Hôm nay,  

Qua Sông Trong Mùa Mưa

14/06/201000:00:00(Xem: 2552)

Qua Sông Trong Mùa Mưa

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn tỉnh Kon Tum vùng Tây nguyên, trong cơn bão số 9 xảy ra cách đây gần 1 năm, đã cuốn trôi nhiều cây cầu nối liền các buôn làng và thị trấn. Hiện nay, cư dân nhiều xã phải di chuyển  trên những tấm ván để qua sông. Và nỗi lo của cư dân địa phương lại tăng lên khi mùa mưa đến, nước dâng cao, lòng sông chảy xiết.  Báo Tuổi Trẻ ghi nhận về  tình trạng di chuyển qua sông của cư dân tại  một số xã của tỉnh Kon Tum trong mùa mưa này qua bản tin như sau.
Khởi nguồn từ dãy núi Ngọc Linh, trước khi nhập vào dòng Sê San để hòa vào sông Mekong, sông Pô Kô đi qua hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi (Kon Tum).Gần một năm đã đi qua, nhưng dấu tích của đợt lũ số 9 vẫn còn hiện hữu trên dòng sông. Uỷ banhuyện Ngọc Hồi, cho biết trong tổng số chín cây cầu nối đôi bờ Pô Kô đi qua huyện Ngọc Hồi thì đợt lũ trong cơn bão số 9 đã cuốn đi tám cây cầu, chỉ còn một cây cầu trụ được.Chỉ còn vỏn vẹn một cây cầu cho sông Pô Kô dài đến mấy chục kilômet. Vì vậy mới có chuyện người ta phải qua lại bằng cách đu dây mà báo chí đã đưa ra những hình ảnh gây chấn động lòng người cách đây hơn tuần.


Trưa ngày 3 tháng 6 vưà qua, khi  phóng viên có mặt tại khúc sông đi qua xã Đắk Ang, huyện Ngọc Hồi cũng là lúc hai bố con ông A Bía trên đường đi chợ về. A Bía là giáo viên Trường tiểu học xã Đắk Ang. Ông cho biết từ khi cây cầu nối từ buôn làng nằm bên kia sông đi qua xã Đắk Ang bị sập thì tất cả người dân, trong đó có học sinh, phải đi lại trên những tấm ván nổi lềnh bềnh trên sông - vết tích còn lại của chiếc cầu treo, chỉ cần sẩy chân là phải bỏ mạng xuống lòng sông chảy xiết.  Giáo viên A Bía nói trong âu lo: "Hiện nước cạn thì còn đi được, lỡ mưa về nước dâng không biết sẽ phải qua sông thế nào".Vâng, nỗi lo của thầy giáo A Bía đã đến: sáng 5/6, phóng viên quay lại nơi đây sau một đêm mưa khá lớn. Cây cầu chỉ lơ phơ mấy tấm ván ngày trước giờ chìm dưới mặt nước đục ngầu, nhiều cột xoáy réo sòng sọc. Lúc này, trên bờ một số em nhỏ vẫn ngồi kiên nhẫn đợi nước rút để trở về làng.
Bạn,
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời một học sinh cho biết  rằng còn có đường khác để về làng là đi ngược lên cầu Đắk Kroong đang xây dở nhưng cây cầu đó xa gần 10 cây số, đường về làng lại men theo núi nên rất khó đi. Báo Tuổi Trẻ nêu câu hỏi rằng "chỉ mới một cơn mưa đã thế, dăm bữa nửa tháng tới vào chính mùa mưa thì chuyện đi lại của người dân làm sao đây""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.