Hôm nay,  

Làng Xuất Cảng Lao Động

02/02/200500:00:00(Xem: 5222)
Bạn,
Theo báo Lao Động, tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, miền Bắc VN, có một làng rất đặc biệt: Làng xuất cảng lao động. Nơi đây có hàng trăm người đi lao động nước ngoài. Họ đi đông, theo những đường dây riêng, người đi trước tạo điều kiện cho người đi sau, tạo thành một phong trào xuất cảng lao động rầm rộ. Tất cả đều hy vọng có ngày thoát khỏi cái nghèo. Báo Lao Động ghi nhận về làng này như sau.
Tại tỉnh Hải Dương, làng Phượng Kỳ (tên hành chánh là xã Phượng Kỳ) không chỉ là làng xuất khẩu lao động mà còn có "thôn Đài Loan", "xóm Hàn Quốc". Cái làng nho nhỏ nhưng số người đã và đang đi làm ăn ở nước ngoài lên tới trên 200 người. Nông dân Vũ Quang Thiếu bảo, riêng thôn Tứ Kỳ Hạ (tên cũ là thôn Mũ) của anh đã có khoảng 70 người đi lao động nước ngoài, chưa kể còn hai thôn khác của làng là Như Lâm (hay thôn Chắm) và Cự Đà, người đi các nước Đài Loan, Hàn Quốc, Mã Lai, Nhật Bản... càng ngày càng đông hơn. Vợ anh (30 tuổi) cũng đi sang Đài Loan giúp việc nhà người được gần 1 năm rồi, căn nhà tuềnh toàng chỉ còn hai bố con. Tổng chi phí lo cho vợ đi làm nghề giúp việc nhà trên đất khách hết hơn chục triệu toàn đi vay cả, nay đã trả hết nợ rồi... lương của vợ anh đã lên tới 4 triệu 2 một tháng, khá cao so với nhiều lao động nước ngoài giúp việc khác.

Thôn của anh Thiếu, chồng chị Thao có đông người đi giúp việc ở Đài Loan nhất nên có thể gọi là "thôn Đài Loan". Cũng có người sang đó làm ở các nhà máy, công ty, nhưng số lượng không đáng kể. Đi làm nghề giúp việc nhà như chị Thao thường mang nhiều yếu tố may rủi gặp được gia đình tốt thì sướng, còn không, cũng cơ cực lắm, có người còn bị lợi dụng, chửi mắng, làm tối ngày cũng không hết việc. Nhưng có thể thấy phần lớn những người đi lao động ở thôn Mũ thường không có tay nghề gì, ít được đào tạo bài bản nên khó kiếm được những công việc lương cao và ổn định vốn không khó kiếm bên nước bạn. Ở thôn Mũ còn có nhiều người lao động trực tiếp tìm đến các công ty chuyên xuất khẩu lao động chứ sang đến thôn Như Lâm (thôn có đông người đi Nam Hàn nhất) thì người dân lại khoán gọn cho những "đường dây môi giới", "đường dây gia đình".
Quả thực trước khi đến Phượng Kỳ, phóng viên tưởng tượng đến một làng xuất cảng lao động giàu có, trù phú, nhà cửa san sát, ruộng đồng thẳng cánh... Nhưng rồi bất ngờ. Đập vào mắt là Uỷ ban xã lụp xụp, ngân khố xã chỉ trông vào 30 mẫu đất công điền một năm vài triệu, 2 con đò ngang, cái chợ vắng.
Bạn,
Báo Lao Động cho biết: Phượng Kỳ có 1 ngàn 200 gia đình, diện tích đất tự nhiên là hơn 480ha, trong khi đó diện tích đất canh tác chỉ bằng một nửa. Đời sống dân còn nghèo, bình quân thu nhập đầu người (chỉ tính dân hiện có tại địa phương) 6 tháng đầu năm 2003 chỉ là 1.1 triệu đến nỗi viên chủ tịch UB xã bảo đây là "xã nghèo nhất Hải Dương". Thế mà số người dân xuất ngoại của xã lại đông đảo, thuộc dạng hàng đầu trong huyện ngoài tỉnh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.