Hôm nay,  

Thảm Họa Ơ Miền Tây

26/08/200800:00:00(Xem: 3055)

Bạn,

Theo  báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần, dù thời gian này chưa phải cao điểm của mùa mưa lũ nhưng nạn sạt lở ở nhiều  tỉnh đang diễn ra nghiêm trọng. Nhất là các địa phương đầu nguồn lũ như An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ... khiến hàng ngàn  gia đình cư dân bất an vì tính mạng và tài sản đang bị đe dọa, Báo Pháp Luật TPSG ghi nhận thảm họa này như sau.

Tại miền Tây, tỉnh Đồng Tháp có sông Tiền và sông Hậu chạy qua với gần 100 km bờ sông. Điểm nóng về sạt lở là huyện đầu nguồn Hồng Ngự, tập trung ở ba xã Long Khánh A, Long Khánh B và Long Thuận. Diện tích đất ven sông bị sạt lở hàng năm ở ba xã khoảng 35-40 hécta, có nơi sạt lở vào sâu trong đất liền gần 50 mét. Hơn 670 gia đình đang sống tại "vành đai báo động". Tuy nhiên, công tác di dời, tái định cư cho các  gia đình cư  dân đang gặp khó khăn vì  không có quỹ đất, địa phương thiếu kinh phí đầu tư tái định cư.

Cuối tháng 7-2008, tại Hồng Ngự xảy ra ba vụ sạt lở làm 16 nhà dân và một nhà kho trôi tuột xuống nước. Anh Phan Văn Thuận có nhà nằm trong khu vực sạt lở ở ấp Long Thạnh, xã Long Thuận, nói: "Biết là nguy hiểm nhưng gia đình tôi phải bám víu nơi này để làm ăn, sinh sống vì đâu có nơi ở khác mà di dời."

Trên địa bàn tỉnh An Giang có 42 điểm sạt lở nguy hiểm trên sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao. Nhiều đoạn xuất hiện hàm ếch lấn sâu vào mặt đường 1-2 mét, dẫn đến nguy cơ đường sắp trôi xuống sông.

Tại thành phố Cần Thơ, gần đây xuất hiện nhiều điểm sạt lở mới tại các quận Ninh Kiều, Phong Điền, Bình Thủy, Thốt Nốt, Trà Nóc. UB thành phố Cần Thơ đã phải chỉ thị các quận nói trên khẩn cấp di dời những gia đình cư dân ở ven sông trong vùng sạt lở nguy hiểm đến nơi tạm cư trước khi lũ về.

Bạn,

Cũng theo báo Pháp Luật TPSG, trước tình hình trên, UB tỉnh Đồng Tháp đã phải  thuê chuyên viên tham vấn khảo sát, đánh giá tình hình và dự báo sạt lở bờ sông Tiền trên địa bàn tỉnh, qua đó tìm ra giải pháp hạn chế tình trạng sạt lở. Còn  tại khu vực Hồng Ngự, trước mắt, cơ quan chức năng địa phương phải làm kè tạm khu vực có nguy cơ sạt lở, nâng cấp các đoạn đường bị sạt lở, đồng thời phải yêu cầu các gia đình có đất cho mượn chỗ bố trí tạm người dân sống ở "vành đai báo động."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lúc nào cũng có nan đề với bệnh viện… Sức khỏe người dân đầy những lo âu…
Cháy lớn ở Hóc Môn… may không ai tử vong…
Dân số ngày càng tăng… thành phố Sài Gòn ngày càng thiếu đất…
Thế là nổ cả trăm bình gas… Cả khu phố kinh hoàng…
Quốc lộ cũng sạt lở… Xuất hiện thêm vết nứt trên Quốc lộ 91…
Hành khách vắng dần trên các chuyến tàu xe lửa… thế là phải giảm giá vé để mời gọi người đi.
Văn bằng giả… Đào tạo kém chất lượng… Hễ có tiền là mua bằng dễ dàng… Đại học Việt Nam nhiều vấn đề nhức nhối…
Kinh tế Việt Nam sẽ hưởng lợi một phần nhờ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc…
Ngư dân và tàu cá mất tích trên biển… Ngậm ngùi, chẳng thấy tint ức gì.
Sụp hội trường Ủy ban Nhân dân Thị trấn… may quá, lúc sáng sớm, chưa ai tới làm việc,… ai xây mà dỏm vậy kìa, chắc có ai ăn chận xi măng …
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.