Hôm nay,  

Mắt Đỏ, Ngứa: Dị Ứng Mắt

23/06/200100:00:00(Xem: 14046)
Vào mùa dị ứng, người ta thường chỉ nhắc dị ứng mũi và ít ai để ý tới dị ứng mắt. Nhưng thực tế, bệnh nhân than phiền dị ứng mắt nhiều hơn. Khoảng 22 phần trăm người sống ở Mỹ bị dị ứng mắt. Nhiều trẻ em cũng than phiền dị ứng mắt.

Có nhiều loại dị ứng mắt:
- Dị ứng mắt theo mùa là bệnh nhẹ, gây ngứa ngáy, mắt đỏ, chảy nước mắt.
- Dị ứng kết mạc và giác mạc (Atopic keratoconjunctivitis): ngứa mắt dữ tợn, kể cả mí mắt. Bệnh nặng, kết mạc sinh ra thẹo, nguy hiểm.
- Viêm kết giác mạc mùa đông (Vernal keratoconjunctivitis)làm ngứa mắt ghê gớm hơn nữa. Mắt ra ghèn, con ngươi nở lớn, bệnh nặng.
- Viêm giác mạc (Giant papillary conjunctivitis): ngứa và chảy nước mắt. Cộng thêm con ngươi nở lớn, cũng là loại nặng.

Nói chung, dị ứng mắt triệu chứng không rõ ràng. Bởi vậy, cần phải phân biệt, vì nhiều khi cứ nhầm tưởng dị ứng mắt với nhiều bệnh mắt khác. Nhất là phân biệt nếu có thương tích vào mắt, nhiễm trùng mắt, dùng đồ cosmetic ảnh hưởng tới mắt. Hay nhỏ thuốc vào mắt tự mua lấy ở quầy. Khi đeo contact lens. Sống trong môi trường có nhiều bụi bậm. Nhiều trường hợp khác cũng bị nhầm lẫn như viêm nhiễm trùng mắt, viêm vành mắt (blepharitis), mắt khô, hay đường dẫn mắt bị nghẹt.

Nhiễm trùng mắt có thể do vi trùng, siêu vi trùng, nấm mốc hay ký sinh trùng. Nhiễm trùng mắt làm đỏ mắt, ra ghèn và làm mủ. Nhiễm siêu vi trùng cũng làm mắt đỏ, nhưng ít hơn, ghèn không đặc, đôi khi nổi hạch. Nhiễm trùng vì nấm mốc ra ghèn đặc và làm mủ.

Tóm lại, nếu bị đau mắt mà lại thấy ngứa mắt thì thường nghĩ ngay dị ứng.

Nhưng nếu mắt khô, thiếu nước mắt thì thấy những triệu chứng như cay mắt, có vật gì trong mắt. Bệnh nhân có những triệu trứng tệ hơn như khi xài thuốc chữa dị ứng, uống thuốc thông tiểu, kích thich tố phụ nữ. Nên để ý bệnh khô mắt đặc biệt khi bị phong thấp (rheumatoid). Sau hết, trường hợp ống dẫn nước mắt bị nghẹt cũng làm khô mắt.

Cơ nguyên dị ứng mắt: là phản ứng do tế bào mast cell bị kích thích bởi Immunoglobin E, khởi sự do bụi dị ứng sinh ra. Những chất trung gian từ tế bào mast cells như histamine, prostaglandins, leucotrienes và kinins lần lượt kích thích giây thần kinh, làm nở mạch máu, tiết chât nhờn, làm mắt ngứa, cay và đỏ, sưng bọng nước trong mắt và ra ghèn.

Điều trị: Tùy bệnh dị ứng mắt nặng nhẹ. Cách hay nhất là tránh khỏi bụi dị ứng vào mắt. Bệnh nhân không nên dùng tay dụi mắt, vì sẽ kích thích tế bào mast cells làm bệnh tăng nặng thêm. Triệu chứng có thể giảm nếu tạm thời bỏ contact lens.

Dùng nước mắt nhân tạo giúp đẩy bụi ra khỏi mắt và giảm bụi trong mắt. Nếu dùng nước mắt nhân tạo mà còn bị đau mắt thêm, đỏ mắt hơn, hay bị kích thích thì nên ngưng dùng. Lý do chính là bởi có thể bị dị ứng vì chất dị phòng (preservatives) trong nước mắt nhân tạo.

Trong thị trường có nhiều loại thuốc nhỏ mắt và cách chữa tùy theo tình trạng của dị ứng mắt, từng giai đoạn của sự phát triển dị ứng mắt.
- Thí dụ thuốc điều chỉnh thăng bằng tế bào mast cells như Cromolyn sodium, Lodoxamide tromethamine, Pemirolast potassium, Nedocromil sodium.
- Thuốc chống histamines (antihistamines) như Levocabastine hydrochloride, Emedastine difumarate.
- Thuốc vừa điều chỉnh mast cells vừa khử histamine như Olopatadine hydrochloride.
- Thuốc có nhiều cơ nguyên điều trị khác nhau như Ketotifen fumarate, Azelastine hydrochloride.
- Thuốc giảm viêm không phải steroid như Ketorolac tromethamine.
- Thuốc steroid như Loteprednol etabonate.

Tóm lại, cần lưu ý vài điều căn bản khi dùng thuốc. Như:
- Trứơc nhất, nên tìm hiểu nguyên nhân dị ứng mắt.
- Nếu bị bênh tim mạch, cao máu không nên dùng loại thuốc tự mua ở quầy có chất pseudoephedrine, làm bệnh nặng thêm.
- Nếu bị dị ứng vì thuốc nhỏ mắt (thí dụ thấy nhức mắt) thì hãy ngưng thuốc ngay và liên lạc với bác sĩ.
- Nếu nhỏ thuốc đúng kỳ hạn mà bệnh vẫn không hết thì tất nhiên đừng tiếp tục xài thuốc và cũng phải hỏi bác sĩ.

(Ghi chú: Bài này viết với mục đích nâng cao kiến thức, không dùng để tự trị liệu. Nếu bạn có thắc mắc về tình trạng sức khoẻ hay thuốc men, xin hỏi bác sĩ gia đình).

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.; E-mail: nmtran@hotmail.com; Điện thoại: (714) 547-3915.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.