Hôm nay,  

Tiến Sĩ Giả, Tiến Sĩ Thật

17/01/201500:00:00(Xem: 3108)
Câu chuyện văn bằng Tiến sĩ mua chỉ với giá 9 triệu đồng như dường là chuyện biêt từ lâu, bây giờ mới khui ra.

Một lý do chuyện văn bằng dỏm cần có, mua bán dễ dàng, là vì cán bộ cần tới nó. Bởi vì, người dân thường không cần làm gì.

Thí dụ, văn bằng Tiến sĩ dỏm mua hàng chục triệu đồng mang nhãn hiệu Đại Học Singapore hay Đại Học Taipei... ra xin việc ở các doanh nghiệp quốc tế Sài Gòn là thua liền, vì bằng dỏm, tất nhiên tiếng Tây, tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Quan thoaạ, tiếng Nhật... kể như là bù thôi.

Nhưng khi cầm văn bằng này vào Ủy Ban Quận huyện ngồi, sẽ không ai kiểm chứng khả năng ngôn ngữ này cả.

Thông tấn Tuần Việt Nam kể rằng Phòng cảnh sát hình sự, công an TP.SG xác nhận “vừa bắt giữ 13 đối tượng trong đường dây sản xuất bằng giả với quy mô lớn. Ngoài sản xuất bằng cao đẳng, đại học giả, nhóm này còn sản xuất bằng thạc sĩ, tiến sĩ giả để bán cho khách ở khắp các tỉnh thành Bắc – Trung – Nam với giá chỉ 9 triệu đồng/bằng. Rõ ràng, chừng nào "cầu" vẫn nóng, thì còn xuất hiện nhiều những đường dây như vậy.”

Tuần Việt Nam đã đăng bài “Bằng Tiến sĩ 9 triệu và chuyện bổng lộc nhà nước” của nhà phân tích Phan Thế Hải đã nêu ra một thực trang nuôi dưỡng tình hình văn bằng dỏm:

“...Hiện tượng mua bán bằng cấp, chạy chức chạy quyền, đánh bóng tên tuổi có lẽ chỉ nảy sinh trong một môi trường vốn trọng “hư danh”, mà người ta lại không có nhiều sự lựa chọn, đành phải chen nhau vào hệ thống nhà nước, với một cuộc sống được đảm bảo không phải bằng lương mà là những khoản bổng lộc và đặc quyền trong một xã hội còn thiếu các thiết chế giám sát minh bạch.

Giá như hệ thống chức sắc trong các cơ quan công quyền không có bổng lộc, giá như các vị trí trong cơ quan công quyền không phổ cập đến bằng cấp, TS nọ, GS kia thì người ta chẳng phải chạy vạy học hàm học vị đến vậy...

...Nước Mỹ có quyền tự hào vì đã tạo ra môi trường mà những người như Edison, không có một tấm bằng dắt lưng vẫn có thể thành công và lưu danh hậu thế. Nếu chúng ta hướng tới một môi trường như vậy, lúc đó, hiện tượng háo danh, mua sắm bằng cấp sẽ không còn bức xúc như hiện nay.”(ngưng trích)

Trong các ý kiến dưới bài viết của nhà phân tích Phan Thế Hải có một số góp ý đáng chú ý.

Trích vài ý như sau:

- Rất nhiều ông tiến sỹ học thật, bằng thật thì cũng có đóng góp gì cho xã hội đâu, toàn những vị nông dân có kỹ năng thực tế có những cống hiến thực tế cho xã hội...

- Còn có loại bằng thật mà trình độ zero..

-- Tại sao các truong không đưa danh sách thi sinh được cấp bằng lên trang Website để các cơ quan kiểm tra, tra cứu là biết ngay. Ai giám mua nữa, Bộ giáo dục cần chỉ đạo ngay...

-- Tôi thấy tư duy của tác giả đơn giản đễ hiểu và rất thiết thực. Có điều bộ máy công quyền của ta hiện còn tồn tại tư duy con ông cháu cha/ con cháu các cụ cả... và ngày càng phình to thì khó mà hiểu nổi...

-- Bằng rởm còn không nguy hại bằng BẰNG THẬT mà CHẤT LƯỢNG RỞM...

-- thì những người như bố con ông Hải (Edion Việt Nam )được Campuchia phong tặng huân chương đấy, sao không sử dụng đi...

Khó vậy, khó vậy. Tiến sĩ giả, Tiến sĩ thật... Cơ quan công quyền không thi tuyển, chỉ dựa vào văn bằng và thế thần... là sẽ cứ mãi có chuyện văn bằng dỏm chen vai với văn bằng thiệt vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.