Hôm nay,  

Tội Đồ Là Thủy Điện

20/11/201300:00:00(Xem: 4313)
Bây giờ ai cũng thấy, sát thủ chính là thủy điện.

Báo Dân Trí kể:

“Phá rừng + thủy điện tràn lan = thảm họa!

(Công của thủy điện còn mờ mờ tỏ tỏ, trong khi tội đã được dân xác định rõ ràng. Đó là “cộng hưởng” với mưa làm cho lũ về quá nhanh và ngày càng hung dữ, khiến cư dân các vùng hạ lưu luôn bị đẩy vào tình cảnh bất ngờ, trở tay không kịp…”

Trong khi đó, báo Người Lao Động kể về thiệt hạị chính thức:

“Chỉ 3 ngày bị lũ đã có 41 người chết

Thứ Ba, 19/11/2013 10:28

Theo tin mới nhất từ Trung tâm PCLB Khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đến sáng 19-11, mưa lũ đã làm 41 người người chết (Quảng Nam: 4, Quảng Ngãi: 15, Bình Định: 18, Khánh Hòa: 2; Gia Lai: 1, Kon Tum: 1).

5 người mất tích (Quảng Nam: 1, Quảng Ngãi: 1, Bình Định: 1, Phú Yên: 1, Gia Lai: 1) và 93 người bị thương (Quảng Ngãi: 73, Quảng Nam 19 và Đà Nẵng: 1).

Trong khi đó, thiệt hại về tài sản cũng rất lớn, đã có 410 nhà đổ, sập, trôi (Đà Nẵng: 1, Quảng Ngãi: 205, Bình Định: 188; Phú Yên: 14, Khánh Hòa: 2); 1.271 nhà Nhà tốc mái, hư hỏng (Quảng Ngãi: 783 nhà; Bình Định: 484; Khánh Hòa: 4) và 425.573 nhà ngập lụt (Thừa Thiên - Huế: 11.390; Đà Nẵng: 32.792, Quảng Nam: 77.792; Quảng Ngãi: 201.858, Bình Định: 99.574, Phú Yên: 187; Ninh Thuận: 30)...”

Báo Thanh Niên có bản tin “Thủy điện giết sông: Những dòng sông chết dần mòn” trong đó đòi hỏi bảo vệ môi trường:

“Nhiều con sông ở Nam Trung bộ - Tây nguyên đang bị thủy điện giết dần giết mòn. Sông hấp hối còn con người thì điêu đứng.

“Mưa lũ thì nước sông dữ dội, nắng hạn thì dòng sông trơ đáy. Chuyện này trước đây đâu có. Từ khi thủy điện rộ lên, dòng sông hoàn toàn không còn như xưa nữa”, chú Tư Thừa, một người dân sống bên dòng sông Đăk Snghé (Kon Tum) trầm ngâm nói.

Thủy điện Thượng Kon Tum là thủy điện bậc thang thứ 5 trên hệ thống sông Sê San. Theo kế hoạch, năm 2014 dự án sẽ đưa vào vận hành cả 2 tổ máy. Dự án này nằm ở đầu nguồn Đăk Snghé, thuộc hệ thống sông Sê San.


Ông Nguyễn Thanh Cao, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, hiện là Chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Kon Tum, cho biết ông lo lắm về tác động của dự án thủy điện này. Khi mưa lớn, thủy điện xả lũ gây ngập úng, sạt lở ở khu hồ chứa và hạ lưu dòng Đăk Snghé. Tiếp theo, sau khi ngăn dòng Đăk Snghé, các dòng sông nằm ở hạ lưu trở nên thoi thóp. Theo thiết kế, nước trên sông Đăk Snghé khi qua Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum sẽ chảy về sông Trà Khúc (Quảng Ngãi). Trong khi Đăk Snghé là nhánh chính nuôi sông Đăk Bla và Sê San. Khi ngăn dòng xong, đoạn sông hạ nguồn tiếp giáp với dòng Đăk Bla dài gần 60 km sẽ bị giảm lưu lượng chảy, trơ đáy vào mùa khô...

Khi công trình thủy điện An Khê - Kanak tích nước vào mùa khô vừa qua, hàng ngàn héc ta cây trồng ở vùng hạ du Gia Lai, Phú Yên bị thiếu nước tưới và sinh hoạt. Và cũng kể từ khi thủy điện Sông Ba Hạ chặn dòng chính thức vào đầu năm 2006, cả dòng sông nằm dưới thủy điện Sông Ba Hạ dài hơn 100 km bị trơ đáy. Từ đây, nạn đào đãi vàng và khai thác cát trên sông Ba diễn ra ồ ạt.

Công ty TNHH thủy nông Đồng Cam (Phú Yên) cho biết, mực nước của đập Đồng Cam trên dòng sông Ba trong mùa khô này ở mức thấp nhất so với các năm, có lúc mực nước thấp dưới tràn 0,4 m, ảnh hưởng việc cung cấp nước tưới cho trên 15.000 ha đất nông nghiệp của các huyện: Phú Hòa, Tây Hòa, Đông Hòa và TP.Tuy Hòa. Theo công ty này, sở dĩ mực nước sông Ba xuống thấp nghiêm trọng trong mùa khô năm nay là do thượng nguồn sông Ba có nhiều hồ thủy điện tích nước, trong đó có thủy điện An Khê - Kanak lấy nước sông Ba nhưng lại đưa về sông Kôn làm cho mực nước hạ lưu sông Ba xuống thấp.”(ngưng trích)

Cả núi rừng lẫn con người đều thê thảm vậy.

Phảỉ làm sao đi chớ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.