Hôm nay,  

Người Mẹ Ở Làng Sos

25/03/200000:00:00(Xem: 6885)
Bạn,
Câu chuyện kể với bạn trong lá thư này là chuyện về những cô giáo tại làng SOS Nha Trang, một trong 10 làng SOS tại Việt Nam do các tổ chức từ thiện quốc tế tài trợ kinh phí. Những đứa trẻ trong làng phần lớn là mồ côi hoặc bị cha mẹ bỏ rơi, còn các bà mẹ nuôi dưởng trẻ là các cô giáo trẻ, những người đã yêu thương các trẻ bất hạnh bằng cả tấm lòng. Theo tổ chức tại các làng SOS, mỗi cô giáo là chủ một ngôi nhà có từ 5 đến 10 trẻ, và tất cả trẻ đều gọi cô giáo bằng tiếng Mẹ rất thân thương, rất gần gũi. Mời bạn đọc một vài đoạn viết về các bà mẹ của làng SOS này, dựa theo phóng sự của một phóng viên báo Tuổi Trẻ.

Con chào dì, con chào chú... Vừa bước chân vào cổng làng, bạn có thể nhìn thấy những đứa trẻ dù lên hai hay mười tuổi đều khoanh tay lễ phép chào bạn như thế. Đó là những đứa trẻ ở làng SOS Nha Trang. 14 ngôi nhà của làng đây đó vang lên tiếng đọc bài, tiếng trẻ nô đùa như một gia đình nhỏ. Nơi đó có những phụ nữ rất trẻ chưa một lần lập gia đình nhưng đang là mẹ của gần chục đứa con từ muôn phương đến.

Tại ngôi nhà mang tên Chích Chòe, có một thằng bé đen như cột nhà cháy, nước mắt đang chực trào ra, đôi mắt như muốn nói điều gì đó. Nó và chị nó từ làng của người dân tộc ở Khánh Vĩnh mới vào ngôi nhà được hai ngày, không nói chuyện với ai; cha của chúng vừa mất, mẹ bị mù. Những ngôi nhà khác cũng thế, đều có những mãnh đời thiếu tình thương cha mẹ, và được đưa về đây từ những vùng quê hẻo lánh hay từ rừng núi xa xôi. Cô giáo Phan Thị Lan kể chuyện về đứa bé tên Liệt: Tội nghiệp, cháu Liệt một ngày đi vệ sinh tới năm sáu lần. Tưởng cháu đau bụng, hóa ra là cháu thích cái bàn cầu vì ở quê cháu chưa bao giờ nhìn thấy. Cô giáo Lan nói mà nước mắt chạy dài trên má. Cô kể về “đứa con” lớn thứ hai của ngôi nhà là bé Kim Yến: bố mất, mẹ đi lấy chồng, Yến ở với bà nội. Mẹ Yến nói với cô giáo Lan: Mẹ ơi, con học biết chữ sẽ viết thư cho bà nội. Bà Nội con tên là Hạo Bích, mẹ nhớ để nếu mai mốt con quên thì mẹ nhắc. Kể đến đó, cô giáo Lan lại khóc.

Tại làng SOS, ngôi nhà nào cũng dán thời khóa biểu dành cho cả mẹ và bầy con: 5 giờ thức dậy, vệ sinh cá nhân, tập thể dục. 6 giờ mẹ nấu thức ăn sáng, các con phụ mẹ quét nhà, chà buồng tắm. 7 giờ đi học. Cứ thế cho đến tối, mọi giờ khắc đều có mẹ, có con ấm áp. Thăm làng, bạn sẽ thấy những ánh mắt đượm niềm vui, và cả nỗi buồn của các cô giáo mang thiên chức mẹ dành cho những đứa con không may. Cô giáo trẻ Huỳnh Nguyễn Anh Thư, người mẹ ngôi nhà Họa Mi, tâm sự với phóng viên: Mình chưa một lần làm mẹ nên ban đầu còn nhiều ngỡ ngàng. Tâm hồn các cháu dễ bị tổn thương hơn những đứa trẻ khác nên phải vừa làm mẹ vừa làm cha nữa. Anh Thư kể về bé Quỳnh, bé Quyên khóc đòi “con về với mẹ con”, vào lúc đó, cô giáo trẻ này phải vừa tỏ ra nghiêm khắc như một người cha, vài phút sau lại dỗ dành bằng vai trò của người mẹ vì cô biết rằng điều cháu muốn thật khó làm vừa ý cháu. Tuy thế, Anh Thư nói rõ lòng mình: “Bao giờ mình cũng muốn cho các con quay về cội nguồn. Mình luôn luôn tạo hình ảnh tốt về bố mẹ, ông bà cho các con.” Điều đó nằm trong mong ước của cô: Nếu cuộc sống có nhiều điểm tựa thì sẽ khó sa ngã.

Bạn,
Làng SOS Nha Trang hiện nuôi dưỡng 70 trẻ, trong đó có 24 trẻ người dân tộc thiểu số. Theo lời của ông trưởng làng, những cô giáo vào đây không phải vì sự ràng buộc vật chất. Trước đây, họ là những giáo viên, công nhân, có người đã vào chánh ngạch, song mẫu số chung là lòng yêu thương con trẻ. Có nghe các em bé gọi cô giáo bằng tiếng Mẹ thân yêu mới thấy được cái tình tại ngôi làng này, ở đó đã sáng ngời lên hình ảnh mẹ hiền của trẻ thơ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.