Hôm nay,  

Kinh Tế Đông Á Và Đông Âu Cùng Tới Bên Bờ Sụp Đổ

22/02/200900:00:00(Xem: 3539)

Kinh Tế Đông Á Và Đông Âu Cùng Tới Bên Bờ Sụp Đổ

LONDON - Trong tháng vừa rồi xảy ra việc chạy đua giữa Đông Á và Đông Âu để xem nơi nào sụp nhanh hơn trong suy thoái toàn cầu.
Cho đến tuần này sút giảm thê thảm trong mậu dịch xuất cảng tại Á Châu có vẻ khiến cho nó trở thành ứng viên. Xuất cảng của Đài Loan rớt xuống 42% trong một năm tính tới tháng 12, và kinh tế của xứ này co cụm lại 7% trong quý 4 của năm ngoái. Xuất cảng của Nam Hàn xuống 23%. Xuất cảng nội địa của Tân Gia Ba xuống 35% trong tháng 1 từ một năm trước, theo phúc trình của chính quyền cho biết.
Nhật Bản thì ở trong tình trạng ác nghiệt. Xuất cảng của Nhật sút giảm 35% trong một năm tính đến tháng 12, thành quả kỹ nghệ tụt 9.6%. Kinh tế Nhật đang co cụm ở tỉ lệ hằng năm là 12%.
Bộ Trưởng Nông Nghiệp Trung Quốc phỏng đoán trong tháng này rằng 20 triệu công nhân di dân từ những vùng nông thôn đã mất việc làm, vì thêm 7 triệu sinh viên mới tốt nghiệp ra trường tham gia vào lực lượng lao động. Morgan Stanley và Standard Chartered, mà những định giá của họ về kinh tế Trung Quốc rất đáng tin cậy, phỏng đoán rằng Trung Quốc hiện nay đang tiến gần đến mức phát triển zero phần trăm.
Chính Châu Âu cũng đang gặp vấn đề. Số lượng đặt hàng xuất cảng của Đức rớt xuống 25% trong một năm tính đến tháng 12. Giá nhà tại Pháp xuống 9.9% trong quý 4 của năm ngoái, mức xuống thấp nhất kể từ khi việc thu thập tài liệu bắt đầu vào năm 1936. Ái Nhĩ Lan mất 36,500 việc làm trong tháng 1 - tương đương với mức tổn thất 2.3 triệu việc làm tại Mỹ.
Thất nghiệp tại Tây Ban Nha gia tăng tới 3.3 triệu - hay 14.4% -- và vẫn còn tiếp tục tăng cao. Sự nổ tung của bong bóng nhà cửa đã làm thiệt hại nặng nề nền kinh tế mà trong đó ngành xây dựng cung cấp tới 20% tổng sản lượng nội địa quốc gia. Bộ Trưởng Lao Động nói hồi cuối tuần rằng kinh tế Tây Ban Nha không thể "gánh chịu" bất cứ di dân nào thêm nữa sau "sự tàn phá của cơn bão" này.


Julian Callow, kinh tế gia tại Barclays Capital của Châu Âu, nói rằng, "Chúng ta đang đương đầu với những dữ liệu kinh hoàng thật sự, tương tự như những gì chưa bao giờ được chứng kiến trước thời kỳ hậu chiến tranh tại Châu Âu."
Nền mậu dịch thế giới cũng đang co cụm. Văn Phòng Phân Tích Kinh Tế CPB Netherlands Bureau phỏng đoán số lượng mậu dịch thế giới rớt xuống 8% trong tháng 11. Hội The International Air Transport Association nói rằng lượng hàng chuyên chở bằng máy bay đã sút giảm 22% một năm tính tới tháng 12. Liên Hội The U.S. National Retail Federation nói rằng thùng hàng chuyên chở vào Hoa Kỳ sút giảm 8% trong năm 2008 và dự phóng còn rớt thêm 12% trong năm nay.
Tin tức mới nhất từ Đông Âu thì tồi tệ hơn. Thành quả kỹ nghệ tại Nga sụp xuống 20% trong tháng 1 (Chỉ riêng sản phẩm xe hơi giảm 80%), và 27% tại Ukraine. Ngân Hàng Tái Cấu Trúc và Phát Triển Châu Âu phỏng đoán rằng 20% các vay mượn của họ trong khu vực đang có hiệu lực hay không đủ tiền trả.
Stephen Jen, đứng đầu ngành tiền tệ của Ngân Hàng Morgan Stanley, phúc trình rằng Đông  Âu đã mượn tổng cộng 1.7 ngàn tỉ đô từ nước ngoài, phần nhiều trong số đó là món vay mượn ngắn hạn. Số tiền mượn đó phải được hoàn trả 400 tỉ đô trong năm nay, tương đương với 1/3 tổng sản lượng nội địa toàn khu vực.
Nếu sự xuống dốc của Á Châu đi vào cơn suy trầm đe dọa nhận chìm đồng đô la Mỹ bằng việc đóng kín túi tiền của những người mua nợ Hoa Kỳ thường lệ, rồi thì sự sụp đổ của Đông Âu đe dọa mang theo sự tụt dốc hệ thống ngân hàng Châu Âu với nó. Thật không dễ phán quyết cái nào nguy hiểm hơn cái nào đối với nền kinh tế toàn cầu, mà có thể lăn vào một cuộc Đại Suy Thoái mới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.