Hôm nay,  

Tại Sao Sính Ngoại?

08/11/201300:00:00(Xem: 5865)
Trước tiên là nói chuyện sính ngoại làm hại kinh tế: việc làm của dân Việt Nam dựa vào lượng hàng hóa sản xuất, nếu người mua cứ mua hàng ngoại, tất nhiên đồng bào mình dẹp tiệm, thất nghiệp...

Rồi văn hóa nữa, nếu cứ sính ngoaị là kể như nhạc Việt cứ lai hoài nhạc Hàn quốc, nhạc Đài Loan, nhạc Nhật Bản... và dòng nhạc riêng biệt của Việt Nam -- từ một thời của Cung Tiến, Văn Cao, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Phạm Đình Chương, Lê Uyên Phương... cho tới Nhật Trường, Trần Tiến, Phạm Thế Mỹ... -- sẽ lui vào bóng tối của ký ức.

Báo Một Thế Giới có bài viết báo nguy với tựa đề “Khi “sính ngoại” trở thành “quốc nạn”...” trong đó ghi nhận về quan điểm của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng trong buổi tọa đàm mới vừa diễn ra với chủ đề “Định vị văn hóa tiêu dùng người Việt Nam.”

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã nêu vấn đề như sau:

“Hàng hiệu, thuốc ngoại, sữa ngoại, công nghệ ngoại… khiến Việt Nam đang tự đánh mất cơ hội trên chính mảnh đất của mình...

- 90 triệu dân, chúng ta mua quá nhiều thứ bằng ngoại tệ mà quên đi những thứ đó hoàn toàn có thể sản xuất được tại Việt Nam, chúng ta tự hào khi là nước xuất khẩu lúa gạo lớn nhất thế giới, nhưng không biết rằng số tiền bán lúa gạo không đủ mua ngô và đậu tương phục vụ chăn nuôi.

- Hàng trăm công ty dược phẩm, bào chế hàng ngàn loại thuốc, nhưng lại chưa có một mg Vitamin nào được sản xuất tại Việt Nam, người ta yên tâm với những gì cộp “nước ngoài”.


- Ta chi 700 triệu USD cho nghiên cứu khoa học, nhưng một tiến sỹ có trình độ, được đào tạo bài bản được trả 3 triệu đồng/tháng khi làm việc tại Việt Nam, ai sẽ về?

- Năm nào ta cũng phát hiện ra những chủng mới có thể phân tách làm vaxin, đa dạng sinh học nhưng rồi lại để đó, bao nhiêu trong số 700 triệu USD mang lại hiệu quả thực sự?

“Khoa học chứng minh không có gien văn hóa, văn hóa tiêu dùng phụ thuộc vào đường lối chính trị, vào dân trí, văn hóa bắt đầu bằng ý thức mỗi người và hơn cả bắt đầu bằng niềm tự hào về chính những hàng hóa mà mình tạo ra”...”(ngưng trích)

Có nên truy nguồn sính ngoạị hay không? Và lỗi từ ai đã cổ vũ thái độ sính ngoại chết người này?

Tại sao cả nước rủ nhau theo chủ nghĩa Mác Lê Mao rất là “đậm đà văn hóa sính ngoại”?

Tại sao rủ nhau phóng tay phát động Cải Cách Ruộng Đất mô phỏng kiểu anh Tàu một thời đầy máu và nước mắt?

Tại sao ướp xác ông Hồ để trưng bày ở lồng kính, triển lãm trong Lăng theo các mô hình chuyên gia Liên Xô, Trung Quốc... hướng dẫn?

Tại sao Cụ Hồ trước giờ chết cũng đòi nghe nhạc dân ca Tàu, để yêu cầu cô y tá Trung Hoa hát lên cho êm ái chuyến đi gặp các cụ Mác, cụ Lê...

Tại sao một cán bộ lãnh đạo đã chọn tên là Trường Chinh để theo gương anh Tàu đường xa vạn dặm đi hoài không tới?

Than ôi, sính ngoaị thôi thì bỏ đi. Trở về với dân tộc mới là bền vững... Hại vô cùng, thấy chưa?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.