Hôm nay,  

‘cơn Lốc’ Vàng Sa Khoáng

29/04/200900:00:00(Xem: 2597)

‘CƠN LỐC’ VÀNG SA KHOÁNG

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Trung, tỉnh Quảng Nam có nhiều tài nguyên khoáng sản, đặc biệt, khoáng sản quý hiếm là vàng có mặt ở hầu khắp các huyện miền núi, trung du.
Nơi ấy, những cánh rừng nguyên sinh phòng hộ, những khu vực sông suối đầu nguồn đang bị băm nát, bị cày xới không thương tiếc trong cơn lốc khai thác vàng sa khoáng có phép lẫn không phép. Báo Lao Động ghi nhận thực trạng này như sau.
Khai thác vàng sa khoáng đã có ở vùng núi Quảng Nam từ thời Pháp thuộc. Thế nhưng thời vàng tăng giá cao, tình hình khai thác lậu vàng sa khoáng ở tỉnh Quảng Nam đang trở nên sôi nổi và khốc hại hơn bao giờ hết. "Thủ phủ vàng lậu" miền viễn tây Quảng Nam - huyện núi Phước Sơn - quả thật không hổ danh với những bãi vàng lậu tràn lan, đang nuốt chửng cả những xã Phước Kim, Phước Thành, Phước Lộc, Phước Đức, Phước Hiệp.
Suốt dọc hai bên bờ dòng sông Nước Xa qua xã Phước Đức, những bãi bồi kéo dài hàng mấy cây số, rộng hàng chục hécta trở thành công trường vàng sa khoáng ngổn ngang bởi hàng trăm người dân làm vàng cày đi xới lại, cứ vậy lấn dần lấn mòn về phía những cánh rừng nguyên sinh. Đất đai, sông suối các xã trên gần như đều nộp mình cho công trường vàng sa khoáng và các chủ nậu vàng cũng như dân làm vàng thuê đều công khai mở cuộc xẻ thịt thổ công từ nhiều năm nay.Tại "công trường vàng sa khoáng" xã Phước Đức, phóng viên gặp lại "cảnh cũ người xưa" khi đi viết phóng sự "lao vào điểm nóng" từ 2-3 năm về trước. Dẫu qua bao cuộc "chấn chỉnh" của cơ quan chức năng, nhưng đến giờ công trường vẫn y nguyên còn đó, thậm chí còn "hơn thế nữa".


Quanh đi quẩn lại cũng các chủ bưởng "gốc sâu rễ bền đứng ra tổ chức khai thác vàng sa khoáng, cứ "tuỳ nghi di tản", bởi hễ bị đoàn liên ngành huyện truy quét đẩy đuổi khỏi chỗ này lại chạy sang chỗ khác "canh tác", hoặc đoàn liên ngành rút đi rồi thì lại quay về "chiến trường" xưa moi móc. Như một vết dầu loang, từ các bãi vàng lậu truyền thống ấy, chiếc vòi bạch tuộc khai thác lậu vàng sa khoáng lan rộng khắp nơi, hễ ở đâu có vàng sa khoáng là ở đó có... bãi vàng lậu. Hàng chục lều bạt xanh đóng trại  làm nơi trú ngụ cho hơn 50 "vàng tặc" khai thác vàng sa khoáng trên một công trường rộng đến vài hécta. Để lấy quặng vàng, cả vùng đất bị đục khoét nham nhở, trồi sụt, nứt nẻ, đổ sập.
Bạn,
Cũng theo báo Lao Động, tại  huyện Phước Sơn,  những bờ đất lở lói đang nuốt dần cánh rừng xanh bị ép ngày càng lùi xa nhường đất cho bãi vàng xâm lấn, vương vãi những gốc cây rừng cháy sém nằm như khổ nạn giữa một rừng dây dợ, ống dẫn, máy bơm, máy hút, máy nổ, máy xay nghiền quặng cùng những máng, những bể lắng lọc vàng sa khoáng ngang nhiên hoạt động; tất cả các dòng sông, suối đều ngầu đục, ô nhiễm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.