Hôm nay,  

NGẬM NGÙI CHỢ TẾT

25/01/201200:00:00(Xem: 3071)

NGẬM NGÙI CHỢ TẾT

Bạn,

Theo báo Sài Gòn, trong dịp Tết Nhâm Thìn 2012, tại Sài Gòn, nhiều giáo viên chỉ được thưởng Tết khoảng 50-60 đô, với số tiền quá ít ỏi giưã lúc giá cả leo thang, nhất vào dịp Tết, khiến nhiều gia đình giáo viên đón Tết phải gói ghém mọi khoản chi tiêu trong bữa chợ Tết như câu chuyện sau đây trích từ báo SGGP. 

Với 900 ngàn đồng (khoảng 45 đô) thưởng tết của thành phố, cộng 300 ngàn đồng (khoảng 15 đô) mà nhà trường cố gắng có thưởng tết cho anh em giáo viên đỡ chạnh lòng... Vậy là bữa chợ ngày tết của cô giáo có 10 năm thâm niên ở ngôi trường tiểu học giữa lòng TPSG đắt đỏ tất tần tật phải gói ghém trong chừng ấy.

Ngày cuối năm nhận được tiền thưởng, cô hớn hở về chở con đi chợ sắm sửa chuẩn bị cho ngày tết. Niềm vui chưa trọn vẹn một giờ đã vụt tắt khi đối mặt với bài toán tăng giá, số tiền thưởng còm cõi của nghề giáo chẳng biết mua món nào, bỏ món nào cho ngày tết đủ đầy. Đến cận ngày mới đi sắm sửa đã quàng lên vai người thầy thêm gánh nặng giá mặt hàng nào cũng mắc hơn ngày thường. Chọn mua 2 bộ đồ cho con đã hết gần nửa gói kinh phí. Cô tính toán: hạt dưa, bánh, mứt năm nay đều lên giá nên chỉ dám mua tượng trưng cho có hương vị ngày tết trong nhà trong cửa. Rồi nấu thêm nồi thịt kho, canh khổ qua để cúng ông bà đã hết sạch tiền thưởng, có muốn đơn giản hơn nữa cũng không thể. Có lẽ nhà giáo là những người có bữa chợ ngày tết đơn sơ nhất.

Nhiều giáo viên tâm sự, họ lo đến những ngày lễ tết vì trong những ngày này gánh nặng cơm áo càng rõ ràng hơn bao giờ hết, tránh sao cho khỏi chạnh lòng. Bữa nay nghe công nhân ngành này than thở vì chỉ được thưởng tết vài ba triệu đồng. Hôm sau đọc báo thấy ngưỡng mộ các bác thợ điện được thưởng tết vài chục "chai", rồi khao khát khi có công ty thưởng tết lên đến vài trăm triệu đồng... Đã chọn nghề giáo, có mơ cũng không ai dám nghĩ đến những điều viển vông ấy nhưng thực tế cơm áo vẫn không đùa với... nhà giáo bao giờ. Ngày thường phải vật lộn để cân bằng đồng lương ít ỏi với cuộc sống nhiều lo toan. Ngày tết của nhà giáo càng buồn hơn, khi những đồng nghiệp ở vùng sâu vùng xa phải đón năm mới trong điều kiện bữa cơm tươm tất trở thành điều xa xỉ. Phần thưởng cho cả năm miệt mài đứng trên bục giảng chỉ là cặp bánh tét, 0,5kg hạt dưa hay bịch bột ngọt...

Bạn,

Báo SGGP cho biết, nhiều thầy cô trông chờ vào lời hứa "năm 2010 giáo viên sẽ sống được bằng lương" của lãnh đạo ngành chức năng năm nào. Dù đã quá hạn 2 năm nhưng mục tiêu ấy vẫn xa tít tắp. Đồng lương vẫn ít ỏi, thậm chí nhiều nơi còn nợ lương, phụ cấp cho giáo viên hàng tháng trời. Và những ngày tết gần kề, các "kỹ sư tâm hồn" vẫn phải đón một cái tết nhiều thiếu thốn.

Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên chính là chăm lo cho sự nghiệp trồng người hiệu quả nhất. Mong sao bữa chợ ngày tết 2013 của giáo viên sẽ sung túc hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.