Hôm nay,  

Xóm ‘tự Quản’

21/06/200900:00:00(Xem: 2915)

XÓM ‘TỰ QUẢN’

Bạn,
Theo báo Người Lao Động,trên địa bàn huyện Hóc Môn, TPSG, có  một khu xóm ở ấp 7, xã Đông Thạng là  một  xóm  không tên nên người dân tự đặt cho nó là xóm... "tự quản". Xóm tự quản đã tồn tại hơn 5 năm nay và hiện có 39 gia đình với hơn 100 người sinh sống, và đang chịu thiệt thòi đủ thứ, cuộc sống của cư dân ở xóm này lại vô cùng khó khăn. Báo Người Lao Động ghi nhận toàn cảnh về xóm này như sau.
Từ đầu đường ĐT 4, phóng viên hỏi thăm đường đến xóm tự quản, được người dân chỉ ngay đến khu vực cạnh Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Tiến. Một người dân sống ngay khu vực giải thích: "Gọi là xóm tự quản bởi mọi thứ đều do người dân tự quản lý. Chúng tôi không được đi họp tổ".
Việc xin xác nhận tạm vắng,tạm trú đối với các con của cư dân trong xóm rất khó khăn. Như trường hợp gia đình ông Phạm Ngọc Hảo. Phạm Ngọc Quốc Hải, con lớn ông Hảo, nói như đùa: "25 tuổi rồi mà tôi không thể chứng minh mình là công dân Việt Nam bởi chưa thể làm chứng minh nhân dân  vì không được xác nhận tạm vắng, tạm trú. Năm 1987, gia đình tôi chuyển từ An Giang lên Sài Gòn sinh sống. Năm 2001, thấy quá tuổi, ba tôi kêu đi làm chứng minh nhân dân nhưng xã không chứng vì đất nằm trong diện giải tỏa. Trước đó, nhiều lần ba tôi lên xã xin làm tạm vắng, tạm trú nhưng không được. Nản quá, tới giờ tôi không làm chứng minh nhân dân nữa!".  Còn  cư dân Lê Thị Thanh Nhàn, người sống gần nhà Hải, buồn bã: "Tôi cũng mua lại đất của một người ở đây, rồi bị giải tỏa. Lúc chuyển về đây, con tôi học lớp 8 nhưng xin chuyển trường không được nên nghỉ học luôn. Nó đang nằm đằng kia vì thất nghiệp mấy bữa nay!"


Theo tìm hiểu của  phóng viên, xóm tự quản nằm trên khu đất thuộc quản lý của  huyện và do chưa thỏa thuận được giá hỗ trợ di dời nên từ đó đến nay hầu hết các  gia đình cư  dân không được chuyển hộ khẩu.
Bà Đặng Thị Oanh, một cư dân ở đây, kể: Quê bà ở Hà Tĩnh, năm 2002, gia đình về đây sinh sống và mua lại mảnh đất của một người dân địa phương. Cùng năm, khi cháu bà đủ tuổi xin vào lớp 1, đến địa phương thì họ không xác nhận tạm vắng, tạm trú, do đó không thể xin đi học. Phải chạy đi chạy lại, năn nỉ mấy lần, cháu bà mới vào được lớp 1.
Bạn,
Báo Người Lao Động cho biết theo tìm hiểu của phóng viên, từ khi có quyết định giải tỏa các gia đình cư dân ở đây để xây dựng Trường  trung học phổ thông  Nguyễn Hữu Tiến đến nay, đã qua 4 đời chủ tịch xã, 3 chủ tịch huyện nhưng mọi việc vẫn chưa đến hồi kết.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kiều hối gửi về Sài Gòn tăng đều đặn… Trong khi đó, chính phủ Mỹ chính thức cho hàng không VNA bay thẳng sang Mỹ…
Hối lộ và nhận hối lộ tới bạc triệu đô… có thể thoát án tử hình bằng cách nộp lại tiền?
Vậy là chuyện hối lộ bạc triệu đô la ra tòa… Chuyện lạ xã hội chủ nghĩa. Có vẻ như phe phái thanh trừng nhau. Không biết có dính tới cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dung hay không.
Kinh tế Việt Nam đang nhập cảng tăng vọt hàng điện tử, máy tính, thiết bị máy móc…
Thị trường Việt Nam sẽ hưởng lợi nhờ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc? Sẽ có nhiều hãng xưởng Hoa Kỳ rời bỏ TQ để dọn sang VN?
Sản phẩm giả mạo là chuyện bình thường trên thị trường, bắt nhiều rồi cũng sẽ gặp nữa…
Thành phố Sài Gòn giáo dục giới tính sớm cho trẻ em vì sợ những tên dâm tặc quậy phá trẻ em…
Nhà nước hy vọng sẽ hốt bạc nhờ du lịch năm 2020.
Chạy đua nối mạng 5G nhưng chỉ sợ sập bẫy Hoa Vi…
Mắt thần giám sát… Sài Gòn sẽ có các camera giám sát khắp mọi nơi… Bản tin VOH kể rằng TP.SG sẽ lắp thêm hơn 10.000 camera giám sát đến năm 2025.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.