Hôm nay,  

Mỹ Báo Nguy: Thuốc Tây Mua Theo Toa Cũng Bị Dỏm

29/12/200200:00:00(Xem: 4553)
WASHINGTON-- Đừng tưởng mua thuốc Tây ở các dược phòng Hoa Kỳ là an toàn. Vẫn có 1 số thuốc Tây bán ở các dược phòng lớn của Mỹ đã bị biến chất và nhiễm hại.
Một số thuốc mua theo toa Bác Sĩ bị nhiễm hại vì phải qua tay nhiều người trung gian, trên đường từ hãng bào chế đến tiệm thuốc địa phương. Đó là tường trình của phóng viên Bob Simon trong chương trình truyền hình "60 Minutes" trên Đài CBS/2 chuyên về điều tra. Tệ hơn nữa, nếu hãng bào chế số thuốc trên phát giác sự nhiễm hại, chẳng có đìều luật nào buộc họ phải báo cho bệnh nhân hay cơ quan kiểm soát thực phẩm/dược phẩm FDA biết là số thuốc đó có thể trở nên nguy hiểm.
Dược phẩm khởi đi từ hãng bào chế, qua tay các trạm phân phối quốc gia, rồi đến tay các giới bán sỉ, trước khi dừng lại ở tiệm bán lẻ. Điều tra viên đặc phái Michael Mann của bộ pháp chế "Department of Law Enforcement" tiểu bang Florida, nói với phóng viên Simon : "Tôi từng thấy dược phẩm qua tay tới 10 chặng. Điều này xảy ra vì giá bán thay đổi tùy vào một số yếu tố, chẳng hạn : người mua ở vùng nào, và mua bao nhiêu. Việc giá cả có thể thay đổi như vậy, tạo cơ hội cho một số người muốn mua qua bán lại để kiếm lời, và kéo dài hệ thống phân phối chưa có luật lệ và rất dễ bị lợi dụng. Các phần tử gian manh đã tìm ra một mánh mung bán hàng chúng ta không thể tưởng tượng nổi."

Các phần tử này càng vững tâm hơn vì thủ tục giấy tờ để theo dõi di chuyển của thuốc không mấy khi được đặt ra. Khi tuần tự được chuyển qua hệ thống phân phối, thuốc có thể bị hư hại vì không được giữ trong tủ lạnh. Hay - nếu là thuốc hết sức đắt tiền, đặc biệt là các loại trị ung thư hay AIDS - thuốc sẽ giảm chất lượng vì bị pha thêm để bán được nhiều hơn. Sẽ có hậu quả khủng khiếp cho người nào xử dụng số thuốc đó, được gọi là "thuốc giả" trong giới bào chế dược phẩm.
"Em đi ngủ và sẽ thức dậy với toàn thân bị co rút, rồi em sẽ khóc la." Đó là lời một em 17 tuổi vừa được giải phẩu để ghép thận, và hàng tuần được chích thuốc làm tăng lượng hồng cầu, nhưng hóa ra đây là "thuốc giả!" Một số nạn nhân "thuốc giả" khác, như một em nhỏ đã cùng cha mẹ em xuất hiện trong chương trình kể trên, nhưng dấu tên.
Tệ hơn nữa là ngay khi hãng bào chế biết thuốc bị pha, họ cũng chẳng cần phải thông báo sự phát giác đó cho bệnh nhân, vì dại gì làm khách hàng hoảng sợ rồi về sau sẽ mua thuốc của hãng đang cạnh tranh với họ!
"Hãng bào chế không bị pháp luật đòi hỏi phải thông báo thông báo tiệm bán thuốc về một việc như vậy." Bác sĩ Mark McClellan, giám đốc FDA, đã nói với Simon như thế, và tiếp lời: "Và hãng bào chế cũng không bị buộc phải thông báo với khách hàng!" FDA có trách nhiệm đối với việc bào chế an toàn một loại thuốc, nhưng không có trách nhiệm đối với việc phân phối an toàn loại thuốc đó. Trách nhiệm này thuộc về từng tiểu bang một.
Một số tiểu bang đã bắt đầu áp dụng các biện pháp nghiêm khắc để đối phó, nhưng theo giới công tố và y tế, điều tối cần thiết là phải đặt một điều luật về thủ tục giấy tờ theo dõi các giai đoạn phân phối thuốc, để các phần tử gian manh gây nhiễm hại thuốc khó thoát khỏi lưới pháp luật.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.