Hôm nay,  

Truyện Tranh Việt

19/06/201200:00:00(Xem: 8540)
Bạn thân,
Sẽ tới một thời trẻ em Việt suy nghĩ như Tây, Mỹ, Tàu? Đó là câu hỏi cần quan tâm, khi tình hình cho thấy rằng trên thị trường truyện tranh VN, chưa đến 1% truyện tranh ở VN có xuất xứ Việt.

Thông tin từ VietnamNet gọi đó là hiện tượng nhập siêu văn hóa. Bản tin báo động rằng, “Nhập siêu là cụm từ hay được sử dụng cho các ngành công nghiệp, hiếm dùng cho lĩnh vực văn hóa. Nhưng không khó để thấy Việt Nam hiện đang nhập siêu văn hóa rất mạnh, đặc biệt trong các lĩnh vực giải trí, nghe nhìn, phim ảnh, sách.... Truyện tranh chỉ là một trong số đó.”

Bản tin cho biết ngay cả trên thị trường phim ảnh và âm nhạc cũng thế. Chất liệu và tâm hồn Việt là cái gì hiếm hoi, mờ nhạt.

VietnamNet viết:

“Tại Việt Nam, từ sau thời mở cửa, văn hóa Âu Mỹ tràn vào chiếm lĩnh các lĩnh vực âm nhạc và điện ảnh những năm 90s. Nối gót sau đó là sự nổi lên của các bộ phim truyền hình Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc. Cuối những năm 90 sang đầu thế kỉ 21, làn sóng phim truyền hình Hàn Quốc, thời trang Hàn Quốc, bước vào giường ngủ của mọi gia đình cùng với các bà nội trợ. Cùng thời điểm này, truyện tranh Nhật Bản bắt đầu xây "đại lộ" cho mình từ các mũi nhọn như Doraemon, Bảy viên ngọc rồng, dũng sĩ Hesman, Thủy thủ mặt trăng... nhắm vào giới trẻ, kéo theo cả một trào lưu cosplay mạnh mẽ.

Tình trạng này đã kéo dài hơn 20 năm qua, Việt Nam tiếp tục nhập siêu các dòng sản phẩm văn hóa đại chúng, bao gồm: âm nhạc đại chúng, phim truyền hình, phim điện ảnh, sách và truyện tranh.... Xét trên lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật, có thể nói, chỉ có nhóm underground, múa đương đại Việt Nam và âm nhạc cổ điển trình diễn là đủ nội lực để không bị 'lép vế' so với nhiều quốc gia trên thế giới...

...Một nhà xuất bản thuộc hàng mạnh nhất về dòng sách thiếu nhi, truyện tranh như NXB Kim Đồng, mỗi năm cho ra đời khoảng 50 bộ truyện tranh nước ngoài mới, bên cạnh đó, truyện tranh Việt chỉ 2-3 đầu sách. Tỉ lệ này quả thật như muối bỏ biển. Nhưng vẫn còn có dấu hiệu tích cực hơn so với một số đơn vị khác như NXB Trẻ, TVN, Vàng Anh ... số truyện tranh nước ngoài gần như chiếm 100%.”

Có một vấn đề rằng, thời toàn cầu hóa, đúng rằng chúng ta đang sống với đủ thứ sản phẩm Tây, Tàu, Mỹ, Nhật... nhưng có thực sự vì văn hóa Việt không có gì đáng gìn giữ?

Có phải vì không có họa sĩ Việt Nam thích nghi cho thị trường này? Có phải vì VN không đaò tạo được các đạo diễn, các nhạc sĩ, các họa sĩ, và các nghệ sĩ nhiều lĩnh vực cần thiết cho nhiều lứa tuổi VN?

Không thể nói là không có nghệ sĩ thích nghi cho các thị trường mới... Bởi vì thời nào VN cũng có nhân tài.

Thêm nữa, có rất nhiều nghệ sĩ đi du học từ nước ngoaì về hẳn là có đủ tài năng và nhanh nhẹn để không bị làn sóng nhập siêu văn hóa đè bẹp. Vậy thì tại sao?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.