Hôm nay,  

Phụ Nữ Quyền Uy Nhất Thế Giới Thủ Tướng Đức Ts Merkel

07/09/200600:00:00(Xem: 2138)

Như chúng ta biết, trong lần bầu cử Quốc Hội hôm 18.09.05 qua, bà TS Merkel nữ ứng cử viên thủ tướng của liên đảng Xã Hội và Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU/CSU), đã thắng Thủ Tướng G. Schroeder (đảng Xã Hội Đức, SPD), tuy không vẽ vang cho lắm. Nhưng chuyện liên minh với FDP như đã tuyên bố trước khi bầu cử để hất Xanh-Đỏ ra khỏi chính quyền bất thành vì không được sự ủy nhiệm của cử tri Đức nên cuối cùng phải thành lập một liên minh lớn giữa liên đảng CDU/CSU và SPD. Sau 39 năm liên tiếp đối nghịch nhau trên chính trường Đức, lần thứ hai trong lịch sử Đức, một liên minh lớn cầm quyền nước Đức được thành hình. CDU/CSU và SPD sau 4 tuần hội thảo đã thoả thuận với nhau hôm 12.11.05 một hiệp ước cầm quyền cho nhiệm kỳ 2005-09. Ngày 22.11.05, lúc 11 giờ 42 phút bà Merkel đã được Quốc Hội Đức tín nhiệm bầu vào chức vụ Thủ Tướng thay thế ông Schroeder (SPD) và chính thức trở thành vị Nữ Thủ Tướng đầu tiên và cũng là người thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử nước Đức. Tiến Sĩ Angela Merkel  đã đạt được tham vọng cao nhất của một nhà chính trị và có lẽ ngày 22.11.2005 là ngày mà „Angie“ sẽ không bao giờ quên được!

Không kể đến những bà Nữ Hoàng chỉ đóng vai trò đại diện quốc gia như Nữ Hoàng Elizabeth II (79t) của Anh hay Nữ Hoàng Margrethe II (65t) của Đan Mạch và Nữ Hoàng Beatrix (67t) của Hòa Lan thì có thể nói trong những người đàn bà đang nắm quyền chính trên thế giới (như bà Gloria Macapagal Arroya (57 tuổi), Tổng Thống Phi; bà Chandrika Kumaratunga 60 tuổi, Tổng Thống Ski Lanka; bà Helene Clark, 55 tuổi, Thủ Tướng Neuseeland; bà Begum Khaleda Zia, 60 tuổi, Thủ Tướng Bangladesch; bà Dias Diogo, 47 tuổi, Thủ Tướng Mosambik; bà Carmo Silveira, 45 tuổi, Thủ Tướng của Sao Tomé và  Principe; bà Tổng thống Irland Mary McAleese, 54t,; bà Vaire Vike-Freiberga, 61t, Tổng Thống Lettland; bà Tarja Halone 61t, Tổng Thống Finnland; bà Simona Morganti, 61t, Tổng Thống San Marino) thì bà Merkel, một nữ chính trị gia xuất thân từ Cộng sản Đông Đức cũ, đã trải qua 15 năm học hỏi kinh nghiệm trên chính trường, có thể nói là người có quyền lực mạnh nhất vì là nữ thủ tướng của Đức, một cường quốc về kinh tế trên toàn cầu.

Trước khi giới thiệu thân thế và sự nghiệp của bà Merkel, người viết đúc kết sơ về những việc làm liên quan đến chính sách ngoại giao của nữ thủ tướng Đức trong thời gian vừa qua.

Ngay sau khi nhậm chức, bà Merkel đã công du sang Pháp, Anh và Bỉ, thủ đô của Liên Hiệp Âu … và đã viếng thăm Nga, liên quan đến cuộc tranh chấp về sự cung cấp hơi đốt giữa Nga với Ulkrain, có ảnh hưởng đến nước Đức nói riêng và Âu Châu nói chung. Hôm 12.01.06, sau gần hai tháng kể từ khi tuyên thệ nhậm chức TT Đức, bà Merkel lên đường công du sang Mỹ để hội kiến với TT Bush, không ngoài mục đích cải thiện sự liên hệ song phương, nhất là trên phương diện ngoại giao, một sự liên hệ có thể nói là nguội lạnh giữa Mỹ và Đức dưới thời G. Schroeder cầm quyền, xuyên qua việc Schroeder không đồng tình với Mỹ trong chiến tranh I-Rắc; Điều đáng lưu ý là vài ngày trước khi bay sang Mỹ, bà Merkel đã lên tiếng yêu cầu Mỹ đóng cửa nhà giam khủng bố Guantanamo làm cho dân chúng Đức ngạc nhiên và khen ngợi. Ngay cả ông Westerwelle, bạn rất thân của bà Merkel và là chủ tịch của đảng đối lập FDP (Liberaldemocratic Party) phải nói đây là chuyện rất hi hữu chưa từng nghe bà Merkel đề cập đến trong suốt thời gian làm việc chung, khi CDU và FDP còn là đối lập với chính quyền Schroeder.

Trong lần hội kiến tại Washington, với tư cách là một chính khách của Đức, bà Merkel tỏ ra rất tế nhị trong khi hội đàm với TT Bush. Tuy có đề cập với TT Bush nhà giam khủng bố Guantanamo ở Cuba nhưng bà đã nói thêm, dĩ nhiên mỗi người, quốc gia có một quan điểm khác nhau. Mặc dầu Berlin không phải lúc nào cũng theo ý Washington nhưng trong nỗ lực ngăn chận Iran chế tạo bom nguyên tử hay trên bình diện Mỹ đòi hỏi Nga phải tôn trọng nhân quyền thì bà Merkel đã bày tỏ lập trường tương đồng. Sau gần ba tiếng đồng hồ hội đàm với TT Bush hôm thứ sáu 13.01.06, bà TT Merkel cho biết là sự liên hệ song phương giữa Mỹ và Đức có thể sẽ bước qua giai đoạn mới. Lần đầu tiên, TT Bush đã dành nhiều thì giờ cho một vị nguyên thủ quốc gia đến thăm Mỹ và ngay trong lúc cả hai cùng ra mắt với giới truyền thông, TT Bush đặc biệt đã lên tiếng ngợi khen và đã đánh giá bà Merkel là “một người thông minh, có khả năng lãnh đạo và là người hiểu rõ giá trị của sự TỰ DO”, cũng như xem Đức là một đồng minh, theo đúng nghĩa. Nhiều chính trị gia, chính khách tên tuổi của Mỹ như Alan Greenspan, Colin Powel...cũng đã lên tiếng ngợi khen bà Merkel. Cựu bộ trưởng ngoại giao Powel đã xác nhận chuyến công du và  „sự ra mắt của bà Merkel“ đã gây ấn tượng rất tốt đối với dư luận Mỹ qua cách ăn nói „rõ ràng, cởi mở và trực tiếp“ của bà ta và từ đó dễ chiếm được cảm tình của TT Bush. Ngay cả bà cựu bộ trưởng ngoại giao thời Clinton, Madeleine Albright cũng khen bà Merkel vì bà ta khôn khéo đã nói chuyện với TT Bush về sự „Tự Do“, kể lại kinh nghiệm của chính bản thân mình trong thời gian sống dưới chế độ cộng sản Đông Đức, một đề tài không những rất dễ được cảm nhận mà chính TT Bush rất thích đàm luận. Sau chuyến công du của nữ TT Đức Angela Merkel, Mỹ nhìn qua bà „Angie“ Merkel là một cơ hội mới mà qua đó sự liên hệ giữa Mỹ và Đức sẽ được cải thiện trở lạ. Mỹ đã đánh giá là  „bà Merkel đáng tin cậy hơn ông Schroeder“!

Không những ở Mỹ mà ngay tại Đức, uy tín của bà Merkel sau gần hai tháng cầm quyền cũng lên cao. Ngay cả  Phó thủ Tướng Đức, Muentefering (SPD) cũng phải nói là ông ta không ngờ lại có thể làm việc rất thoải mái với bà Merkel. Dân chúng Đức, qua cách thức làm việc cũng như những lần công du của bà Tân Thủ Tướng Merkel trong thời gian qua đã bày tỏ sự tin tưởng vào tài lãnh đạo của bà Merkel, khác xa với thành kiến của họ trước đây.

Hôm 03.05.2006, nữ thủ tướng Đức, Ts Angela Merkel, lần thứ hai trong năm đã sang công du Mỹ, gặp và hội đàm với tổng thống G. W. Bush tại thủ đô Washington. Trọng điểm buổi nói chuyện giữa hai vị nguyên thủ của Đức-Mỹ là sự tranh chấp về chương trình hạt nhân với Iran. Merkel muốn có cũng như ủng hộ Mỹ trong việc đòi hỏi  một biện pháp mạnh để trừng trị Iran, đồng thời kêu gọi các cường quốc và Tây Âu nên kết hợp thành một liên minh rộng rãi và có thực lực để chống lại Iran. Một giải pháp quân sự không nằm trong chương trình nghị sự của bà Merkel. Ngày hôm sau nữ TT Merkel đi Newyork gặp gở, nói chuyện với những đại diện hàng đầu trong giới kinh tế gia Mỹ, không ngoài mục đích quảng cáo tư bản Mỹ nên đầu tư vào Đức.

Trên đường đi St Petersburg trong chuyến công du Âu Châu thứ nhì của TT Bush và đệ nhất phu nhân Mỹ, vợ chồng TT Bush ghé qua Đức thăm bà Thủ Tướng Angela Merkel tối ngày 12.07.2006,  trước khi ông bay sang Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh G-8 mà lần này do TT Nga, Vladimir Putin chủ trì. TT Bush đã gặp nữ Thủ Tướng Angela Merkel tại tỉnh nhà của bà, làng Stralsund là nơi mà bà Merkel trực tiếp đắc cử vào chức Thượng nghị sĩ trong kỳ bầu quốc hội Đức vào mùa thu 2005 và đây là 1 phần trong tiến trình cải thiện các quan hệ với Berlin và Âu châu nói chung. Hai nhà lãnh đạo hành pháp Đức-Mỹ đã gặp mặt lần đầu hồi tháng 1.2006 vừa qua. Cũng trong dịp này bà Merkel đã mời TT Bush sang thăm Đức và không tới 4 tháng sau, TT Bush sang đáp lễ.

Cùng với các nhà lãnh đạo Anh và Pháp, bà Merkel hậu thuẫn chính phủ Bush trong chủ trương trừng phạt Iran về chương trình tinh chế uranium. Trong khuôn khổ cuộc gặp gở trên, TT Bush đã thảo luận với bà thủ tướng Merkel về tình hình chính trị tại Trung Đông, chương trình hạt nhân của Iran và vụ thử phi đạn của Bắc Hàn. Sau đó bà Merkel tháp tùng TT Bush tiếp xúc với 1000 người Đức (được tuyển chọn vì sợ khủng bố trà trộn) tại khu chợ được phong toả kỹ lưỡng, không những để bày tỏ sự thân thiện giữa hai nhà lãnh đạo nói riêng mà mục đích xa hơn là hai bên còn muốn thể hiện mối liên hệ tốt giữa Mỹ và Đức qua sự hoà đồng của Bush với dân chúng Đức.

Tóm lại, kể từ khi lên cầm quyền, trong 10 tháng qua bà Merkel đã đại diện Đức tham dự nhiều hội nghị thượng đỉnh liên quan đến tình trạng chính trị và kinh tế toàn cầu, được báo chí phỏng vấn và lưu ý nhiều. Nhờ tài khéo ăn nói và ngoại giao giỏi, bình dị nhưng cứng rắn, dứt khoát trong một quyết định, lại biết lúc nào cương lúc nào nhu và là người đàn bà duy nhất trong số các nguyên thủ lãnh đạo quốc gia của 8 cường trên thế giới nên ngày càng nỗi tiếng, tên tuổi thường được nhắc đến. Có lẽ chính vì thế, tờ báo ảnh Magazin Forbes của Mỹ, qua cuộc phẩm định lần thứ ba “Forbes-Ranking” mới đây đã bầu bà Ts Merkel lên làm người đàn bà có uy quyền nhất thế giới trong số 100 người đàn bà tên tuổi từ nhiều lãnh vực khác nhau, vượt qua mặt luôn bà ngoại trưởng Condoleezza Rice (Mỹ), chiếm hạng nhì trong khi bà phó tổng thống Trung Cộng, Wu Yi đứng hạng ba. Qua kết quả trên, Đức vốn có dân tộc tính cao nay lại càng hãnh diện thêm vì bà Merkel là người Đức duy nhất trong số 100 người đàn bà có quyền và ảnh hưởng đến thế giới được vinh danh nên đã cho chạy tít trên báo: “ Chúng ta là dân Đức, chúng ta là Đức Giáo Hoàng và cũng là Nữ Thủ Tướng liên bang” (nguyên văn tiếng Đức: Wir sind Deutschland, wir sind Papst und auch Bundeskanzlerin!), mặc dầu tình hình kinh tế nội địa hiện đang xuống giốc đã làm giảm đi uy tín của bà Merkel ở Đức không ít.

Ngay trong năm 2005, người Mỹ đã xôn xao bàn tán, tự hỏi bà Angie, ứng cử viên thủ tướng Đức kiêm chủ tịch đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU) là ai" Không những dân chúng và ngay cả chính phủ Mỹ cũng tỏ vẽ hiếu kỳ, muốn biết về người đàn bà được mệnh danh "Maggie của Đức", nhất là sau khi tờ báo Mỹ “Wall Street Journal“ đã so sánh bà “Angie“ giống như nữ thủ tướng Anh Margaret Thatcher trước đây. Không những người Mỹ, nhiều người ngoại quốc khác và ngay cả dân bản xứ cũng chưa rõ „Angie“ là một nhân vật như thế nào" Bây giờ, bà Merkel còn dẫn đầu luôn cả Forbes-Ranking, công bố hôm 01.09.06 nên sự tò mò muốn tìm hiểu về bà ta lại càng tăng thêm.

Vậy Angie là ai". Để giải toả thắc mắc trên, chúng tôi xin được giới thiệu đến quí độc giả về thân thế và sự nghiệp của nữ chính trị gia “Angie“ này.

“Angie“ là bí danh đã được bạn bè đặt cho bà Merkel ngay trong thời gian còn đi học ở Đức!

Sau này người Mỹ cũng đặt cho bà Angela Merkel bí danh „Angie“ để dễ gọi từ khi bà ta bắt đầu nỗi danh trên chính trường, nhất là từ lúc bà Merkel được bầu lên làm nữ đảng trưởng đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU). Sau khi được chọn làm ứng cử viên của CDU/CSU, ra tranh cử Thủ Tướng Đức với Schroeder trong cuộc bầu cử quốc hội Đức vào mùa thu 2005 vừa qua thì cái tên „Angie“ lại càng thông dụng hơn, cử tri Đức hay vỗ tay hô „Angie, Angie“ để đón chào và ủng hộ bà ta trong những lần nói chuyện vận động bầu cử.

Bà Merkel sinh ngày 17.7.1954 tại Hamburg, tên thật là Angela Dorethea Kasner. Thời gian ngắn sau đó, năm 1957 bà ta theo gia đình di cư sang vùng Templin (thuộc DDR) vì người cha nhận lãnh trách nhiệm điều hành một giáo khu tại Waldhof. Sau khi xong Tú Tài vào năm 1973 tại Templin, bà Merkel theo học Vật lí học tại Đại Học Leipzig. Năm 1977 bà kết hôn với ông Ulrich Merkel nên có tên Merkel từ đó nhưng sau 5 năm thì ly dị vào năm 1982 và đậu Tiến Sĩ Vật Lý Học năm 1986. Bà Merkel năm nay 52 tuổi, theo đạo Tin Lành. Bà ta chính thức tham gia chính trị trong khoảng thời gian trước khi bức tường Đông Bá Linh bị phá sụp, có thể nói bắt đầu từ số không vì ít ai biết đến.

Năm 1989, bà Merkel gia nhập phong trào nhân dân đấu tranh đòi dân chủ tại DDR mang tên Demokratischer Aufbruch (viết tắc là DA, tạm dịch là nhóm dân chủ lên đường), sau đó DA sát nhập vào CDU, năm 1990. Từ đó con đường chính trị của bà Merkel, với chức vụ là đệ nhị phát ngôn nhân của phong trào DA dưới thời DDR lên như diều gặp gió. Sau khi Đức thống nhất, Thủ Tướng Helmut Kohl cất nhắc bà Merkel vào chức bộ trưởng phụ nữ và thanh niên liên bang trong nội các của TS Kohl ở Bonn (1991-1994).

Tháng 6.1993 bà ta được bầu làm tỉnh bộ trưởng CDU tiểu bang Mecklenburg-Vorpommern. Ngày 17.11.1994, Merkel được Thủ Tướng Kohl đưa qua làm bộ trưởng môi sinh liên bang Đức. Sau khi liên minh cầm quyền CDU/CSU và  FDP bị  thất cử  vào năm 1998, bà  Merkel được bầu lên làm Tổng bí thư đảng CDU vào ngày 07.11.98. Kể từ 30.12.1998 bà Merkel kết hôn với người bạn đời lâu năm là ông Joachim Sauter, một Giảng Sư Đại Học (Uni-Professor) nhưng không có con. Sau vụ xì căn đanh quỉ đen của CDU bị phanh phui đưa đến sự từ chức của Helmut Kohl và W. Schaeuble vào năm 2000, bà được đại hội đảng CDU tại Essen bầu vào chức chủ tịch đảng, là nữ đảng trưởng đầu tiên của CDU, một chính đảng của Đức khi mới vừa 45 tuổi. Tháng 10.2000 bà ta đưa ông Laurenz Mayer lên thay R. Polenz trong chức vụ Tổng bí Thư đảng. Giới chính trị gia Đức có nhận định sai lầm và đánh giá thấp bà Merkel trước đó. Họ gán cho bà ta cái tên "Kohl Maedchen" (Cô gái của Kohl) và nghĩ rằng bà ta không có nhiều khả năng chính trị. Nhưng họ đã lầm! Merkel là người đàn bà nhiều nghị lực, tự tin và đầy tham vọng. Ai đã đi cùng bà trong những cuộc vận động tranh cử tại Kiel và NRW đều phải công nhận là bà ta tranh đấu đến cùng, không chán nản bỏ cuộc, nhất là cho chính con đường danh vọng về chính trị của bà. Vì thế bà Merkel đã củng cố được quyền lực cho mình trong nội đảng, từ từ loại bỏ dần những đối thủ của bà trong đó có cựu chủ tịch khối dân biểu CDU tại quốc hội Đức, Friedrich Merz, sau khi Stoiber thua SPD trong kỳ bầu cử 09.2002. Năm 2003 bà ta tái đắc cử vào chức chủ tịch trong kỳ đại hội đảng tại Leipzig. Năm 2004, bà Merkel đã thành công trong liên đảng CDU/CSU khi đề cử và bầu Horst Koehler vào chức Tổng Thống Đức, thay vì W. Schaueble như nhiều thành viên trong hội đồng lãnh đạo đề nghị. Tháng 12.2004, lần nữa bà ta được tái nhiệm vào chức vụ chủ tịch đảng trong kỳ đại hội đảng tại Duesseldorf, nhưng chỉ với 88,4% sự ủng hộ của đảng viên, ít hơn 5,3% so với kỳ kỳ đại hội đảng tại Leipzig. Uy tín của bà  bị suy giảm một phần vì xì căn đanh về tiền bạc của Laurenz Mayer nên vào tháng giêng 2004, bà ta đã đưa ông Volker Kauder lên thay thế Meyer vào chức vụ Tổng bí Thư đảng CDU. Ba tháng sau khi thắng vẽ vang trong kỳ bầu cử nghị viện Kiel và nghị viện NRW, loại SPD ra khỏi chính quyền sau 39 năm liên tục cầm quyền tại tiểu bang NRW, (Chính quyền cuối cùng do Xanh-Đỏ nắm trên toàn nước Đức bị khai tử từ tháng 5.05), bà Merkel được đề cử làm ứng cử viên thủ tướng cho liên đảng CDU/CSU trong cuộc tổng tuyển cử vào ngày 18.09.05 và cũng là người ứng cử viên phái nữ đầu tiên của Đức. Điểm đáng lưu ý là ngay sau khi được ban lãnh đạo liên đảng CDU/CSU bầu làm ứng cử viên thủ tướng bà Ts Merkel đã tuyên bố là bà ta sẽ đem hết sức lực để phục vụ nước Đức ( Ich werde Deutschland dienen!). Và như đã trình bày ở trên, ngày 22.11.05 bà Merkel đã được Quốc Hội Đức tín nhiệm bầu vào chức vụ Thủ Tướng thay thế ông Schroeder (SPD) và chính thức trở thành vị Nữ Thủ Tướng đầu tiên và cũng là người thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử nước Đức.

Hy vọng "Angie", một con chiên Tin Lành ngoan đạo, vốn đã từng có nhiều kinh nghiệm sống dưới chế độ Cộng Sản DDR cũng như đã từng tham gia vào phong trào nhân dân đấu tranh đòi tự do dân chủ còn đem lại nhiều bất ngờ trên phương diện chính trị, nhất là yểm trợ dân chúng những nước nhược tiểu nói riêng đang sống tại các nước còn theo "xã hội chủ nghĩa" vốn đã lỗi thời trên lãnh vực đòi hỏi tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản của con người như tự do tín ngưỡng, ngôn luận, báo chí, kinh doanh ..., điều mà bà Ts Merkel, với cương vị của một vị nguyên thủ của nước Đức là một cường quốc về kinh tế đã không ngần ngại trực tiếp đặt vấn đề ngay cả với Putin (Nga) và Hồ cẩm Đào (Trung Cộng) trong những lần hội kiến vừa qua, khác xa so với cấp lãnh đạo của những nước cs trước đây trong đó có CSVN, DDR hay khối Đông Âu cũ đã từng khúm núm mỗi lần sang “chầu chực” mấy vị đàn anh “vĩ đại Nga-Hoa”.

Có lẽ đây cũng là một ưu điểm của bà thủ tướng Đức “Angie” Merkel, đi công du theo đúng nghĩa của nó là thương lượng. Xa hơn nữa với cương vị là người lãnh đạo của một cường quốc về kinh tế nên không cần phải quì lụy ai cả dựa theo cơ chế “Xin-Cho” vì thế bà ta mạnh miệng, nghĩ sao nói vậy và từ đó đạt được nhiều uy tín với giới truyền thông, báo chí. Cho nên khi báo Magazin Forbes, tuy là tờ báo Mỹ nhưng đã vinh danh bà Ts Merkel, đương kim thủ tướng Đức là người đàn bà có nhiều uy quyền nhất trên thế giới hiện nay thì cũng dễ hiểu thôi!

Lê Hoàng Thanh (01.09.2006)

Tài liệu tham khảo: VG số 150 và 151, N-TV

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thủ tướng Scott Morrison cho biết, Úc Đại Lợi sẽ cùng Hoa Kỳ tẩy chay ngoại giao Thế Vận Hội Mùa đông ở Bắc Kinh, dù quyết định có thể sẽ làm xấu đi mối quan hệ song phương vốn đã cay đắng, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Tư, 8 tháng 12 năm 2021. Hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không cử các quan chức chính phủ của mình đến tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh, để phản đối “hành động tàn bạo” xâm phạm nhân quyền của Trung Quốc. Tuyên bố được đưa ra chỉ vài tuần sau các cuộc đàm phán nhằm xoa dịu quan hệ căng thẳng giữa hai bên. Sau đó, Trung Quốc đã cảnh báo Hoa Kỳ sẽ “trả giá” cho quyết định của mình và về “các biện pháp đáp trả kiên quyết”.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng phương Tây sẽ áp đặt “các biện pháp kinh tế mạnh mẽ cùng các biện pháp khác” đối với Nga nếu họ xâm lược Ukraine, trong khi ông Putin yêu cầu đảm bảo rằng NATO sẽ không mở rộng xa hơn về phía đông, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Ba, 7 tháng 12 năm 2021. Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài hai giờ về Ukraine và các tranh chấp khác về mối quan hệ Mỹ-Nga, vốn đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc hơn ba thập kỷ trước, khi Nga có hàng chục nghìn quân lính ở biên giới Ukraine.
Công ty dầu hỏa Mỹ ExxonMobil tiếp tục các kế hoạch khai thác khí đốt tại mở Cá Voi Xanh năm ngoài khơi bở biển Việt Nam bất chấp sức ép của Trung Quốc, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm 8 tháng 12 năm 2021.
Trưởng phòng báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết, chính quyền Biden sẽ không cử phái đoàn chính thức của Hoa Kỳ đến Thế vận hội Mùa đông 2022 ở Bắc Kinh như một tuyên bố chống lại “tội ác diệt chủng và chống lại loài người đang diễn ra ở Tân Cương,” theo trang CNN đưa tin hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021. Các vận động viên Hoa Kỳ sẽ vẫn được phép thi đấu tại Thế vận hội, nhưng chính quyền sẽ không cử các quan chức chính phủ tới các trận đấu. Chính sách tương tự cũng được áp dụng cho Thế vận hội Paralympic (Thế vận hội cho người khuyết tật), cũng sẽ diễn ra ở Bắc Kinh.
Ủy ban Quản lý Thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB) cho biết hôm Chủ Nhật, 5 tháng 12 năm 2021, vụ phun trào đã khiến 56 người khác bị thương, trong đó có 35 trường hợp nghiêm trọng, sau khi tro bụi bao phủ các ngôi làng và khiến người dân phải chạy khỏi những đám mây bụi dày đặc. Theo Ủy ban, 5 trong số các nạn nhân vẫn chưa được xác định và 9 người vẫn đang mất tích. Khoảng 1.300 người đã phải di dời đến các trung tâm sơ tán. Hàng trăm ngôi nhà đã bị phá hủy hoàn toàn và 33 trường học bị hư hại do vụ phun trào.
Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Thống Nga Vladimir Putin sẽ đối thoại qua cuộc gọi video vào Thứ Ba tới, theo Bạch Ốc cho biết, giữa những căng thẳng đang gia tăng về vấn đề Ukraine, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Bảy, 4 tháng 12 năm 2021. Tin này đến sau khi Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Hoa Kỳ có bằng chứng cho thấy Nga đã lên các kế hoạch cho một cuộc tấn công ở “quy mô rộng lớn” vào Ukraine. Nhưng ông nói thêm rằng điều không rõ là không biết Ông Putin đã có quyết định sau cùng để xâm lăng chưa.
Tình hình Biển Đông ngày càng u ám khi Trung Quốc tiếp tục “các hành động đơn phương có vấn đề” đã làm cho Mỹ và Liên Âu quan ngại và khiến cho Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự của họ ở Biển Đông qua các cuộc tập trận chung với các nước trong vùng và thực hiện những chuyến đi lại “tự do hàng hải” trong vùng biển này, theo hai bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021.
Chính phủ liên bang và tiểu bang đã đồng ý vào thứ Năm 02.12.2021 để thắt chặt đáng kể các quy tắc về Corona ở Đức. Trong số những thứ khác, sẽ không chỉ có những hạn chế tiếp xúc đáng kể đối với những người chưa được tiêm chủng. Cũng không thể đến được rạp chiếu phim, đến tham dự các sinh hoạt hoặc đi mua sắm.
Như vậy là TQ đã thực hiện được một phần trong kế hoạch “một đai một đường” để khống chế Đông Nam Á và sẽ mở rộng ra thế giới mà cụ thể là TQ và Lào đã xây xong con đường xe lửa cao tốc trị giá 5.9 tỉ đô la qua xuyên qua Lào, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) phát đi hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021, giờ VN.
“Bằng lương tâm, tôi không thấy cách nào tôi có thể yêu cầu các lực sĩ của chúng tôi cạnh tranh ở đó khi mà Peng Shuai không được phép thông truyền tự do và có vẻ bị đàn áp để nói ngược lại sự cáo buộc về tấn công tình dục của cô. Với tình hình hiện tại, tôi cũng rất quan ngại về những nguy hiểm mà tất cả cầu thủ và nhân viên của chúng tôi sẽ đối diện nếu chúng tôi tổ chức các giải đấu tại Trung Quốc vào năm 2022.” Hành động của WTA đã được chào đón bởi nhiều nhân vật quần vợt thế giới đã và đang vận động cho sự an toàn của Peng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.