Hôm nay,  

Cậu Ấm Đỏ Vào Mỹ Quậy: Chiến Tranh Nhân Dân Internet

15/11/200000:00:00(Xem: 4725)
Â1HANOI (KL) – Internet là gì" Internet là một mạng lưới liên lạc khắp hoàn cầu, mạng lưới có cả hàng trên triệu người liên lạc bằng máy computer nối vào với nhau qua không gian não. Hàng trăm quốc gia trên thế giới đã trao đổi với nhau các dữ liệu (data), tin tức (news) và ý kiến (opinions).

Mark Landler là một đặc phái viên của tờ New York Times tại Hanoi. Phái viên này cho các độc giả biết Internet sơ sinh của Việt Nam từ đâu mà ra. Hỏi Trương Gia Bính, nhờ vào ai mà anh có ý để mở ra công ty kỹ thuật lớn nhất này của Việt Nam, không thấy anh đề cập tới tên như William H. gates, Steve Jobs hay bất cứ tên nhân vật nào khác trong chiến doanh tại Thung lũng Hoa vàng của Hoa kỳ.

Thay thế các tên trên, anh Bính phải kể ra tên một số chiến tướng, đó là những tướng trong bộ đội Việt Nam đã từng đánh bại Pháp và Hoa kỳ trong hai cuộc đại thắng đáng ghi nhớ của thế kỷ thứ hai mươi. Viễn ảnh của Bính là một viễn ảnh cá biệt : Bính năm nay 44 tuổi, anh là con rể của Võ Nguyên Giáp, một người tín cẩn của Hồ Chí Minh, nhà quân sự lập chiến lược chống lại Pháp và Hoa kỳ.

Bính cho biết : “Thương trường và chiến trường có những mục đích khác nhau, nhưng bộ đội BắcViệt đã dạy các nhà khai triển phần mềm rất nhiều. Chúng tôi đã ứng dụng các bài học “Chiến tranh Nhân dân vào thương trường computer.”

Hiện nay công ty của Bính là công ty FPT (Financing and Promoting Technology Corp.), công ty mà các độc giả Việt Nam thường dùng computer đều đã biết. Công ty FPT có tất cả 750 nhân viên, doanh thu là 50 triệu Mỹ kim, công ty này dưới sự kiểm soát của Bộ Khoa học và Kỹ thuật của Việt Nam. Công ty này cũng giống như các công ty khác nằm trong thị trường, thoạt đầu công ty FPT phải thu mua, sau đó đẩy được phần mềm ra để bán cho các khách hàng như IBM của Hoa kỳ và Olivetti của Ý Đại Lợi.

Nhờ thiết cương bằng các nguyên tắc của chiến tranh du kích, một số nguyên tắc này đã được Việt Nam linh động dùng một cách sắc sảo để đối chọi với địch thủ có sức mạnh hơn mình, và nuôi dưỡng một ý chí kiên cường.

Bính đang mong mỏi để biến FPT thành một công ty kỹ thuật được chuyển đi vào nhiều hướng, nghĩa là công ty có thể sản xuất phần mềm, lắp ráp và duy trì các mạng lưới computer, cung cấp dịch vụ Internet, cũng như lập chương trên đường dây được liên lạc (Online programming).
Nhẩy ra khỏi ghế ngồi, Bính trình bầy lý thuyết điều hành mới trên một bảng phấn, Bình hình như tuyệt đối tin tuởng, Bính hăng say mô tả nền kinh tế mới song hành với cuộc chiến tranh ngày xưa. Lời mô tả của Bính đã làm cho nhiều người tại đây cũng như tại Hoa kỳ phải ngước mắt lên hay trau mày lại.

Hai mươi nhăm năm sau khi bộ đội Bắc Việt đã tiến vô Saigon dưới sự chỉ huy của Văn Tiến Dũng, ông tuớng có nghề gốc là “mắt toét đít thâm” tại phố hàng Ngang của Hanoi. Sau cuộc tiến quân này, người ta đã ít nói về Chiến tranh Việt Nam, hay được biết về “Chiến tranh Nhân dân”.

Hiếm khi nào được nghe người thân thích của một quan chức ngày xưa, nhất là một người làm ăn trong thương trường hướng về tương lai bằng kỹ thuật. Khỏi phải nói, chắc chắn có nhiều cậu con trai hay những chàng rể của các lãnh tụ cộng sản hay các ông tướng lãnh đã nhẩy ra làm ăn. Những cậu làm thương mại này được coi như các chúa tể kinh doanh sau cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Nhưng hầu hết loại ông hoàng con này rất ít nói tới ông bà hay cha mẹ của mình. Dù thế nào đi nữa con cháu của các ông bà được gọi là có công với cách mạng, họ cũng được đảng và nhà nước giúp đỡ rất nhiều để thành công.

Tội nghiệp cho con của những nhà tiểu tư sản hay tư bản mại bản đã chạy ra nước ngoài và trở thành Việt kiều khi về nước. Việt kiều dù có thông hành của nuớc ngoài, nhưng khi họ xin visa để nhập cảnh Việt nam, họ đã bi bắt buộc phải khai họ đã chui từ đâu mà ra. Xem ra cái quan niệm "Đi không đổi họ , về không đổi tên" đã đúng với nguyên tắc của Công an Việt nam.

Khi nói về ông bố vợ, Bình cho biết : “Tôi đã học được của ông bố tôi rất nhiều. Đó là cái lợi to lớn đối với tôi.” Người ta biết Bình ăn nói thiệt thà, phản ảnh một sự tự tin, không giống như tướng Giáp. Người ta nói Bình có một lòng kiên trì, tin rằng FPT sẽ trở thành một kỹ thủ toàn cầu đầu tiên của Việt Nam (1st Global Technology Player of VN).

“Bính là một nhà thương mại duy nhất mà tôi biết rõ ai đang nghĩ về những từ ngữ này. Hắn là một tên có tham vọng, nhưng hắn không dấu nổi,” theo lời Greig Craft, một doanh gia Hoa kỳ đã từng sinh sống tại Hanoi 11 năm.

Cái dấu hiệu hiển nhiên trong tham vọng của Bính là tham vọng làm ăn Internet sơ sinh tại Việt Nam. Năm 1997, chính phủ Việt Nam đã cấp cho FPT một trong năm giấy phép để bán sự truy nhập vào Internet cho các thương gia và những người xử dụng. Ngày hôm nay FPT là nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn vào hàng thứ hai và phát triển rất mau, có tất cả 30 ngàn người thuê bao, chiếm hơn một phần ba của cái thị trường cung cấp dịch vụ Internet nhỏ bé này.

Với lối khuyến mại xông xáo, phục dịch chu đáo và giảm phí cho các sinh viên, Bình đã biến FPT thành một trong vài nhãn hiệu chân chính Việt Nam. Kế đó là nhà cung cấp dịch vụ Internet rất khó xài do Công ty Bưu Chính và Viễn Thông của Việt Nam làm chủ quản, công ty hình như có vẻ tích cực để làm quen với các người xử dụng, những người xử dụng phần lớn là các cơ sở công quyền của chính quyền Việt Nam.

Bình đang mong mỏi làm sáng giá mặt công ty lên bằng cách mướn 25 người chuyên làm tin hàng ngày, tin thể thao và tin về du hí trên Web. Nếu như chính phủ Việt Nam lỏng tay kiểm soát Internet, Bình cho biết, số người bao thuê hiện nay đang tăng 40% có thể lên tới trên 70%. Thương trường như chiến trường, biết tin tức sớm, bao giờ cũng có thể thắng, theo rể của ông tướng đã cho biết.

Một cái “Nếu” mới thiệt là to tát làm sao đâu ! Cũng giống như các đối tác tại Trung quốc, các quan chức Việt Nam nhìn Internet như đứa con nít bất trị, cần phải khép vào kỷ luật. Trong khi Việt Nam đã cấp giấy phép cho năm nhà cung cấp dịch vụ Internet, chính phủ Việt Nam lại dành quyền cho công ty Bưu Chính và Viễn Thông được phép cho nối mạng trong nước với các mạng đang nằm trên khắp thế giới.

Sự kiện này cho phép nhà nước được quyền rà soát và thường cấm đoán để chuyển các dữ liệu chính trị, xã hội hay văn hóa với những lý do riêng. Qua hệ thống của các bức tường lửa, Hanoi chặn truy nhập vào các ‘sites’như có tính chất phá hoại chính quyền.

Sự kìm kẹp của công ty Bưu Chính và Viễn Thông đã làm cho thành ra giá mắc mỏ và tiến chậm . Nối ra các nước ngoài chỉ có một cổng độc nhất, khả năng chuyển dữ liệu của cổng này là từ 15 cho tới 20 megabits, 100 ngàn người xử dụng phải san sẻ với nhau trong lúc liên lạc, thành ra vận tốc chuyển dữ liệu bị băng giá vào giờ cao điểm.

Vì được độc quyền trên thông lộ quốc tế, công ty Bưu Chính chém bốn nhà cung cấp dịch vụ kia với giá bao thuê hàng tháng khá cao, chi phí của nhà cung cấp lại bổ vào đầu người xử dụng Internet. Giá truy nhập một giờ là từ 86 cents cho tới 1,71 Mỹ kim cho một quốc gia mà tổng sản luợng quốc nội bình quân hàng năm cho mỗi đầu người chưa tới 350 Mỹ kim, với giá bóp hầu này hầu như toàn dân không mấy người truy nhập được Internet.

Tại quán Cảm Xúc, Internet Cà-phê tại Hanoi được Bình hậu thuẫn, các khách vào buổi chiều đa số là Việt kiều và du khách ngoại quốc đến để lấy tin trong địa chỉ. E-mail của người nhà gửi qua. Còn dân địa phương thì vội vã vào máy để kiếm điện thư (E-mail).

“Đối với người Việt Nam, thiệt là quá mắc để làm những chuyện như thế,” theo lời của Đỗ Kim Linh, cô giáo 26 tuổi, người có cái may mắn là có khả năng để truy nhập Internet 20 phút mỗi ngày.

Giá cả cao với lại vận tốc chuyển dư liệu quá chậm khiến ít có người chú ý tới Internet tại Việt Nam. Với dân số trên 80 triệu nguời, chỉ có khoảng 100 ngàn người xử dụng Internet, tỷ số truy nhập thua xa Trung quốc và Nam Dương, nước lân bang phát triển hơn về Internet có Thái Lan hay Mã Lai.

Theo như Bộ Bưu Chính và Viễn Thông cho biết, sở dĩ nhà nước phải tính giá cao vì còn phải chi phí nhiều vào vấn đề đặt đường dây diện thoại trong nước, mặc dầu nhà nước biết sự tăng trưởng về Internet còn quá chậm hơn rùa bò.

“Tại các quốc gia Tây phương, vấn đề phát triển Internet không bị luật lệ dàng buộc. Tại Việt Nam Internet phải được tuân theo luật lệ từ trên xuống dưới,” theo lời của Trần Quang Cường, giám đốc kế hoạch của Bộ Bưu Chính và Viễn Thông. Người ta không hiểu nhà giám đốc này muốn nói về luật lệ hay điều lệ, vì dân chúng có xài đâu mà thành luật.

Chưa hết, Cường còn cho biết Hanoi đã xác định để cho truy nhập thêm vào Internet nối mạng thế giới khoảng 0,1 % nữa vào năm 2010. Con số đưa ra Việt Nam cho như con số này là 10%, Cường đã cho biết lúc đó thiệt là căng ("). Để đạt được mục đích gọi là tột đỉnh này, Cường cho biết, nhà nước có thể được phép cấp giấy phép thêm cho những nhà cung cấp dịch vụ Internet tư nhân, cũng như các ông ty khác cần nối với các mạng lưới tại các nước ngoài.

Thỏa ước mậu dịch được ký kết giữa Hoa kỳ và Việt nam hồi tháng bẩy, đã buộc những vấn đề này, nhưng Quốc hội Hoa kỳ hiện nay chưa phê chuẩn. Theo các điều khoản đã hỏa thuận, các công ty điện thoại Hoa kỳ sẽ được vào thị truờng Việt nam sau ba năm kể từ khi thoả ước có hiệu lực.

Riêng phần Bính, anh đã cho biết anh thấy thái độ của nhà nuớc có chuyển hướng vào Internet trong tháng vừa qua. “Chính phủ khởi sự để đàm phán về nền kinh tế mới, bắt đầu nói chuyện phát triển phần mềm. Chính phủ thấy Internet là một phương tiện mạnh mẽ để dẫn Việt Nam đi vào nền kinh tế mới.”, theo lời của Bình.

Bình là con người hiện thực. Anh nghĩ rằng còn tới ba năm nữa,nhà nước mới bỏ sự câu thúc để cho Internet được phép phát triển. Vào lúc này, Bình sẽ xoay trở vào việc nội nhập hay thu mua hàng ngoài (outsourcing business).

Tính kiên nhẫn là tính bẩm sinh của người Việt Nam trong thế hệ giống như Bình, người con rể của một soái tướng nổi danh trên thế giới. Bình bắt đầu vào cuộc làm ăn năm 1985 sau khi anh từ Moscow trở về Hanoi với hàm tiến sĩ toán học và vật lý. Bình đã cho biết, anh và mấy người bạn muốn mở công ty, nhưng lúc đó Việt Nam còn lụn bại về kinh tế. Tất cả không có tiền, không có văn phòng và cũng chẳng có tương lai.

“Tất cả chúng tôi chỉ có một cái phòng nhỏ để ngồi uống trà với nhau,” Bình nói và cười như hối tiếc để nhớ lại.

Năm 1988, nhờ sự móc nối quan hệ gia đình, Bình kiếm được con dấu nhà nước đã thèm muốn từ lâu, con dấu này cho Bình được quyền mở công ty. Bình muốn đi thẳng vào công nghệ cao cấp, nhưng không biết phải đi theo bằng cách nào. Đúng ngay lúc nhà nước lại chú trọng nặng vào nông nghiệp. Một cán bộ cao cấp đưa ra ý kiến cho Bình để lấy tên công ty là Công nghệ Chế biến Thực phẩm (Food Processing Technology) hay FPT

Bình cho tập trung FPT vào computer, trúng vụ thầu năm 1990 để thiết lập mạng lưới dành vé bán của Hàng Không Việt Nam. (Thiệt ra mạng lưới Reservations Network của HKVN đã được lập từ thuở Bình chưa biết mặc quần). Không lâu FPT trúng vụ thầu thu mua máy móa của Olivetti tại ý. Khi Tổng thống Clinton của Hoa kỳ bỏ cấm vận cho Việt Nam, công ty của Bình đã ký kết làm ăn với IBM (Các máy móc như teletype và máy đánh chữ của HKVN trước đây toàn là máy do IBM chế tạo).

Ngày nay chương mục thương mại của FPT chiếm 20% thị truờng công nghệ tin học. Bình hiện nay đang tìm kiếm để đặt một văn phòng tại Hoa kỳ. Bình cho biết, vào năm 2002 nhà nuớc sẽ cho tư hữu hóa công ty của Bình. Trong vòng hai năm Bình hy vọng công ty của Bình sẽ được lên danh sách trong thị truờng chứng khoán của thành phố Hồ Chí Minh, ngày xưa là Saigon.
Mặc dầu tài nguyên của Việt Nam không có nhiều, Bình đã tin rằng FPT có thể bị các công ty quốc tế lớn hơn mua lại. Chính vì điểm này mà Bình đã lấy Bộ đội Bắc Việt ra làm tỷ dụ. Bình nhấn mạnh, súng ống của Bắc Việt không thể nào bì với Hoa kỳ, để đối phó với lực luợng thuộc loại siêu như Hoa kỳ, dân Việt Nam có sự ứng biến, linh động và thích nghi với mọi tình thế (Điểm này ông bố vợ của Bình ít khi nào giám đề cập để nói ra, vì cái đó thuộc riêng về toàn dân Việt Nam và không phải người cộng sản đã đào luyện nói ra).

Bình đã có mời vài tướng soái về hưu, không phải bố vợ của Bình, để nói chuyện với nhân viên về sự quan trọng của những đức tính này, cũng như nguyên cớ không lay chuyển trong vấn đề cạnh tranh rộng lớn hơn. Bước ngay lên trước tấm bảng phấn, Bình vẽ một ma trận gồm có Bộ đội Bắc Việt với nền kinh tế của Hoa kỳ hiện nay vào một cột, và Quân đội Hoa kỳ thời đại Việt Nam với nền kinh tế của Việt Nam ngày nay vào một cột khác, rồi nhẩm trong đầu một định thức (determinant).

“Nền kinh tế của Hoa kỳ giống như bộ đội Việt Nam trong lúc chiến tranh. Còn kinh tế của Việt nam giống như quân đội Hoa kỳ,” theo như lời của Bình.

Còn lâu lắm mới quên đuợc dĩ vãng của chiến tranh chia rẽ, Bình cho rằng tuơng lai của Việt Nam tùy thuộc vào ma trận này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.