Hôm nay,  

Tan Hoang Suối Vàng

14/04/200800:00:00(Xem: 3530)

Bạn,

Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, có con suối  mà theo cách gọi của người   sắc  tộc  là suối  Dadeung,  và dân địa phương gọi là suối Vàng.  Con suối  này bắt nguồn từ đỉnh Bidoup về đến địa phận xã Lát (huyện Lạc Dương) thì nhập vào hồ Đan Kia. Đây không chỉ là nguồn cung cấp nước cho hơn 200  ngàn gia đình cư dân thành phố Đà Lạt, hàng ngàn  gia đình dân huyện Lạc Dương mà còn là thắng cảnh du lịch được tỉnh Lâm Đồng kỳ vọng sẽ trở thành vùng du lịch  trong tương lai.  Thế nhưng, từ tháng 8-2006, dòng suối hiền hòa  này đã  bị   các chủ khai thác cát cho cày nát đến tan hoang  như ghi nhận của báo SGGP qua đoạn ký sự như sau.

Những ngày đầu tháng 4-2008, trong vai nghiên cứu lâm sinh và nhờ sự dẫn đường của một  chuyên viên kiểm lâm thuộc Vườn Bidoup- Núi Bà, phóng viên đã làm cuộc thực địa dọc theo dòng suối này và đã chứng kiến sự thô bạo của bàn tay con người đối với thiên nhiên thơ mộng.

Đi qua UB xã Lát khoảng 1km, con đường mòn lâu đời của người Cill bản địa dẫn dọc theo suối Dadeung đã bị cày nát. Trên đường dẫn vào rừng, hàng chục xe tải hai cầu chở cát và sỏi phóng bạt mạng về Đà Lạt và trung tâm huyện Lạc Dương. Anh L.T, nhân viên kiểm lâm, cho biết: "Ngày nào tôi cũng phải đi qua đây để vào trạm Cổng Trời và đều phải chứng kiến cảnh này. Mỗi ngày có khoảng 40- 50 lượt xe tải chở vật liệu ra khỏi rừng".

Bọc kín máy ảnh vào người, phóng viên lần theo bờ suối gần 2km vào sâu trong rừng và chứng kiến hàng chục xe tải các loại đang đậu chờ lấy hàng. Dưới lòng suối, chủ khai thác đóng bè mang cả máy múc, máy bơm xuống suối liên tục đào, bơm cát lên các xe đậu sẵn. Cả một đoạn suối dài gần 2km đã bị nắn dòng, đào nham nhở, lấn sâu vào bờ hàng chục mét. Cách hiện trường chưa tới 1km phía hạ lưu, hồ Đan Kia - suối Vàng đục ngầu bùn đất. Anh C., công nhân của Công ty Asuzac (doanh nghiệp nước ngoài được UB tỉnh Lâm Đồng cấp phép trồng rau ở khu vực này ) cho  phóng viên biết: "Mỗi xe cát hoặc đá được chủ mỏ bán tại hiện trường với giá 400 ngàn đồng, bao nhiêu xe vào mua cũng có. Công ty chúng tôi khi vào làm ăn ở đây cũng phải chung tiền đường với chủ mỏ mới được vận chuyển vật tư vào".

Bạn,

Phóng viên báo SGGP mô tả  rằng nhìn từ đỉnh núi, dòng Dadeung hiền hòa, thơ mộng đã bị cày xới, băm nát đúng nghĩa trong tiếng ầm ào của một đại công trường. Nhiều  gia đình cư dân làm vườn cạnh suối cho biết, đây là khu vực đã từng xảy ra lũ ống, lũ quét trong các mùa mưa rừng. Và hiện nay, cả một vùng thượng nguồn suối Vàng vẫn đang hàng ngày bị băm nát và theo như lời  một phó chủ tịch xã, thì "chủ cơ sở ngang nhiên khai thác tan hoang vùng suối Dadeung chắc chắn phải có một chỗ dựa nào đó."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kiều hối gửi về Sài Gòn tăng đều đặn… Trong khi đó, chính phủ Mỹ chính thức cho hàng không VNA bay thẳng sang Mỹ…
Hối lộ và nhận hối lộ tới bạc triệu đô… có thể thoát án tử hình bằng cách nộp lại tiền?
Vậy là chuyện hối lộ bạc triệu đô la ra tòa… Chuyện lạ xã hội chủ nghĩa. Có vẻ như phe phái thanh trừng nhau. Không biết có dính tới cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dung hay không.
Kinh tế Việt Nam đang nhập cảng tăng vọt hàng điện tử, máy tính, thiết bị máy móc…
Thị trường Việt Nam sẽ hưởng lợi nhờ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc? Sẽ có nhiều hãng xưởng Hoa Kỳ rời bỏ TQ để dọn sang VN?
Sản phẩm giả mạo là chuyện bình thường trên thị trường, bắt nhiều rồi cũng sẽ gặp nữa…
Thành phố Sài Gòn giáo dục giới tính sớm cho trẻ em vì sợ những tên dâm tặc quậy phá trẻ em…
Nhà nước hy vọng sẽ hốt bạc nhờ du lịch năm 2020.
Chạy đua nối mạng 5G nhưng chỉ sợ sập bẫy Hoa Vi…
Mắt thần giám sát… Sài Gòn sẽ có các camera giám sát khắp mọi nơi… Bản tin VOH kể rằng TP.SG sẽ lắp thêm hơn 10.000 camera giám sát đến năm 2025.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.