Hôm nay,  

Vùng Đông Nam Á Chạy Đua Xây Nhà Máy Điện Nguyên Tử

23/12/200700:00:00(Xem: 1762)

Khi giá dầu và nhu cầu nhiên liệu cùng tăng, nhiêu quốc gia tại Đông Nam Á đã buộc phải xoay sang tìm nguồn năng lượng nguyên tử để thay thế. Điều này làm đau đầu các nhà môi trường vì họ cho rằng đó không phải là phương án an toàn cho khu vực.

Với nền kinh tế đang trên đà phát triển, Thái Lan, Nam Dương và Việt Nam đang đặt mục tiêu lắp đặt hệ thống năng lượng nguyên tử chiến lược hàng đầu dự tính sẽ hoàn tất sớm nhất vào năm 2015. Bộ trưởng năng lượng Thái, Piyasvasti Amranand cho biết nhu cầu nhiên liệu tăng đáng kể và hiện nhập cảng koảng 60% dầu hỏa, nguồn năng lượng mới cần duy trì để đảm bảo tăng trưởng.

Chính quyền của các nước cũng ủng hộ việc đổi sang năng lượng nguyên tử với lý do thay đổi khí hậu. Họ cho rằng năng lượng sạch sẽ giúp giảm bớt nạn khí thải tử than và khí đốt vào bầu khí quyển.

Trong tháng 9 vừa qua, Tổng Thống Bush cho biết các nước giàu có sẽ giúp các nước đang phát triển duy trì "tiềm lực nguyên tử an toàn, sạch và rẻ."

Tổng thống nói "nguyên tử lực là một nguồn năng lượng sẵn có có thể tạo ra một lượng lớn điện mà không làm ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường."

Tuy nhiên nhiều người lại có ý kiến ngược lại như Shailendra Yashwant, người đứng đầu Hội Hòa Bình Xanh Đông Nam Á cho biết "năng lượng nguyên tử không sạch cũng như không phải là một phương án hay cho các quốc gia này." Viên chức này lên tiếng giải thích sự nguy hiểm nếu có sự rò rỉ nguyên tử sẽ có tác động khổng lồ lên hệ sinh thái.

Các nhà hoạt động trên khắp thế giới đã biểu tình trước trung tâm họp báo Bali, kêu gọi chính quyền của những quốc gia trên ngưng dự án xây dựng.

Một lý do khác làm tăng nguy cơ hiểm họa là vì các quốc gia này có khí hậu không ổn định, nằm trên các rãnh địa chấn và các tai ương thiên nhiên khác.

Shailendra nói hiệu quả năng lượng và năng lượng tái sinh từ mặt trời và gió có thể cung cấp phân nửa nhu cầu năng lượng cho đến năm 2050 và cắt giảm khí thải CO2 xuống 50%.

Trong khi Piyasvasti nói ở Thái Lan, các nguồn trên chỉ là một phần của dự án nhưng không đủ cung ứng 1.400 megawatts mỗi năm. Cho đến nay, đất nước duy nhất xây dựng lò phản ứng trong khu vực là Phi Luật Tân nhưng kết quả là đã dẫn đến bi kịch. Với chi phí 2,3 tỷ Bạt lò này đã đóng cửa năm 1987 và chưa bao giờ sản xuất một công suất điện nào sau khi bị tuyên bố là không an toàn và không hoạt động.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.