Hôm nay,  

Tin Vắn Thế Giới

29/03/200200:00:00(Xem: 3897)
A PHÚ HÃN: LÍNH MỸ ĐẠP MÌN, 1 CHẾT
KANDAHAR - Một quân nhân trong lực lượng hành quân đặc biệt của Hoa Kỳ thiệt mạng, 1 đồng ngũ bị thương vì đạp mìn ở mé nam thị xã Kandahar. Theo tin của Ngũ Giác Đài, 2 quân nhân trên bị nạn trong 1 cuộc thao luyện của 1 đơn vị nhỏ. TRung Tá Dave Lapan nói : chưa rõ vụ nổ gây ra do mìn chôn hay do bẫy mìn của tàn binh Taleban và al-Qaeda. Tính chung, đã có tổng cộng 31 quân nhân Hoa Kỳ hi sinh trong tác chiến và do tai nạn trong chiến dịch diệt khủng bố sau ngày 11-9, ở Afghanistan và ngoài Afghanistan. Hoa Kỳ hiện có 6000 quân tại Afghanistan.

THI LÀM TÓC: 14 NƯỚC THAM DỰ
Các thợ tóc chuyên nghiệp Thái Lan và quốc tế đã làm các kiểu tóc lạ cho các cô người mẫu trong cuộc thi làm tóc tổ chức ở Bangkok hôm 27-3. Thaí Lan tổ chức cuộc thi làm tóc quốc tế trong một ngày, với hơn 150 thợ làm tóc thuộc 14 quốc gia tham dự.

MỸ, NAM HÀN TẬP TRẬN XONG: LỚN NHẤT THỜI HẬU CHIẾN
JON GOK - Hoa Kỳ và Nam Hàn vừa kết thúc 1 cuộc tập trận lớn nhất kể từ sau chiến cuộc 1950-1953, thao trường là vùng bờ biển 30 cây số phiá bắc thủ đô Seoul.
Cuộc thao luyện phối hợp động binh, phối hợp chỉ huy và chống xâm nhập (ký hiệu tắt ROSI) khai diễn hôm 21-3, với trên 2000 chiến sĩ Hàn và Mỹ biểu diễn khả năng sẵn sàng chiến đấu, khi tấn công cũng như phòng thủ.
Cuộc tập trận ROSI cũng bao gồm sự phối hợp trên chiến địa và trên hệ thống điện toán hoà nhập giữa 37,000 quân Mỹ và 600,000 quân Nam Hàn.
Tướng Mỹ Thomas Schwartz cho biết đây là một cuộc tập trận rất phưc tạp vì ngôn ngữ khác nhau, trang bị khác nhau, hai bên cần thao luyện chung nhiều hơn.

CASTRO: SẼ VUI ĐÓN CỰU TT MỸ CARTER
Chủ Tịch Fidel Castro của Cuba đã cho biết ủng hộ một kế hoạch trong đó cựu Tổng Thống Mỹ Jimmy Carter sẽ viếng thăm Cuba, việc sẽ làm Carter thành nhân vật Hoa Kỳ cao cấp nhất tới Cuba kể từ cuộc cách mạng 1959. Castro nói là Carter - người đang bị áp lực từ Bạch Ốc để dùng chuyến viếng thăm mà áp lực Cuba về nhân quyền - sẽ có tự do chỉ trích chính phủ Cuba ngay trên đất Cuba. Hình trên là Castro lúc sắp dự thượng đỉnh Monterrey cuối tuần qua.

KHỦNG BỐ CÒN LÂU DÀI
Trở về quê nhà, tại tiểu bang Texas, lần đầu tiên kể từ khi nắm quân Mỹ tại A Phú Hãn, Tướng Tommy Franks nói rằng cuộc chiến Hoa Kỳ chống khủng bố có thể sẽ kéo dài hơn đời này của ông.
Tin từ Pentagon hôm thứ tư cho biết, nhiều lực lượng quân Taliban và al Qaeda đang tìm cách tái phối trí ở phía Đông A Phú Hãn, theo phân tích từ các tin dò được từ các email và liên lạc qua Internet.

RAU XÀ LÁCH CALIFORNIA TĂNG GIÁ GẤP 4
Rau cải xà lách đang thiếu hụt do mất mùa vì khí hậu trở mùa quá lạnh tại tiểu bang California và Arizona. Giá nhiều nơi đã tăng gấp bốn lần.

THỊ TRƯỜNG HOA LỤC: CẠNH TRANH DỮ DỘI
Xe đạp ba bánh vẫn là một trong các phương tiện chở hàng điện tử tại Thượng Hải. Mức tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc đang đều đặn tăng mau chóng, với sức mua đang ngày càng dồn về các sản phẩm nổi tiếng và chất lượng cao, theo thống kê từ Sở Thống Kê Trung Quốc. Các hãng địa phương đang bị cạnh tranh dữ dội từ thêm nhiều hãng ngoại tại thị trường 1.3 tỉ dân, sau khi Hoa Lục vaò được WTO năm ngoái.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thượng đỉnh được dự kiến sẽ mang lại tiến bộ về thuốc chích ngừa Covid-19, hạ tầng cơ sở và hợp tác kỹ thuật. Trong khi TQ đã không được nhắc tới trong các phát biểu công khai bởi 4 nhà lãnh đạo, Bắc Kinh rõ ràng là ưu tiên hàng đầu. “Chúng tôi đứng chung ở đây, tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, một khu vực mà chúng tôi mong muốn luôn luôn thoát khỏi sự áp bức, nơi mà quyền chủ quyền của tất cả các quốc gia được tôn trọng và nơi mà các tranh chấp được dàn xếp một cách ôn hòa và tuân theo luật pháp quốc tế,” theo Thủ Tướng Úc Scott Morrison phát biểu khai mạc hội nghị.
Trung Quốc ngày càng bị sức ép từ các nước trong vùng Á Châu-Thái Bình Dương chống đối về tham vọng xâm chiếm vùng Biển Đông để làm của riêng mà cụ thể gần nhất là việc hai nhà lãnh đạo Ấn Độ và Nhật Bản đã cùng lên tiếng phản đối TQ tìm cách thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và cùng lúc Mỹ lại đưa nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Ronald Reagan vào Biển Đông, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 24 tháng 9 năm 2021.
Sự rạn nứt nghiêm trọng nhất trong nhiều thập niên giữa Hoa Kỳ và Pháp dường như đang được vá lại hôm Thứ Tư, 22 tháng 9 năm 2021, sau khi Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng Thống Joe Biden có cuộc điện đàm hôm Thứ Tư để làm liền lạc mọi thứ, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Tư. Trong nửa giờ điện đàm mà Bạch Ốc mô tả là “thân thiện,” 2 nhà lãnh đạo đã đổng ý gặp mặt vào tháng tới để thảo luận phương cách đi tới sau khi Pháp chống đối mạnh mẽ khi Hoa Kỳ, Úc và Anh tuyên bố hiệp ước quốc phòng mới Ấn Độ-Thái Bình Dương vào tuần rồi làm Pháp mất một hợp đồng tàu ngầm trị giá hàng chục tỉ đô la. Pháp cũng đồng ý sẽ gửi đại sứ của họ trở lại Washington.
Tổng Thống Joe Biden đã kêu gọi các nước trên thế giới giải quyết một cách mạnh mẽ các vấn đề nhức nhói trên toàn cầu về đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và vi phạm nhân quyền trong bài diễn văn đầu tiên của ông trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hôm Thứ Ba, 21 tháng 9 năm 2021, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Ba. Ông đã chê bai xung độc quân sự và nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ sẽ không tìm kiếm “Chiến Tranh Lạnh mới” với Trung Quốc.
Úc ngày càng dấn thân nhiều hơn vào các hoạt động bảo vệ vùng tài nguyên và con đường hàng hải huyết mạch Biển Đông và cùng lúc muốn trấn an các nước Đông Nam Á về việc Úc gia nhập hiệp ước AUKUS với Mỹ và Anh để chống lại TQ mà cụ thể mới đây nhất là việc 3 tàu chiến Úc đến Cảng Cam Ranh của Việt Nam hôm 20 tháng 9 năm 2021 để thực hiện nhiều cuộc tập dợt được phối hợp giữa 2 nước, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba, 21 tháng 9.
Giải thưởng được coi là một trong những giải thưởng quan trọng nhất trong nghiên cứu y học cơ bản. Nhiều người trong số những người đoạt giải này sau đó đã nhận được giải Nobel Y học. Tuereci, người lớn lên ở Lastrup thuộc quận Cloppenburg và cộng sự của bà là Sahin đã làm việc để phát triển Vaccine chống ung thư từ những năm 1990, dựa vào mRNA, theo Hội đồng quản trị. Để áp dụng nghiên cứu của mình, họ đã thành lập công ty Biontech vào năm 2008 để có thể áp dụng cho nghiên cứu của mình. Karikó đã tham gia vào năm 2013.
Hoa Kỳ đã chở những người Haiti đã cắm trại tại một thị trấn biên giới Texas trở về lại quê nhà của họ hôm Chủ Nhật, 19 tháng 9 năm 2021, và cố gắng chận những người khác vượt biên từ Mexico trong một cuộc biểu thị lực lượng lớn ra dấu hiệu của việc bắt đầu điều có thể là một cuộc trục xuất di dân hay những người đi tìm tị nạn quy mô, nhanh chóng nhất của nước Mỹ trong nhiều thập niên, theo Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Chủ Nhật.
Đồng minh lâu năm của Mỹ là Pháp đã triệu hồi đại sứ Pháp tại Hoa Kỳ hôm Thứ Sáu, 17 tháng 9 năm 2021, trong một thái độ chưa từng có cho thấy sự giận dữ mà nhiều thập niên không có, theo bản tin của AP tường thuật hôm Thứ Sáu. Mối quan hệ có được trong các cuộc cách mạng của thế kỷ 18 có vẻ ở vào thời điểm nghiêm trọng sau khi Mỹ, Úc và Anh đã xa lánh Pháp trong việc lập ra liên minh an ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương. Đây là lần đầu tiên từ trước tới nay Pháp đã triệu hồi đại sứ tại Mỹ của họ, theo bộ ngoại giao Pháp cho biết. Paris cũng đã triệu hồi đại sứ tại Úc.
Ngũ Giác Đài hay Bộ Quốc Phòng Mỹ đã rút khỏi sự biện hộ của họ về cuộc không kích do máy bay không người lái đã giết nhiều thường dân tại Afghanistan trong tháng rồi, tuyên bố hôm Thứ Sáu, 17 tháng 9 năm 2021, rằng việc duyệt xét cho thấy rằng chỉ có các thường dân bị giết trong cuộc tấn công, không có kẻ cực đoan của Nhà Nước Hồi Giáo như đã được tin trước đây, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Sáu.
Pháp sẽ mất thỏa thuận trị giá 100 tỉ đô la để chế tạo các tàu ngầm chạy bằng dầu diesel cho Úc theo các điều khoản của sáng kiến, mà sẽ thấy Hoa Kỳ và Anh giúp Úc chế tạo các tàu ngầm chạy bằng nguyên tử lực. Như thế, sự giận dữ của Pháp trên bình diện thương mại là điều dễ hiểu, đặc biệt bởi vì Pháp, kể từ khi Anh trao Hồng Kông lại cho TQ vào năm 1997, là nước Châu Âu duy nhất sở hữu lãnh thổ đáng kể hay hiện diện quân sự thường trực tại Thái Bình Dương. Nhưng các viên chức Pháp và Liên Âu đã đi xa hơn, nói rằng thỏa thuận nêu ra nghi vấn về nỗ lực hợp tác toàn diện để giảm ảnh hưởng đang gia tăng của TQ và nhấn mạnh sự quan trọng của việc trì hoãn các kế hoạch tăng cường các khả năng phòng thủ và an ninh của chính Châu Âu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.