Hôm nay,  

Sông Mekong Đang Hấp Hối Nhưng Chắc Chắn Sẽ Chết, Các Đập Thủy Điện Mới Khổng Lồ Đang Làm Cạn Mực Nước Sông Hùng Mạnh Một Thời Xuống Mức Thấp Nhất Trong 60 Năm

27/12/201900:00:00(Xem: 7935)

Mekong kho han sap chet_web www.asiatimes.com

 

Sự kết hợp của khô hạn và các con đập dọc theo Sông Mekong đã làm dậy lên nhiều quan tâm về tương lai của dòng sông dài 4,700 kilômét, mà trên đó có tới 10 triệu người tùy thuộc cuộc sống của họ vào nó tại Trung Quốc, Lào, Miến Điện,  Thái Lan và Việt Nam, theo www.asiatimes.com cho biết.

Số lượng đập ngăn dòng chảy của Sông Mekong đang nhân lên nhanh chóng, làm khô các đoạn của dòng sông chảy nhanh và khiến khu vực này phải đối mặt với hạn hán sắp xảy ra, theo Ủy Ban Sông Mekong, một cơ quan liên chính phủ khu vực nhằm cùng quản lý tài nguyên nước của sông cho biết.

Đập Don Sahong của Lào, mới nhất trong hàng chục dự án đập nước của Sông Mekong, đã bắt đầu phát điện gần biên giới Lào-Cam Bốt vào tháng 11. Hầu hết điện lực được tạo của đập này sẽ được xuất cảng qua Thái Lan và Cam Bốt.

Một tháng trước, con đập và dự án thủy điện lớn hơn nhiều phát ra 1.3 gigawatt điện Xayaburi đã bắt đầu sản xuất điện tại tây bắc nước Lào, tự sản xuất năng lượng “điện của Châu Á,” qua đó 35% dòng chảy của Sông Mekong sẽ được xuất cảng chủ yếu sang Thái Lan.

“Các nhà điều hành Đập Jinghong của TQ và các nhà điều hành đập mới mở Xayaburi của Thái Lan tại Lào đã thực hiện các hoạt động mà đã thực sự đã làm trầm trọng thêm khô hạn,” theo Brian Eyler, giám đốc chương trình Đông Nam Á tại Trung Tâm Stimson, là một nhóm nghiên cứu Hoa Kỳ, cho biết.

“Những đập đó và hơn 70 cái khác hiện hoạt động tại Lào  và Trung Quốc tất cả đều góp phần làm xấu đi các điều kiện ở hạ lưu Sông Mekong liên quan đến khô hạn.”

Khi các nền kinh tế như Cam Bót và Việt Nam tiếp tục phát triển ngay giữa sự chậm chạp toàn cầu ở mức từ 6 tới 7% một năm và nhằm bắt kiệp với các lân bang giàu có hơn như  Thái Lan, nhu cầu khu vực về điện vẫn gia tăng nhanh.

Các quốc gia khắp Châu Á đang xây dựng hàng chục nhà máy điện lực chạy bằng than đá mới để đáp ứng với nhu cầu đang gia tăng trong khi cùng lúc phản ảnh các mối quan tâm về sự ảnh hưởng lên biến đổi khí hậu của việc dùng than đá lớn hơn.

Nhưng các đập thủy điện, dù sạch hơn vì thay thế cho than đá, cũng đang đe dọa tàn phá môi trường. Và các chính quyền khu vực, quan tâm tới việc duy trì sự phát triển kinh tế và phát triển thặng dư, có vẻ đã quyết tâm đi tới bất kể các ảnh hưởng bất lợi.

“Các ảnh hưởng của những con đập trên dòng chính và phụ lưu đã được tiên đoán rộng rãi hơn một thập niên qua và hiện chúng đang bắt đầu diễn ra trong lưu vực với lực hấp dẫn thay đổi trò chơi,” theo Eyler của Stimson Center, cũng là tác giả của cuốn sách “Last Days of the Mighty Mekong,” đã cảnh báo.

Mekong_dap Xayaburi
Đập Xayaburi tại biên giới Thái Lan-Lào.

Theo tổ chức phi chính phủ International Rivers, đập Xayaburi là một “dự án gây nhiều tranh cãi vì nhiều mối quan tâm về tác động được dự đoán của nó lên hệ thống sông.” Tổ chức phi chính phủ này mô tả đập Don Sahong với công suất 260 megawatt điện đang đe dọa “nghề đánh cá quan trọng trên Sông Mekong và sự phong phú sinh học của khu vực này.”

Khi cả đập Xayaburi và Don Sahong bắt đầu hoạt động trong tháng vừa rồi, MRC đã cảnh báo về “sự nghiêm trọng đối với tình trạng cực kỳ khô hạn” mà họ dự đoán “sẽ làm thiệt hại các nước trong hạ lưu Sông Mekong từ nay cho đến tháng 1 năm 2020.”

Trong khi MRC cho rằng khô hạn được gây ra bởi “thiếu lượng nước mưa trong thời gian mùa mưa” và “một sự kiện El Nino” đã tạo “nhiệt độ cao bất thường và việc bốc hơi cao,” những người khác nói rằng số lượng đập nước đang gia tăng của Trung Quốc trên thượng nguồn Sông Mekong là thủ phạm chính.

“Các đập TQ là thách thức nhất định,” ‘theo Thitinan Pongsudhirak của Đại Học Chulalongkorn University tại Bangkok cho biết. “Khi nước xuống thấp, đôi khi chúng ta bị hạn hán và có vẻ như các con đập của Trung Quốc có nhiều đòn bẩy kiểm soát hơn về cách nước chảy và bao nhiêu nước chảy xuống hạ lưu,” theo Thitinan tại cùng một hội thảo về Sông Mekong được tổ chức tại trường đại học của ông, cho biết.

Sothirak phát biểu trong diễn đàn rằng “Sông Mekong đang chịu áp lực nghiêm trọng, chủ yếu áp đặt, dù không độc quyền, bằng việc xây đập.” Ông ấy cũng nói thêm rằng các đập nước của TQ thì “lớn hơn xa so với bất cứ con đập nào được xây dưới hạ lưu.”

Vào giữa tháng 11, MRC đẩy mực nước của Sông Mekoong xuống thấp nhất trong 60 năm; các phỏng đoán khác cho thấy rằng mực nước đã giảm tới mức thấp nhất trong một thế kỷ.

Mekong_xay dap thuong nguon
Xây đập trên thượng nguồn Sông Mekong.

Tác động mạnh nhất của Sông Mekong bị suy thoái có thể được cảm nhận xung quanh vùng châu thổ sông ở miền nam Việt Nam, nồi gạo của đất nước này và thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô thương mại đất nước và khu đô thị lớn nhất.

Mực nước sông thấp hơn có nghĩa là mực nước mặn ở vùng châu thổ có thể tăng lên, đe dọa đến việc trồng lúa và nông nghiệp, trong khi nông nghiệp được tưới bởi dòng sông có thể bị ảnh hưởng nếu trầm tích giàu dinh dưỡng bị chặn bởi dòng chảy của đập.

Điều đó có vẻ đã xảy ra, do các dòng sông ở Lào có màu xanh đại dương thay vì màu nâu bùn thông thường và nổi tiếng của nó.

Bất chấp những lo ngại như vậy, Việt Nam dường như đã quay trở lại sự phản đối từ lâu đối với các đập trên Sông Mekong bằng cách ủng hộ và tài trợ cho một đập thủy điện 1,410 megawatt (MW) được đề xuất gần thị trấn ven Sông Luang Prabang ở Lào.

Điều đó khác xa với sự la ó từ năm 2011, khi chính quyền Việt Nam kêu gọi dừng lại ở Xayaburi vì lo ngại về tác động hạ nguồn của nó.

Ảnh hưởng bất lợi ngày càng tăng đối với vùng châu thổ sông Cửu Long ở Việt Nam thậm chí đã khiến các nhóm xã hội dân sự phải cảnh giác khi chỉ trích chính quyền về lập trường đập thay đổi của họ, một sự thay đổi táo bạo đã khiến cho những người cộng sản cầm quyền phải ngụy biện với các chỉ trích.

Tuy đã có báo cáo từ Việt Nam về cái gọi là “những người tị nạn biến đổi khí hậu” trốn chạy trong điều kiện môi trường xấu, bao gồm hạn hán dai dẳng, ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và việc di cư vào các trung tâm đô thị.

Cam Bốt cũng có thể bị thiệt hại nếu Sông Mekong bị suy thoái và hạn hán dẫn đến sự gián đoạn nghiêm trọng của dòng nước chảy ngược hàng năm vào hồ Tonle Sap, hồ lớn nhất Đông Nam Á, được nối với một nhánh nhỏ hơn của Sông Mekong.

“Năm nay, hiệu ứng đảo ngược và nhịp độ đã bị giảm sút nghiêm trọng và sẽ mang lại những ảnh hưởng thiếu lương thực trầm trọng liên quan đến việc thiếu cá,” theo Eyler cho biết, trong khi Sothirak đã cảnh báo rằng việc bảo trì Sông Mekong là “rất quan trọng đối với cuộc sống bền vững của những quốc gia dọc theo sông.”

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Công ty nói rằng họ đã “biết rằng một số người đang gặp rắc rối trong việc tiếp cận ứng dụng Facebook” và công ty đang làm việc để phục hồi lại chức năng. Công ty đã không cho biết điều gì có thể gây ra việc mạng này bị đứng, mà đã bắt đầu khoảng 11 giờ 45 phút giờ miền Đông Hoa Kỳ. Chuyện các trang mạng và các ứng dụng bị hỏng không hoạt động là bình thường, dù chuyện như vậy xảy ra trên quy mô toàn cầu là hiếm. Những người sử dụng đã báo cáo không thể vào Facebook tại California, New York và Châu Âu.
Báo cáo đã được công bố hôm Chủ Nhật bởi Hiệp Hội Các Ký Giả Điều Tra Quốc Tế (ICIJ) gồm 600 nhà báo từ 150 cơ quan truyền thông báo chí tại 117 nước. Nó đã được đặt tên là “Pandora Papers” bởi vì những phát hiện này đã rọi ánh sáng vào những thương lượng bí mật trước đây về giới thượng lưu và tham nhũng, và cách họ đã sử dụng các trương mục ngoại quốc để che đậy những tài sản trị giá hàng ngàn tỉ đô la.
Đài Loan đã chỉ trích gắt gao Trung Quốc hôm Thứ Bảy, 2 tháng 10 năm 2021 sau hàng chục phản lực quân sự bay vào vùng phòng thủ không gian của Đài Loan trong điều mà nước này gọi là cuộc xâm nhập lớn nhất của Bắc Kinh từ trước tới nay, theo bản tin của NBC News tường thuật hôm Thứ Bảy. Bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết trong một tuyên bố rằng 20 chiếc máy bay, tất cả đều là chiến đấu cơ ngoại trừ 2 chiếc máy bay chống tàu ngầm đã bay vào khu vực chung quanh Quần Đảo Đông Sa (Pratas Islands) hôm Thứ Bảy.
Canada đã tổ chức ngày lễ toàn quốc đầu tiên vinh danh các nạn nhân và những người còn sống sót của hệ thống nhà trường cư dân bản địa của đất nước này, theo bản tin của CNN tường thuật hôm Thứ Năm, 30 tháng 9 năm 2021. Ngày lễ luật định đến một ngày sau khi một tòa án liên bang đã giữ nguyên phán quyết năm 2016 ra lệnh chính phủ Canada phải bồi thường cho các trẻ em người Da Đỏ là những em bị đưa vào cơ sở nuôi dưỡng. Ngày Quốc Gia Vì Sự Thật và Hòa Giải hôm Thứ Năm và quyết định của tòa án đã nêu bật lịch sử của sự kỳ thị và làm hại đối với các cộng đồng First Nations.
Chủ quyền của một quốc gia là chuyện sinh tử của một dân tộc, bởi thế khi Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng bắt nạt và đầy tham vọng xâm chiếm Biển Đông thì các nước có tuyên bố chủ quyền trong vùng biển này tức khắc phải lên tiếng phản đối, mà cụ thể gần nhất là việc ngoại trưởng Phi Luật Tân yêu cầu Bộ Ngoại Giao của nước này gửi 3 công hàm phản đối các hoạt động trái pháp luật của TQ ở Biển Đông, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Năm, 30 tháng 9 năm 2021.
Các viên chức đứng đầu quốc phòng Hoa Kỳ đã nói rằng việc xâm chiếm Afghanistan của Taliban có thể theo dõi ngược lại một thương lượng giữa nhóm này và chính phủ Trump, theo bản tin của BBC Tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Tư, 29 tháng 9 năm 2021. Hiệp ước được gọi là Doha đã được ký vào tháng 2 năm 2020 và ấn định ngày cho cuộc rút quân đội Hoa Kỳ. Tướng Frank McKenzie nói rằng hiệp ước này đã có “hiệu quả tai hại thật sự” lên chính phủ Afghan và quân đội. Bộ Trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin đã đồng ý điều đó, nói rằng thỏa thuận nói trên đã giúp Taliban “mạnh hơn.”
Một cuộc chiến giữa các băng đảng trong một nhà tù tại thành phố biển Guayaquil của Ecuador đã giết chết ít nhất 100 tù nhân và làm bị thương 52 người khác trong sự kiện mà các viên chức thẩm quyền nói là cuộc thảm sát nhà tù tồi tệ nhất trong lịch sử của nước này, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Tư, 29 tháng 9 năm 2021. Ít nhất 5 người đã được báo cáo bị chặt đầu, theo các viên chức cho biết hôm Thứ Tư.
Trung Quốc tìm mọi cách để khống chế và xâm chiếm Biển Đông cho bằng được, mà cụ thể mới đây nhất là việc họ tung ra độc chiêu với việc thử nghiệm cá đuối robot thả xuống Biển Đông để mai phục và theo dõi mọi hành động của các nước trong vùng biển chiến lược này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 28 tháng 9 năm 2021.
Kết quả bầu cử cho thấy cử tri không đồng ý với đường lối chính trị của liên minh lớn CDU/CSU và SPD do bà Merkel lãnh đạo, ít nhất trong nhiệm kỳ qua 20217-2021. CDU/CSU mất hơn 8% phiếu là hậu quả. SPD thắng lớn, tăng gần 5%. FDP và Xanh thắng lớn, trở thành lực lượng mạnh thứ ba sau SPD và CDU/CSU.
Giám Đốc Tài Chánh của Công Ty Hoa Vi là bà Mạnh Vãn Chu và Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ hôm Thứ Sáu, 24 tháng 9 năm 2021, đã ký thỏa thuận ngưng truy tố các cáo buộc của Hoa Kỳ chống lại bà cho đến cuối năm 2022, sau khi cho thấy các truy tố có thể bị bãi bỏ, theo theo bản tin của CNN Business tường thuật hôm Thứ Sáu. Thương lượng sẽ cho phép bà trở lại Trung Quốc, và có thể đưa đến chấm dứt gần 3 năm pháp lý mà đã tạo phức tạp cho các mối quan hệ giữa Hoa Kỳ, TQ và Canada.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.