Hôm nay,  

Voi Không Nơi Trú Ẩn

05/05/201000:00:00(Xem: 3163)

Voi Không Nơi Trú Ẩn

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn vùng Tây Nguyên, tỉnh Đắc Lắc là địa phương có nhiều voi rừng và voi nhà. Thời gian gần đây, đàn voi nhà chết dần vì bị làm việc quá sức, trong khi đàn voi rừng bị săn bắt. Thêm vào đó, tình trạng phá rừng ngày càng gia tăng, các đàn voi không nơi trú ẩn, phải di  chuyển qua  các vùng canh tác của cư dân.  Báo Người Lao Động  ghi nhận về thực trạng này qua bản tin như sau.
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắc Lắc, vào năm 1980, đàn voi nhà của tỉnh có 502 con, năm 1990 còn 298 con và đến năm 2000 chỉ còn 96 con. Trong cuộc khảo sát mới đây của nhóm tư vấn Khoa Nông - Lâm nghiệp Trường Đại học Tây Nguyên, năm 2009, Đắc Lắc còn 61 con voi nhà tập trung chủ yếu ở các huyện Lắk, Ea Súp và Buôn Đôn. Trong đó, có 3 con voi con dưới 15 tuổi, 43 con đang ở tuổi 15 - 45 và 14 "cụ" voi già yếu sắp lìa đời. Vậy mà theo số liệu mới nhất, đàn voi nhà ở Đắc Lắc chỉ còn 58 con vì đã có 3 con tiếp tục về "bến nước ông bà". "Không chặn được đà suy giảm này, trong vòng 20 - 25 năm nữa, Đắc Lắc có nguy cơ sạch bóng voi nhà", một già làng ở Buôn Đôn lo lắng. Đàn voi nhà Đắc Lắc ngày càng thưa thớt là do các ông chủ  bắt voi làm việc quá sức, trong khi chế độ ăn quá thiếu thốn, khả năng sinh sản hạn chế, nạn săn bắt trộm voi nhà gia tăng.


Không có voi rừng thì không thể có voi nhà, vậy nhưng Đắc Lắc cũng chỉ còn khoảng 80 - 110 con voi rừng. Thế mà, theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu Trường Đại học Tây Nguyên, trong 310 ngàn hécta rừng tại khu vực có phân bố voi rừng của Đắc Lắc ở 3 huyện Buôn Đôn, Ea Súp và Ea H' Leo, chỉ có khoảng 160.000 ha được xem là an toàn cho voi (rừng đặc dụng và phòng hộ). Tuy nhiên, tình trạng phá rừng ở đây xảy ra liên tục đang làm diện tích đó ngày càng bị thu hẹp, khu vực sinh sống và tuyến di chuyển của voi bị thay đổi. Có những nơi như Ia Lơi, Ya Lốp, Ea R' Vê ở huyện Ea Súp, voi phải di chuyển qua vùng canh tác của con người, phải "sống chung" và gây mâu thuẫn, xung đột gay gắt với con người.Như thế, số phận của voi rừng cũng chẳng may mắn gì hơn voi nhà. Ông Hà Công Bình, Chi Cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Đắc Lắc,  nói: "Sự sụt giảm số lượng đàn voi rừng là do sự xâm chiếm của nhiều đoàn người di cư, sự hiện diện của máy móc trong rừng gây ra tiếng ồn cũng làm đàn voi vốn già yếu càng bị hao mòn dần theo thời gian".
Bạn,
Cũng theo báo Người Lao Động, hiện nay, voi nhà ở tỉnh  Đắc Lắc không chỉ ít về số lượng mà còn có khoảng 30% đã trở thành "voi cụ" nên khả năng "yêu nhau" để sinh sản không cao. Thời gian qua, ở Đắc Lắc lại thiếu môi trường để voi gặp gỡ và giao phối vì chủ voi quản lý voi độc lập, ít thả cùng nhau, tập trung phục vụ du lịch và điều quan trọng là  mức phân chia lợi ích giữa chủ voi cái và đực. Chủ voi đực thường không được hưởng lợi trong việc sinh sản, đôi khi phải chịu vạ lây khi voi đực giao phối làm voi cái bị thương, nên họ ngại thả voi của mình "yêu nhau" cùng voi cái của chủ khác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.