Hôm nay,  

Mái Am Ở 1 Ngôi Chùa

08/10/200700:00:00(Xem: 2949)

Bạn,

Theo báo SGGP, nơi quận Bình Tân, TPSG, có chùa Bình An được xây dựng từ hơn 30 năm trước, trong đó, hơn 20 năm, chùa tiếp nhận những người già neo đơn, trẻ em mồ côi. Hiện nay, mái ấm tình thương chùa Bình An đang nuôi dưỡng 55 cụ già không nơi nương tựa và 24 em nhỏ từ 6 tháng đến 20 tuổi. Báo SGGP ghi nhận về hoạt động từ thiện  của các sư cô tại ngôi chùa này qua đoạn ký sự như saụ

Cũng như tên gọi, chùa Bình An (phường Tân Tạo A, quận Bình Tân) là điểm đến an bình của những mảnh đời bất hạnh. Đó là các cụ già không nơi nương tựa; là những em bé đỏ hỏn bị người đời chối bỏ; Và những con người đó đã chọn cửa thiền làm nơi nương tựa sau cơn sóng gió cuộc đời...Sư cô Huệ Bình, người gần 20 năm gắn bó với chùa, giới thiệu với  phóng viên  về thành viên mới nhất của đại gia đình chùa Bình An. Đó là cụ bà Nguyễn Ngọc Lệ, 76 tuổi. Run run trong tiếng nấc nghẹn ngào, cụ kể về cuộc đời bất hạnh của mình: Chồng con lần lượt qua đời, cụ bán vé số kiếm sống qua ngày. Bôn ba khắp nơi, cụ nghe nói có một ngôi chùa tiếp nhận người vô gia cư nên tìm đến. Chùa nhận cụ chỉ với một điều kiện duy nhất: Không đi bán vé số nữa. Cụ Lệ đã khóc trong niềm vui sướng: "Giờ đã có cái ăn, cái mặc, có bạn bè...".  Trong ngôi chùa an bình này, còn có 54 cụ già khác. Họ tìm đến chùa từ lời chỉ dẫn của những người đi đường hảo tâm. Tất cả chỉ có một mong muốn: được ăn, ở và được chăm sóc những ngày cuối đời. Mẹ con cụ bà Đỗ Thị Vệ đã gắn bó với chùa hơn 10 năm quạ Cụ Đỗ Thị Vệ, 98 tuổi, mới mất cách đây hơn một tháng còn bà Nguyệt,  con gái cụ, tuổi ngoài 60 ngày ngày vẫn dậy sớm, phụ các sư cô nấu cháo, pha sữa cho các cụ. Bà Nguyệt cảm động: "Hơn 10 năm sống ở đây, khi mẹ tôi mất, được các sư cô trong chùa lo chu toàn, tôi cảm kích vô cùng...".

Sư cô Huệ Bình nhớ về những ngày đầu mới thành lập mái ấm: "Hồi đó, chùa nghèo lắm, ban đầu nhận các cụ về ở không có nổi mái nhà che nắng che mưa. Các sư cô trong chùa phải đến từng nhà dân, xin từng tấm lá về làm mái, làm nhà". Tiếng lành đồn xa, các cụ tha hương cầu thực khắp nơi tìm về chùa nương tựa. "Ai đến đây cũng đều bất hạnh và chùa Bình An đã trở thành chỗ dựa cho họ".  Ở đây, các cụ sống khá tươm tất. Ngày ba bữa cơm chay, tuy thanh tịnh nhưng đầy đủ dinh dưỡng. Mỗi cụ sáng sáng còn được bồi bổ khi hộp sữa, khi ly nước cam... Khi rảnh, các cụ tập dưỡng sinh, xem ti vi và đọc kinh, niệm Phật...    Chùa Bình An còn là mái ấm của 24 em nhỏ bất hạnh. Phần đông trong số đó là những đứa trẻ bị người đời chối bỏ, có em còn đỏ hỏn đã bị ném vạ vật ở ngoài đường, ai đó nhìn thấy lại đem các em về chùa chăm sóc.

Bạn,

Báo SGGP ghi nhận rằng con đường để duy trì mái ấm chùa Bình An còn nhiều khó khăn. Thế nhưng các sư cô trong chùa vẫn hy vọng... Bình An sẽ mãi trụ vững, trở thành nơi ươm mầm của những mảnh đời bất hạnh...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lúc nào cũng có nan đề với bệnh viện… Sức khỏe người dân đầy những lo âu…
Cháy lớn ở Hóc Môn… may không ai tử vong…
Dân số ngày càng tăng… thành phố Sài Gòn ngày càng thiếu đất…
Thế là nổ cả trăm bình gas… Cả khu phố kinh hoàng…
Quốc lộ cũng sạt lở… Xuất hiện thêm vết nứt trên Quốc lộ 91…
Hành khách vắng dần trên các chuyến tàu xe lửa… thế là phải giảm giá vé để mời gọi người đi.
Văn bằng giả… Đào tạo kém chất lượng… Hễ có tiền là mua bằng dễ dàng… Đại học Việt Nam nhiều vấn đề nhức nhối…
Kinh tế Việt Nam sẽ hưởng lợi một phần nhờ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc…
Ngư dân và tàu cá mất tích trên biển… Ngậm ngùi, chẳng thấy tint ức gì.
Sụp hội trường Ủy ban Nhân dân Thị trấn… may quá, lúc sáng sớm, chưa ai tới làm việc,… ai xây mà dỏm vậy kìa, chắc có ai ăn chận xi măng …
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.