Hôm nay,  

Mỹ Xâm Lăng Canada Để Biến Thành Tiểu Bang Thứ 51?

03/08/200000:00:00(Xem: 4655)
OTTAWA (KL) - Tờ báo Ottawa Citizen phát hành tại thủ đô Canada ngày 31/7, tờ báo này đã loan tin dân Canada đang lo kinh tế của Hoa kỳ lấn chiếm Canada, có thể biến đổi quốc gia này thành tiểu bang thứ 51 của Hoa kỳ, tất cả đã bực tức là những kẻ cầm đầu của Canada không làm gì để ngăn chặn, theo như tài liệu nghiên cứu của chính phủ Canada mà báo Citizen đã bắt được.

Những sự lo sợ này nổi lên sau khi chính phủ Canada cho nghiên cứu thái độ dân chúng Canada đối với Hoa kỳ và những vấn đề an ninh toàn cầu. Cuộc khảo cứu cho biết dân chúng Canada không biết gì về tình hình thế giới mấy, nhưng họ chú ý nhiều về quyền lợi kinh tế bị ảnh hưởng.

Họ đang lo sợ kinh tế Hoa kỳ lấn chiếm, quyền tự trị của Canada sẽ bị tước đoạt và để tài nguyên thiên nhiên và các công ty mở rộng cho Hoa kỳ tha hồ cưỡng đoạt.

Hình ảnh chụp bừa bãi và thiếu khoa học này đã được bấm tập trung vào số nhóm người nào đó trong sáu trung tâm nằm trải từ bờ duyên hải này sang tới bờ duyên hải kia của Canada trong mùa xuân vừa qua, do công ty Montreal “Les études de marché Createc” thực hiện theo như Bộ quốc phòng Canada đã mướn.

“Các cá nhân đã lo đủ thứ chuyện, nào là sợ mất quyền kiểm soát kinh tế dẫn tới các đường lối chính trị sát nhập, nào là sợ mất chủ quyền chính trị hay là danh xưng của quốc gia. Toàn bộ Canada phải trở thành tiểu bang thứ 51 của Hoa kỳ, hay một phần nào đó của nuớc Canada (như vùng Canada phía đông gần biển) muốn sát nhập vào Hoa kỳ,” theo như tờ phúc trình của cuộc nghiên cứu cho biết.

Cuộc nghiên cứu cố tìm hiểu mối quan hệ của Canada với Hoa kỳ ảnh hưởng như thế nào về mặt chính trị, mặt xã hội và mặt phúc lợi kinh tế. Cuộc nghiên cứu cũng thăm dò vấn đề an ninh được báo chí nêu ra hàng ngày như sự khủng bố về không gian tin học, các vấn đề về biên giới giữa hai quốc gia, vấn đề phòng thủ bằng hoả tiễn, tất cả ảnh hưởng như thế nào trong mối bang giao giữa hai quốc gia hiện nay.

Xa hơn nữa, nhóm người được tập trung lại để thăm dò, họ đã cho biết cái lo lắng lớn nhất là tình trạng kinh tế của Canada với những mối đe dọa của Hoa kỳ mà họ đã nhìn thấy.

“Chất xám chạy tuốt sang Hoa kỳ được hầu hết nhóm người này đề cập tới với sự đe dọa về mặt xã hội và kinh tế như các bác sĩ, ý tá và nhửng thành phần trẻ tuổi có tài năng,” theo như bản phúc trình của công ty Montreal cho biết.

“Đồng đô-la của Canada bị hạ giá, tự do mậu dịch Bắc Mỹ và vấn đề đầu tư của Hoa kỳ gia tăng tại Canada đã khiến nhiều nhóm quan tâm tới.”

Một số tham dự vào cuộc khảo cứu này sợ các công ty Hoa kỳ có tập đoàn thế lực cưỡng đoạt các công ty của dân Canada và làm cho dân Canada rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Những nhóm người này cũng lo lắng vấn đề môi sinh, ô nhiễm nước và không khí, sự nóng lên của địa cầu, mưa a-cít và nguồn cung cấp thực phẩm bị giảm đi. Họ cũng sợ rằng Canada không kiểm soát nổi những tài nguyên thiên nhiên.

“Hầu hết những người trong nhóm này đều cho rằng Hoa kỳ muốn lấy nước uống, năng lượng điện, gỗ, khí đốt thiên nhiên, thủy sản và dầu thô của Canada.”

Vì thế, họ qui tội cho chính phủ. “Có số nguời đã cảm thấy chủ quyền kinh tế một ngày một mất đi là do đã bầu hay chỉ định giới chức chính quyền thiếu khả năng để đối phó với Hoa kỳ,” theo như bản phúc trình cho biết.

Cuộc nghiên cứu đưa ra cái mặc cảm tự ti của toàn thể đem đến cái cảm tưởng bất lực. Chính người dân Canada đã tự coi như làm một thằng em nhu nhược của Hoa kỳ, chủ đề của sự thăng giảm kinh tế, phụ thuộc về quân sự để bảo vệ dân Canada, còn chịu sự rủi ro như bị Hoa kỳ kéo vào những cuộc xung đột trên thế giới, những chuyện chẳng có liên quan gì tới Canada.
“Các chính trị gia Canada, những người được bổ nhiệm, thành phần thư lại đã không tích cực để tiên phong đưa ra cái nhãn giới của Canada.

Điểm này đã cho cái cảm tưởng là Canada dễ bị đô hộ, bằng vào sự giảm quyền kiểm soát và giảm ảnh hưởng trong những tác vụ của Canada và hậu quả hạ thấp lòng tự tôn của Canada,” theo như sự nghiên cứu cho biết.

Nhà cầm quyền Canada cần phải đuợc nhìn cho rõ để bảo vệ những tài nguyên thiên nhiên của quốc gia, nền kinh tế và môi sinh để cho Hoa kỳ dễ dàng xâm lấn.”

Cũng như trong lúc này, “hầu hết những người được thăm dò đều không có ý kiến gì về trong trận tuyến phòng thủ quốc gia,” theo bản phúc trình đã kết luận. “Các người được thăm dò đã chấp nhận một thái độ chung là phải có các chuyên gia ở đâu đó lo chuyện an ninh cho Canada và bảo vệ quyền lợi, như thế những người dân thường như chính họ không phải lo lắng và có những ý nghĩ như thế.”

Dân Canada cũng đã lo sợ biên giới qúa lỏng lẻo, bọn khủng bố có thể lợi dụng để tấn công Hoa kỳ, làm mờ đi hình ảnh của Canada hay dân Canada lại tự chống chỏi với nhau.”
Các người được thăm dò cũng đã than van rằng “dân Canada đã bị lôi kéo vào các cuộc xung đột quốc tế” bởi vì Canada được coi như là người bạn thân thiết đối với Hoa kỳ. Hai quốc gia coi nhau như mình có ta, như ta có mình.

Những người được thăm dò cũng lưu tâm về những cuộc bạo động tại Chechenya, tại Trung Đông và tại vùng biển Balkans, họ còn lo ngại thêm đám quân đi giữ hoà bình của Canada được trải vào những điểm nóng trên thế giới đưa tới việc chính quyền phải tiêu thêm tiền nhiều và bắt dân đóng thuế cao.

Tám bẩy nhióm dân Canada được lựa và tập chung vào để thăm dò là dân của Halifax, Trois Riviere, Quebec, Montreal, Toronto, Winnipeg và Vancouver.

Mỗi vùng được chia làm hai nhóm để hỏi thăm dò: một nhóm từ 18 tới 34 tuổi và một nhóm từ 35 tới 54 tuổi. Những người được hỏi để thăm dò đều được trả 45 Gia kim/ một đầu người, tham dự hai giờ tranh luận được ghi âm và có hoà giải viên đứng chủ tọa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chảy nước mắt sau 2 tuần lễ dài, và theo sau cuộc chạy đua thảo luận thâu đêm Thứ Sáu, Sharma đã chính thức hóa thỏa thuận với việc đập búa. Ông tuyên bố bằng miệng tu chính theo yêu cầu của Ấn Độ, thay đổi văn bản để dùng chữ “giảm” than đá thay vì dùng chữ “loại bỏ” vì bị Ấn Độ chống đối. Thế giới cần cắt giảm tỉ lệ thải khí nhà kính ở mức 27 tỉ tấn khối một năm để hạn chế việc hâm nóng toàn cầu ở mức 1.5 độ C vào năm 2030, theo các dự đoán bởi Climate Action Tracker. Nhưng các cam kết hiện nay, gồm những điều đã đạt được tại COP26, chỉ đạt tới ¼ đường tới mức đó.
Hoa Kỳ nâng cao cảnh báo với các đồng minh Liên Âu rằng Nga có thể đang cân nhắc khả năng một cuộc xâm lăng Ukraine khi các căng thẳng bùng phát giữa Moscow và khối Liên Âu liên quan đế các di dân và các nguồn cung cấp năng lượng, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Bloomberg tường thuật hôm Thứ Năm, 11 tháng 11 năm 2021. Với việc Washington đang giám sát kỹ sự tăng cường các lực lượng Nga gần biên giới Ukraine, các viên chức Hoa Kỳ đã báo cáo các đối tác Liên Âu về các quan ngại của họ về khả năng một chiến dịch quân sự, theo nhiều người biết rõ về vấn đề này cho hay.
Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đồng ý thúc đẩy hợp tác chung về khí hậu trong vòng một thập niên tới, trong một tuyên bố gây ngạc nhiên tại thượng đỉnh khí hậu COP26 tại Glasgow, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Tư, 10 tháng 11 năm 2021. 2 nhà thải khí CO2 lớn nhất thế giới đã cam kết hành động trong một tuyên bố chung. Tuyên bố nói rằng hai bên sẽ “nhắc lại cam kết vững chắc của họ để cùng nhau làm việt” để đạt mục tiêu nhiệt độ 1.5 độ C được đề ra trong Thỏa Thuận Paris vào năm 2015.
Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm Thứ Năm, 11 tháng 11 năm 2021 (giờ New Zealand) đã cảnh báo chống lại việc để cho căng thẳng tại Ấn Độ-Thái Bình Dương làm tái phát tâm lý Chiến Tranh Lạnh, theo Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Tư, 10 tháng 11 năm 2021 (giờ Mỹ). Phát biểu của ông Tập bên lề thượng đỉnh thường niên của diễn đàn Hợp Tác Kinh Tế Á Châu-Thái Bình Dương (APEC) đến nhiều tuần sau khi Mỹ, Anh và Úc công bố liên minh an ninh mới trong vùng mà sẽ chứng kiến Úc xây dựng các tàu ngầm nguyên tử. TQ đã chỉ trích mạnh mẽ thỏa thuận này.
Trung Quốc đang dồn mọi nỗ lực cho một cuộc chiến tranh lớn với Mỹ mà có thể bùng nổ tại Biển Đông hay tại Đài Loan khi tham vọng của TQ đối với những nơi này ngày càng thúc bách họ phải hành động, mà cụ thể gần đây nhất là việc TQ lập ra hai khu trường bắn có hình dạng một chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ làm mục tiêu tấn công cho các thí nghiệm vũ khí hiện đại của họ, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 10 tháng 11 năm 2021.
Một xe vận tải chở dầu đã nổ gần thủ đô của Sierra Leone, giết chết ít nhất 98 người và làm bị thương nặng hàng chục người khác sau khi đám đông tụ tập để lấy xăng rò rỉ, theo các viên chức và nhân chứng cho biết hôm Thứ Bảy, 6 tháng 11 năm 2021 qua bản tin của Đài Truyền Hình ABC News tường thuật hôm Thứ Bảy. Vụ nổ đã xảy ra vào khuya Thứ Sáu khi xe tải chở thùng dầu đụng một xe tải khác lúc nó đổ dầu vào một trạm xăng gần một ngả tư đông đúc tại Wellington, nằm ở phía đông của thủ đô Freetown, theo Cơ Quan Quản Trị Thiên Tai Quốc Gia cho biết.
Hoa Kỳ đã rút khỏi hiệp ước dưới thời Tổng Thống Donald Trump, nhưng Washington đã nói rằng họ có thể xem xét việc nối lại. Chính phủ Biden cho biết họ sẽ tham dự cuộc họp tại Vienna, cùng với các nước ký kết còn lại gồm Anh, TQ, Pháp, Đức và Nga. Viết trên Twitter hôm Thứ Tư, Ông Kani nói rằng Iran đã “đồng ý bắt đầu các đàm phán nhằm gỡ bỏ các trừng phạt bất hợp pháp và vô nhân đạo vào ngày 29 tháng 11 tại Vienna.”
Nhân dự hội nghị biến đổi khí hậu do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Tô Cách Lan, lần đầu tiên kể từ khỉ nhậm chức, Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden đã gặp Thủ Tướng VN Phạm Minh Chính bên lề hội nghị này vào tối ngày 1 tháng 11, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin hôm 2 tháng 11 năm 2021.
Một tháng sau vụ tàu ngầm hạt nhân của Mỹ đụng vật lạ ở Biển Đông, Hoa kỳ đã điều máy bay chuyên phát hiện dấu hiệu rò rỉ phóng xạ hạt nhân WC-135 Constant Phoenix tới Biển Đông, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba, 2 tháng 11 năm 2021.
Một nhóm các nhà lãnh đạo tại Hội Nghị Biến Đổi Khí Hậu Của Liên Hiệp Quốc lần thứ 26 (COP26) ký thỏa thuận lớn lần đầu tiên của hội nghị biến đổi khí hậu vào Thứ Ba, 1 tháng 11 năm 2021, khi họ hứa chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030, theo bản tin của BBC Tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Hai, 1 tháng 11 năm 2021. Những nước ký vào thỏa thuận tại Glasgow gồm Ba Tây, nơi phần lớn rừng già Amazon đã bị phá sạch và các nước Nga, Ba Tây, Gia Nã Đại và Nam Dương.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.