Hôm nay,  

Kinh Tế Xuống Dốc

02/11/201400:00:00(Xem: 3092)
Kinh tế Việt Nam đi về đâu?

Báo Infonet ghi lời một đaị biểu Quốc hội rằng “Nợ công tăng nhanh, Việt Nam đã tiêu hết tiền của 6 năm tới?”

Trong khi đó, Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn cho biết “Chỉ có trên 30% doanh nghiệp kinh doanh có lãi.”

Nghĩa là, xuống dốc hơn 2/3...

Infonet cho biết:

“Chưa kỳ họp nào các ĐBQH nhận được nhiều báo cáo, báo cáo chi tiết về tình hình nợ công từ Chính phủ như kỳ họp này. Nhưng báo cáo càng đầy đủ thì ĐB lại càng “không yên tâm” về tình hình nợ công.

Dù trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội chiều 30/10 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có phát biểu giải trình về tình hình nợ công và trấn an các ĐBQH “nợ công an toàn”, nhưng mối lo ngại nợ công tiếp tục được các ĐB nêu lên trong phiên thảo luận sáng 31/10.

Phát biểu tại phiên thảo luận, ĐB Nguyễn Đức Kiên (tỉnh Sóc Trăng), Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cũng đặt câu hỏi trước nỗi lo nợ công đang tăng nhanh. Theo ông, dường như chúng ta đã tiêu tiền nhiều hơn thu. Bằng chứng là kế hoạch 5 năm nhìn lại thì có tới 11 chỉ tiêu về tiêu tiền thì đạt, nhưng tổng chỉ tiêu sản xuất làm ra tiền lại không đạt.

“Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, cứ đưa ra chỉ tiêu để tiêu tiền để đảm bảo thứ khác thì có đảm bảo được tiền thu cho ngân sách Nhà nước hay làm cho nợ công tăng lên, phát hành trái phiếu tăng lên”- ĐB Kiên nói.

Càng không thể không lo khi 98% nợ công đầu tư cho phát triển, nhưng dễ dàng nhận thấy dư nợ công trong năm qua tăng nhanh về số tuyệt đối không có dấu hiệu giảm đi. Nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh trong khi nguồn thu không tăng. Thực tế trả nợ chỉ chiếm 14% trong tổng số 25% GDP khoản chi cho trả nợ, còn lại là đảo nợ. Kể từ năm 2011 Việt Nam đã bắt đầu phát hành trái phiếu Chính phủ để đảo nợ.

Trong chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia của Chính phủ, tới năm 2020 tỷ lệ nợ công là 65% GDP tới năm 2020, chứ ko phải 2015 đã đạt 64% tỷ lệ. “Như vậy có phải chúng ta tiêu hết tiền của 6 năm về sau không?”- ĐB Nguyễn Đức Kiên đặt câu hỏi...”(ngưng trích)

Trong khi đó, TBKTSG có bản tin:

“Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay chỉ có khoảng trên 30% doanh nghiệp kinh doanh có lãi.

Phát biểu tại phiên thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế xã hội 2014-2015 diễn ra vào ngày 31-10 tại hội trường Quốc hội, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đại biểu tỉnh Thái Bình cho biết, trong 485.000 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam tính đến hết tháng 10-2014, chỉ có trên 30% doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Trong 10 tháng đầu năm đã có gần 54.000 doanh nghiệp buộc phải ngừng hoạt động hoặc giải thế.”(ngưng trích)

Khó lắm chăng? Lỗi của ai? Của cơ sở kinh doanh, hay của cơ chế, hay của Đảng CSVN?

Có cách nào gỡ nút thắt kinh tế này chăng?

Hình như không ai ở Quốc hội chịu trả lời.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.