Hôm nay,  

Nhà Cổ Lo Sập Đổ

16/09/200800:00:00(Xem: 2622)
Bạn,

Theo báo Sài Gòn,trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, hiện có 71 di tích nằm trong danh mục có nguy cơ sụp đổ. Đẩy các nhà thờ tộc họ, thuộc quyền sở hữu tư nhân, hầu hết các gia đình đều khó khăn, không có khả năng trùng tu, sửa chữa. Bên cạnh nỗi lo di tích bị xuống cấp, còn có tình trạng việc hàng trăm nhà cổ sang tên, đổi chủ. Những chủ nhân mới là người ở khắp nơi, họ mua nhà với mục đích kinh doanh, buôn bán để kiếm tiền nên tự tiện sửa chữa, làm mất dần lối kiến trúc cổ vốn có. Báo Người Lao Động ghi nhận thực trạng này như sau.

Trong khu phổ cổ Hội An, bà Nguyễn Thị Thanh, sinh năm 1922, ngụ tại 120 Trần Phú,  Nam, đang rất lo lắng khi mùa mưa bão đến gần. Nhà bà Thanh được xếp hạng di tích đặc biệt, nhưng từ 4 năm nay, nó ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Bà Thanh lo lắng: "Nếu không chằng chống kịp thời, căn nhà này sẽ không trụ được qua mùa lũ năm nay. Tôi già rồi, lại nuôi con bị bệnh tâm thần, lấy tiền đâu ra để sửa nhà. Ngày ngày nhìn thấy căn nhà cổ bị mục nát, tôi áy náy lắm."

Nhiều ngôi nhà trong khu đô thị cổ Hội An cũng đang lo đổ sập bất cứ lúc nào. Trong đó, đáng ngại nhất là các nhà 11/10 của bà Trương Thị Tú, 53 của bà Tống Thị Chắt, 77 của bà Thái Thị Sâm, cùng trên đường Trần Phú; nhà 12/19 của bà Bùi Thị Bích Tuyên, 26 của bà Lò Thị Chuông, 78A của bà Nguyễn Thị Nhị, 102 của bà Nguyễn Thị Quỳ, cùng trên đường Bạch Đằng... Bà Quỳ cho biết: "Nếu có điều kiện sửa chữa nhà trong năm 2007 thì chỉ tốn 350 triệu đồng, trong đó tiền thành phố hỗ trợ  trên 200 triệu đồng rồi. Nhưng năm nay, vật giá tăng, muốn trùng tu phải có 500 triệu đồng. Số tiền này quá lớn đối với gia đình tôi. Thôi đành nhờ người giúp chống đỡ, che bạt ở tạm cho qua ngày".

Có một thực tế là những nhà mặt tiền thì người dân sẵn sàng vay mượn để trùng tu, sau đó cho thuê kinh doanh, buôn bán sinh lợi, có tiền trả lại vốn vay nhanh. Còn những nhà trong hẻm không thu lợi được nên không ai muốn đầu tư và cũng không có tiền để đầu tư... Hơn nữa, phần lớn các di tích này là nhà thờ của tộc họ, có tính sở hữu của chung, đồng thừa kế do ông bà, cha mẹ để lại nên xảy ra hiện tượng "cha chung không ai khóc". Cứ thế, di tích cứ bỏ hoang, xuống cấp ngày càng trầm trọng.

Bạn,

Cũng theo báo Người Lao  Động,tuy thành phố Hội An đã ban hành quy chế hỗ trợ 40%-75% kinh phí trùng tu theo từng di tích, song điều khó khăn hiện nay là có quá nhiều nhà đã rệu rã, phải tu bổ, tốn nhiều tiền. Trung bình quân mỗi nhà cổ trùng tu cần khoảng 500 triệu đồng. Ngoài sự hỗ trợ của thành phố, mỗi gia đình phải bỏ ra từ 200-300 triệu đồng để tu sửa. Người dân quá khó khăn, cứ trông chờ  thành phố đầu tư 100% kinh phí. Cuối cùng họ đành nhìn nhà cổ xuống cấp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.