Hôm nay,  

Gà Vượt Biên, Nhập Lậu

17/12/200800:00:00(Xem: 2813)
GÀ VƯỢT BIÊN, NHẬP LẬU
Bạn,
Theo  báo Sài Gòn, trong vòng 2 tuần trở lại đây,hoạt động buôn gà lậu ở vùng biên giới Việt-Hoa, nằm trong địa phận tỉnh Lạng Sơn rầm rộ trở lại vì chỉ còn hơn 1 tháng nữa là Tết Nguyên đán, vụ làm ăn chính của dân buôn lậu. Lực lượng chống buôn lậu đã bắt giữ hàng chục vụ, hàng chục tấn gà nhưng gà lậu vẫn đang ùn ùn tràn vào nội địa. Báo SGGP  ghi nhận thực trạng này qua đoạn ký sự như sau.
Hiện ở Lạng Sơn có 2 đường chính để tuồn gà lậu vào nội địa là khu vực xã biên giới Bảo Lâm (huyện Cao Lộc) và xã Yên Khoái (huyện Lộc Bình). Ở Bảo Lâm, dân  buôn gà  lậu tập trung chủ yếu ở 2 thôn Co Luông và Nà Pàn. Mỗi ngày có khoảng 400 - 500 người ở đây sang Trung Quốc xách gà về. Chưa kể còn có thêm khoảng 200 - 300 người từ 2 xã Thụy Hùng và Phú Xá nằm cách đó 20 - 25km cũng được tăng cường vào để "hộ tống" gà vượt qua biên giới. Ngoài ra, mỗi ngày ở Bảo Lâm còn có khoảng 200 lái xe gắn máy Minsk chuyên tập kết ở cầu Co Luông, chờ gà về  là chuyển  ra đường lớn.

Bảo Lâm được chọn làm đầu mối để buôn gà lậu vì nằm sát với "tổng kho" Cốc Trang (Trung Quốc), lại cách biệt hẳn thị trấn Đồng Đăng, nơi các lực lượng chống buôn lậu "giăng" khắp các cửa khẩu. Đồng thời có nhiều đường mòn, núi non hiểm trở, có đường tắt ra "tổng kho" ở Tam Lung - Khuổi Mươi nằm kề quốc lộ 1A. Trong vai chủ hàng, phóng viên đi sâu vào xã Bảo Lâm. Bên đường, những ngôi nhà phủ bụi, xơ xác, chất hàng trăm lồng gà mặc dù không có nhiều gà để nuôi. Cứ trời nhập nhoạng, hàng trăm người già, trẻ em lại xách theo 1 - 2 chiếc lồng tre vượt núi sang Trung Quốc.  Đến tầm 10 - 12 giờ đêm thì họ trở về, trên tay là những lồng gà lặc lè. Một phó chủ tịch UB xã Bảo Lâm, thừa nhận có đến 60% dân ở đây xách thuê gà lậu.Trong trường hợp vận chuyển trót lọt thì mỗi con gà chủ phải trả cho người xách thuê 5 ngàn đồng. Mỗi lồng gà khoảng 42 - 45 con.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện tại các "tổng kho" ở Cốc Trang (Trung Quốc), giá một cân gà chỉ có 12 ngàn - 12 ngàn 700 đồng, rẻ hơn 3 - 4 lần so với thị trường nội địa. Cứ mỗi cân gà Trung Quốc nhập lậu sang đến địa bàn Lạng Sơn là có giá 35 ngàn đồng (hơn 2 Mỹ kim), về đến Hà Nội và đồng bằng là 60 ngàn- 70 ngàn đồng. Sau khi trừ đi hàng loạt chi phí thì chủ hàng vẫn lời nhiều.
Bạn,
Cũng theo  báo SGGP, chi cục Thú y Lạng Sơn khẳng định rằng "siêu lợi nhuận" là nguyên nhân dân buôn lậu đưa gà ồ ạt vào nội địa mỗi dịp cuối năm. Sở dĩ gà Trung Quốc rẻ vì đa phần là gà mái thải loại, được các chủ trại bán đổ bán tháo. Tệ hơn, vì ham gà rẻ nên hầu như các chủ hàng Việt Nam khi sang Cốc Trang mua gà không ngại thu gom cả những con gà bị dịch.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.