trở thành bất động sản của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Sau Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963, chính quyền mới tịch thu thương xá này vì cho rằng nó liên quan đến Dòng họ Ngô. Khu thương xá từ đó không còn thuộc một công ty mà do thương nhân mướn lại làm nơi buôn bán.

Sau năm 1975 với chính sách tập trung kinh tế, cấm tiểu thương, Thương xá TAX bị giải thể. Tòa nhà được giao về cho Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quản lý, không còn là địa điểm kinh doanh sầm uất, mặt bằng thỉnh thoảng được tận dụng làm không gian trưng bày các mặt hàng, máy móc công nghiệp do các đơn vị quốc doanh của thành phố sản xuất.

Đến năm 1978, trong bối cảnh thời bao cấp, Thương xá TAX trở thành một công ty quốc doanh mang tên "Cửa hàng Phục vụ Thiếu nhi Thành phố", người bán hàng được gọi là mậu dịch viên, có thắt khăn quàng đỏ như thiếu nhi để bán mặt hàng chính là đồ chơi cho trẻ em. Đến năm 1981, khu nhà này đổi tên thành "Cửa hàng Bách hóa Tổng hợp Thành phố" do Sở Thương Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sở hữu. Từ năm 1997, tòa nhà đổi tên thành "Công ty Bán lẻ Tổng hợp Sài Gòn" do Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) quản lý.

Năm 1998 tên TAX được phục hồi nhưng vào năm 2014 thì có lệnh giải tán Thương xá TAX với kế hoạch phá tòa nhà này đi để xây một cao ốc 40 tầng ở địa điểm trung tâm này. Ngày 12 tháng 10, 2016, quá trình đập bỏ khu Thương xá được bắt đầu tiến hành.”(ngưng trích)

Biết bao nhiêu là nước chảy qua cầu, bạn nhỉ...

Trân trọng từ biệt Thương Xá Tax, một thời của quá nhiều kỷ niệm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.