Hôm nay,  

Ngày Càng Nhiều Mỹ Latin Bỏ Công Giáo, Vì Đổi Đạo Theo Tin Lành Và Tuyên Bố Không Tôn Giáo

21/03/201000:00:00(Xem: 3840)

Ngày Càng Nhiều Mỹ Latin Bỏ Công Giáo, Vì Đổi Đạo Theo Tin Lành Và Tuyên Bố Không Tôn Giáo

WASHINGTON -- Sức tăng dân số người Mỹ Latin trong 2 thập niên qua đã cung cấp thêm giaó dân cho Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, nhưng một bản phân tích mới cho thấy ngày càng có nhiều người Mỹ Latin rời bỏ Công Giáo - trong đó một phần đổi đạo sang các hệ phaí Tin Lành, và phần còn lại tuyên nhận là không theo đạo nào.
Bản phúc trình thực hiện bởi các nhà nghiên cứu ở đaị học thần học Trinity College tại Hartford, Conn., cho thấy căn cước tôn giaó cũa dân Latin tại Hoa Kỳ ngày càng đa dạng, và ngày càng "Mỹ hóa" khi họ tiếp cận với nhiều khuynh hướng thần học khác tại Mỹ và  cả khuynh hướng khoa học vô thần.
Bản nghiên cứu dựa vào dữ kiện từ bản khảo sát "2008 American Religious Identification Survey," so sánh trả lời qua điện thoại trong năm 1990 và 2008 thực hiện bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Bản khảo sát 2008 theo mô hình mẫu gồm 3,169 người tự nhận là Mỹ Latin.


Đồng tác giả bản khảo sát là Barry  Kosmin, giám đốc Viện nghiên cứu Institute for the Study of Secularism in Society and Culture tại trường Trinity College, nói ngày càng đa dạng trong khối dân Mỹ Latin, một số rời bỏ Công Giáo để theo các hệ phái Tin Lành hay Phúc Âm, trong khi một số tuyên nhận là vô tôn giáo.
Trong thời gian từ 1990 tới 2008, Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ có thêm khoảng 11 triệu giaó dân thành niên, trong đó có 9 triệu là Mỹ Latin. Trong năm 1990, Mỹ Latin chiếm 20% tổng số giáo dân Công Giáo, nhưng năm 2008, số này tăng tới 32%.
Những người tự nhận là "không tôn giáo" tăng từ chưa tới 1 triệu người (6% dân Latin tại Mỹ) trong năm 1990 để tới gần 4 triệu người (tức 12% dân Mỹ Latin) trong năm 2008.
Allan Figueroa Deck, một linh mục Công Giáo và là giám đốc Tông Toà Đa Văn Hóa của Giáo Hội, một chương trình thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, nói rằng hiện tượng này còn cho thấy khuynh hướng thế tục lấn áp, trong đó tôn giaó không còn là rất quan trọng, và "Chúng ta cần tự hỏi tại sao như thế, và giaó hội có thể phản ứng trước thách thức này thế nào."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.