Hôm nay,  

Chống Ngập Nước Ở Sài Gòn

09/03/201200:00:00(Xem: 5315)
Bạn,
Theo báo cáo của Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước thành phố, địa hình TPSG nằm ở hạ lưu hai con sông lớn là Sài Gòn và Đồng Nai với gần 60% diện tích là vùng đất thấp, có mạng lưới sông rạch chằng chịt (7.880km sông, rạch chính). Ngoài ra, vấn đề lún sụt đất do khai thác nước ngầm quá mức, triều cao, lũ từ các sông lớn hoặc kết hợp giữa mưa, lũ và triều cường cao khiến cho TPSG thường xuyên bị ngập. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Trong thời gian qua, cơ sở hạ tầng chưa được phát triển tương ứng, hệ thống thoát nước vừa thiếu,vừa không đủ năng lực dù TPSG đã nâng cấp, đầu tư mới từ nhiều nguồn vốn.
Để giải quyết vấn đề thoát nước, chống ngập, TPSG đã xây dựng 2 quy hoạch liên quan đến vấn đề tiêu thoát nước cho TPSG do Jica lập và được phê duyệt năm 2001. Quy hoạch này là cơ sở chính cho các công trình thoát nước hiện đang xây dựng tại TPSG. Các công trình này chủ yếu tập trung vào việc giải quyết tiêu thoát nước do mưa và xử nước thải cho vùng nội thành cũ.
Ông Hồ Long Phi, Giám đốc Ban Quản lý dự án chống ngập nước TPSG, cho rằng: Tình trạng ngập ở các quận nội thành TPSG tuy đã giảm đáng kể nhưng tất cả các dự án hiện có đều thiên về giải pháp công trình với mức độ bảo vệ hữu hạn, do đó dễ bị tổn thương khi đối phó với các biến cố vượt thiết kế. Các dự án này thiếu hẳn sự đồng bộ trong triển khai, thậm chí mâu thuẫn trong giải pháp. Trong khi đó, hiện nay lại xảy ra nhiều yếu tố bất định khó có thể lường trước được như: Nhiều cơn mưa có vũ lượng lớn, tình trạng lún, lũ thượng nguồn, nước biển dâng... Vì vậy, để kiểm soát tình trạng ngập lụt ở đô thị như TPSG, cần đánh giá các rủi ro thông qua các phương án chiến lược và kịch bản đầy đủ, không thiên lệch về phía giải pháp công trình.

Đồng quan điểm này,ông Michel Tonneijck, chuyên gia thủy lực DHV Hà Lan nhấn mạnh: Vấn đề ngập nước đô thị không chỉ có TPSG mà trên thế giới còn có một số nước cũng xảy ra như Jakarta (Indonesia), Bangkok (Thái Lan)... đã gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế. Do đó, để giảm thiểu những tác động hiện tại và sau này, cần phải cân bằng giữa biện pháp trực tiếp (công trình) chống ngập và các phương pháp xây dựng ý thức chung (phi công trình).
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, các chuyên viên phân tích rằng để giảm thiểu rủi ro do tình trạng ngập nước cần phải kết hợp các giải pháp mang tính tổng hợp như: Quản lý hệ thống sông đầu nguồn, không gian cho sông, hồ chứa thượng nguồn, chuyển hướng dòng chảy thượng nguồn; xây dựng các công trình ngăn triều ở hạ nguồn, đê và các cống ngăn triều, cải thiện khả năng tiêu thoát nước của hệ thống kênh và sông ngòi. Kiểm soát mực nước ngầm; kiểm soát sử dụng đất. Xây dựng và sử dụng các công trình có khả năng chống ngập tốt hơn, chẳng hạn làm đường cao hơn, các ống tuynel có khả năng tránh ngập...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.