Hôm nay,  

21 Nước Apec Ok Tự Do Mậu Dịch Toàn Vùng

15/11/201000:00:00(Xem: 2133)

21 Nước APEC OK Tự Do Mậu Dịch Toàn Vùng

YOKOHAMA   -       Hôm chủ nhật, các nhà lãnh đạo của 21 nước bao quanh Thái Bình Dương đồng ý cùng làm việc để xây dựng tự do mậu dịch toàn vùng, là điều kiện thiết yếu để phát triển bền vững.
Từ đảo quốc Brunei đang nổi lên cho tới cường quốc kinh tế hạng nhì thế giới là Trung Quốc, 21 thành viên APEC khẳng định tránh dựng các rào cản, và rút lại các biện pháp bảo hộ mậu dịch đã ban hành trong thời gian khủng hoảng vừa qua.
Bản tuyên bố kết thúc 2 ngày họp ghi "Chúng tôi tái xác nhận chủ trương không lay chuyển để tìm kiếm tự do mậu dịch và đầu tư cởi mở trong vùng - chúng tôi phải có những biện pháp xây dựng 1 nền tảng cho tăng trưởng bền vững hơn và cân bằng hơn trong tương lai".
Sự biểu dương ý chí thống nhất của hội nghị APEC là trái nguợc hội nghị G-20 họp chỉ mấy ngày trước tại thủ đô Nam Hàn - nhưng, các quan ngại về sự yếu ớt của hồi phục đã làm tăng tính cấp bách cho nhu cầu vận động tự do mậu dịch.
Trong phần phát biểu của mình, chủ tịch Hồ Cẩm Đào tuyên bố "Sự hồi phục không vững chắc và sự mất cân bằng gây bắt trắc - tình hình nhân dụng tại các là nước phát triển là mù mờ, trong khi các thị trường mới nổi đối diện áp lực của lạm phát và hiện tượng bong bóng của giá cả địa ốc".
Mục tiêu đề nghị của Thủ Tướng Naoto Kan là thực hiện tự do mậu dịch châu Á Thái Bình Dương từ nay đến năm 2020. Nhưng, vấn đề là phức tạp vì tính đa dạng, và APEC không có quyền lực về thương luợng.


Phóng viên nhận thấy 9 nước đang đàm phán để thực hiện tự do mậu dịch trong phạm vi gọi là "xuyên Thái Bình Dương - TPP", gồm Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Malaysia, Vietnam, Peru, Chí Lợi, Brunei và Singapore. Ngoài ra, nhóm gọi là ASEAN + 3 gồm thêm Nhật, Nam Hàn, Trung Quốc cũng đang thương luợng. Mậu dịch và đầu tư mở rộng có thể tạo ra việc làm, nhưng áp lực của cạnh tranh sẽ đe dọa môi trường sống.
Mặt khác, ngoại trưởng Nhật hô hào Trung Quốc trở lại điều đình về phát triển tiềm năng dầu khí tại các vùng đảo tranh chấp - phúc đáp của Trung Quốc là hãy để căng thẳng lắng xuống trước đã.
Thủ Tướng Kan chưa định hàn gắn các bất đồng với chủ tịch Hồ trong lúc giảm phàn nàn về chuyến viếng thăm của TT Medvedev tại đảo bị chiếm vào thời gian cuối thế chiến.
Cũng như Nhật, các nước khác đang âu lo về sức mạnh ngày càng tăng và thái độ xác quyết của Bắc Kinh. Sau cùng, bản tuyên bố chung của hội nghị APEC cũng khẳng định ý muốn tiến tới 1 hệ thống hối suất do thị trường quyết định, và nhờ đó tránh đuợc căng thẳng về tỉ giá tiền tệ tại thượng đỉnh G-20. Lần đầu tiên, các nhà lãnh đạo APEC chấp nhận 1 chiến luợc vì tăng trưởng cân bằng, bền vững và đổi mới trong vùng và tại các nước - APEC cũng xác nhận ý định tăng tiến an ninh về năng luợng và kiểm soát khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.