Hôm nay,  

Đại Học VN Yếu Kém?

20/04/201300:00:00(Xem: 9625)
Tha hồ đổ thừa, khi có chuyện hiển lộ ra những yếu kém của nhà nước. Những lý do khách quan và chủ quan. Thí dụ, kinh tế suy yếu vì thế này, thế kia, giáo dục kém thế vì thế nọ, thế ni.

Nhưng thực tế là rất nhiều người tránh né sự thực. Không mấy ai dám đổ thừa đảng và nhà nước.

Mới nhất, một bản tin làm cả nước rất buồn là khi đại học VN không vào được danh sách 100 đại học hàng đầu Châu Á. Phải buồn chớ, vì đại học là kho chất xám, là nguồn trí tuệ tương lai của đất nước.

Đạị học mà lạng quạng, là cả nước tương lai sẽ đi kiêu chân xàng xê, nửa “thị trường,” nửa “định hướng xã hội chủ nghĩa,” thế là thê thảm nhé. Bây giờ là đổ thừa tiền.

Bản tin báo Tiền Phong viết:

“Đại học Việt Nam yếu vì thiếu tiền?

Theo công bố của tạp chí Times Higher Education (Anh) trong bảng xếp hạng 100 đại học hàng đầu châu Á, Việt Nam không có vị trí nào. Thông tin này không khỏi gây sốc cho những người trong cuộc...

Theo GS Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc ĐHQG HN, đây là đánh giá có uy tín thông qua các điều kiện thể hiện chất lượng. Vào được danh sách xếp hạng thì các trường có thể thu hút được người học từ trong nước và nước ngoài; đặc biệt, những người tự bỏ tiền đi học có thể dựa vào thứ hạng này để lựa chọn.

Trong các tiêu chí đánh giá của tạp chí này, theo ông Nhuận, tiêu chí nghiên cứu hoặc liên quan nghiên cứu chiếm tỷ trọng 60% hoặc hơn.

Ông Nhuận dẫn ví dụ, để vào được top 35 của thế giới, ĐH Quốc gia Singapore chi phí 1 năm là 1,5 tỷ USD trong khi đầu tư của ta cho một trường ĐH một năm là vài chục ngàn USD đến một vài triệu USD. Với chi phí như vậy, “ai lao tâm khổ tứ nghiên cứu khoa học để trường ĐH có đủ các công trình quốc tế?” - GS Mai Trọng Nhuận đặt câu hỏi.

GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD nêu vấn đề: ở nước bạn, người phụ trách 1 nghiên cứu sinh (NCS) được trả 100.000 USD/năm và người làm NCS cũng được nhận 2.500USD/tháng để yên tâm nghiên cứu, không kể tiền đi nước ngoài; trong khi, ở ta, người hướng dẫn NCS mỗi năm được trả hơn 1 triệu đồng/NCS thì làm sao ra được công trình khoa học.

Đó có phải là lý do năm 2012, số lượng của toàn bộ các công trình khoa học của các trường ĐH trên cả nước mới bằng số công trình khoa học của trường ĐH Chulalongkorn (Thái Lan), GS Hạc nói...”

Có thật như thế không? Đúng một phần thôi. Hãy xem trước 1975, xe hơi Ladalat đã được sản xuất tại Miền Nam với tỷ lệ nội hóa cao. Trong lúc đó, Thái Lan còn quờ quạng.

Hãy xem Cam Bốt năm 2010, cũng chế tạo được Angkor Car... kiểu riêng, kiểu tí hon, rất là yếu kém so với quốc tế nhưng cũng đủ để tự hào. Tại sao? Vì không có quốc doanh, mà chỉ là từ bộ óc của tư nhân: kiểu xe Angkor 333-2010 của nhà phát minh Nhean Phaloek.

Chưa hết, Kong Pharith, cựu giáo sư toán và vật lý, cũng chế tạo kiểu xe riêng, tuy chạy tốc độ chậm hơn xe Angkor nhưng cũng cho thấy cạnh tranh sẽ rất là gay gắt.

Tại sao thế? Có phải vì không tốt nghiệp đạị học nào từ Việt Nam? Chắc chắn 2 kỹ sư Cam Bốt này không có đủ tiền như các đại học Việt Nam. Có phải vì chế độ ưu đãĩ doanh nghiệp quốc doanh của VN đã giết chết mọi cạnh tranh, đè bẹp mọi sáng tạo.

Riêng về Đại Học, tại sao không thực sự cho đại học tư? Những đaị học dân lập hiện nay đang trên đà tan rã... Tại sao thế? Chì vì không phải ai muốn mở đại học cũng được, mà phải qua một thủ tục gạn lọc rất gay go, và những hàng rào kiểm soát đã làm cho mọi người nghẹt thở.

Báo Dân Trí hôm 27-2-2013 viết, khi báo động đại học ngoài công lập (NCL) trên đà tan rã:

“Theo GS Hoàng Xuân Sính - phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam, nên xem xét thật kỹ các quy chế ban hành cho các trường đại học NCL, cái gì không hợp lý, mất công, mất sức, tốn tiền, không cần thiết thì không đưa ra ép người ta phải thực hiện.”

Thế thì thua là phải. Không ai ngoài vòng tay của Đảng CSVN mà có quyền lớn mạnh được, chỉ vì nhà nước sợ xã hội dân sự.

Trời ạ... Doanh nghiệp cũng thế đấy, nếu không làm ăn kiểu “tư bản tay sai cán bộ” (hình như Mỹ gọi là tư bản bè phái hay tư bản thân hữu) thì đừng hòng lớn mạnh -- thậm chí, nhiều hình thức chỉ là “tư bản rửa tiền cho cán bộ” thôi.

Nói cho đúng bệnh nhé: Đảng và nhà nước sợ xã hội dân sự mạnh hơn, dù là doanh nghiệp tư hay đại học tư.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.