Hôm nay,  

Sài Gòn Ngập Nước

02/10/200800:00:00(Xem: 3454)
Bạn,

Theo báo Tuổi Trẻ,danh mục chính thức về số địa điểm ngập nước trên địa bàn TPSG do Sở Giao thông công chính (nay là Sở Giao thông vận tải - GTVT) thống kê từ đầu năm 2008 kết thúc ở một con số hết sức tròn trĩnh: 100. Trong đó có 54  điểm ngập do mưa, 12 điểm ngập do triều và 34 điểm ngập do mưa kết hợp với triều. Và trong gần 2 tháng qua, người dân  thành phố Sài Gòn đã liên tiếp hứng chịu những đợt ngập ngoài sức tưởng tượng. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận thực trạng này như sau.

Về các  địa điểm bị ngập, nếu chia theo địa bàn phân bố thì có thể thấy điểm ngập xuất hiện rộng khắp ở các khu vực cả nội thị, vùng ven lẫn ngoại thành, chỉ thiếu quận 3, quận 4, quận 9 và huyện Cần Giờ. Chỉ riêng khu vực nội thành đã có tới 66 điểm ngập phân bố dọc bốn lưu vực chính gồm Hàng Bàng (28 điểm), Tân Hóa - Lò Gốm (15 điểm), Nhiêu Lộc - Thị Nghè (17 điểm) và Tàu Hủ - Kênh Đôi - Kênh Tẻ (6 điểm). Đáng chú ý là có đến 77.3% số lần ngập hằng năm xuất hiện tại hai lưu vực Hàng Bàng và Tân Hóa - Lò Gốm. Quan sát trong những năm gần đây cho thấy mỗi trận mưa lớn kéo dài trên 30 phút với lượng mưa khoảng 60mm là điểm ngập đồng loạt xuất hiện, mặc dù có đến hai tiểu dự án kết hợp chống ngập với cải thiện môi trường bằng nguồn vốn ODA tại hai lưu vực này. Trong đó, khu vực bến xe Chợ Lớn - chợ Bình Tây, bùng binh Cây Gõ - Minh Phụng là những địa chỉ ngập nặng, ngập triền miên.

Ở các quận vùng ven, bức tranh ngập nước cũng chưa có dấu hiệu cải thiện.  Cư dân Lê Chí Hùng (nhà ở đường Ba Tơ, quận 8) cho biết công ty anh ở quận 3 nên ngày hai lượt đi về qua đường Phạm Thế Hiển. Chỉ cần ngang qua cầu Chà Và, nhìn mực nước kênh Tàu Hủ là biết đường Phạm Thế Hiển sẽ ngập ở đoạn nào, sâu bao nhiêu. Tại các quận huyện ngoại thành tình hình cũng không mấy sáng sủa. Sau những cơn mưa hoặc lúc triều cường, người đi đường từ nội thành ra chỉ cần vượt qua được cầu Bình Triệu là lọt ngay vào điểm ngập Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức).

Lướt qua danh mục những điểm ngập do cơ quan chức năng  thành phố công bố không khó để nhận ra còn nhiều điểm ngập khác chưa được đề cập. Nếu hỏi người dân, chắc chắn danh mục những điểm ngập sẽ còn được nối dài vượt xa con số 100 điểm theo thống kê của cơ quan chức năng.

Bạn,

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, "bức tranh ngập"  của  thành phố Sài Gòn vốn "đã loang lổ" là vậy và những diễn biến gần đây cho thấy tình hình càng có chiều hướng bi đát hơn.  Phải nhắc đến đầu tiên là trận ngập kỷ lục chiều 1-8. Gần như toàn bộ hệ thống giao thông của thành phố bị tê liệt, người dân vật lộn với mưa trên trời và nước dưới chân. Mới đây nhất là đợt triều cường giữa tháng chín đã "đánh gục những ý nghĩ lạc quan nhất về hiệu quả chống ngập của hàng ngàn người dân sống và... bơi dọc theo nhiều tuyến đường.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuần này sẽ có rằng tháng 7, Đại Lễ Vu Lan
Phần nhiều trong thế hệ chúng ta đều trải qua những gian nan phận đời
Chuyện lạ: Bán xe máy phải... xác nhận độc thân
Trung Quốc đã bất chấp luật pháp Quốc tế để đem tầu Hải Dương 8 vào thăm dò dầu khí bên trong vùng Đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam
Mưa lũ, bão táp gây nhiều thiệt hại… Bản tin VOH kể về trường hợp: Đánh chìm sà lan, xếp 10.000 bao tải cát cứu đê biển.
Bắt tại trận… đang nhận hối lộ… Nhưng đây là cấp huyện, chưa lên cấp cao.
Tiền từ Hoa Lục đổ vào Việt Nam ào ạt… đầu tư tăng vọt từ TQ chắc chắn là điều quan ngại cho tương lai.
Cũng trong tháng 8 là những ngày để dân tộc Nhật Bản tưởng niệm hai quả bom nguyên tử rơi vào hai thành phố Nhật
Giao thông thông minh… chuyện này khó hiểu. Có thể là điều hướng giao thông qua máy vi tính?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.