Hôm nay,  

Những điều cần biết về biến thể phụ mới XBB.1.5 của Omicron

20/01/202300:00:00(Xem: 9428)

bien the covid
Virus COVID
 
Gần đây, một số bạn bè gởi cho tôi qua e-mail một bài viết bằng tiếng Việt không rõ xuất xứ cảnh báo về một loại biến chủng của virus COVID mới rất nguy hiểm, rất lây lan mà lại không có triệu chứng thông thường báo trước, không phát hiện được bằng các test hiện có và không có thuốc chữa. Những “tin tức” này có vẻ không có cơ sở thực tế và có thể gây hoảng hốt không cần thiết.
 
Hôm nay tôi xin phỏng dịch và chú thích thêm cho dễ hiểu một bài báo của CNN (1) trả lời một số câu hỏi về biến thể phụ mới nhất đang lan tràn ở Mỹ và đã có mặt tại Việt Nam.
 
Mọi người nên biết gì về XBB.1.5? Vắc-xin và phương pháp điều trị có tác dụng chống lại nó không? Các test có phát hiện được nó không? Các bệnh viện sẽ lại trở nên quá tải? Trẻ em có nên đeo khẩu trang đến trường nữa không? Và có thể có những biến thể đáng lo ngại hơn xuất hiện trong tương lai?
 
Bài CNN phỏng vấn BS Leana Wen, chuyên về y khoa cấp cứu, y tế công cộng và giáo sư về quản lý và chính sách y tế tại Trường Y tế Công cộng thuộc Viện Milken thuộc Đại học George Washington và tác giả của “Lifelines: A Doctor’s Journey in the Fight for Public Health.” Bác sĩ Wen là một bác sĩ gốc Trung Quốc trẻ tuổi (39 tuổi), cùng gia đình đến tỵ nạn ở Mỹ lúc cô 8 tuổi, vào đại học lúc 13 tuổi, tốt nghiệp cử nhân tối danh dự lúc 18 tuổi và từng hoạt động mạnh mẽ trong lãnh vực truyền thông về chính sách y tế và bảo vệ quyền lợi bệnh nhân ở Hoa Kỳ. (2)
 
Điểm đáng chú ý, theo BS Wen, các thử nghiệm hiện có và thuốc Paxlovid vẫn dùng được với XBB.1.5.
 
PAXLOVID gồm 2 loại thuốc: viên nén (tablet) nirmatrelvir (màu hồng) và ritonavir (màu trắng). Hai vị thuốc ngày uống 2 lần, trong 5 ngày. Xin nhắc lại ở đây thông tin về Paxlovid theo FDA: (3)
 
“PAXLOVID là một loại thuốc thử nghiệm (investigational drug) được sử dụng để điều trị COVID-19 từ nhẹ đến trung bình ở người lớn và trẻ em [12 tuổi trở lên nặng ít nhất 88 pound (40 kg)] với kết quả dương tính khi xét nghiệm vi-rút SARS-CoV-2 trực tiếp và người đó có nguy cơ cao mắc bệnh tiến triển thành COVID-19 nghiêm trọng, bao gồm nhập viện hoặc tử vong.
 
PAXLOVID là thuốc đang được thử nghiệm vì nó vẫn đang được nghiên cứu. Có thông tin hạn chế về tính an toàn và hiệu quả của việc sử dụng PAXLOVID để điều trị cho những người mắc COVID-19 bệnh từ nhẹ đến trung bình.”
 
Một biến thể Covid-19 mới, XBB.1.5, đang lây lan nhanh chóng trên khắp Hoa Kỳ. Vào tháng 12 năm 2022, tỷ lệ các ca nhiễm Covid-19 mới do nhánh Omicron này đã tăng từ 4% lên 18%, theo thông cáo ngày 6 tháng 1 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, và dự kiến sẽ còn tăng hơn nữa. Ở một số vùng ở Mỹ, nó chiếm hơn một nửa số ca nhiễm mới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, XBB.1.5 là dạng Omicron dễ lây truyền nhất.
 
1) Mọi người nên biết gì về biến thể Covid-19 mới nhất, XBB.1.5?
 
– Mọi người không nên ngạc nhiên khi có một biến thể mới. Càng nhiều virus sao chép, chúng càng đột biến. Hầu hết các đột biến không mang lại lợi thế tiến hóa (evolutionary advantage, giúp cho nó sinh sôi nẩy nở và tồn tại) và sẽ không lan rộng hơn nữa, nhưng một số thì có.
 
Có ba câu hỏi chính để hỏi về các biến thể mới. Đầu tiên, nó có dễ lây lan hơn không? Thứ hai, nó có gây ra bệnh nghiêm trọng hơn không? Và thứ ba, liệu nó có khả năng tránh miễn dịch cao hơn (immune-evasive), nghĩa là nó làm hao mòn khả năng bảo vệ của các loại vắc-xin và các phương pháp điều trị hiện có?
 
● Các đột biến của XBB.1.5 giúp nó dễ lây lan hơn. Một chủng (strain) dễ lây truyền hơn có lợi thế tiến hóa là nó sẽ lây lan nhanh hơn các chủng khác và do đó có thể thay thế các chủng khác. Đây là một xu hướng được thấy trong suốt đại dịch coronavirus - các chủng mới, thậm chí còn dễ lây truyền hơn thay thế các chủng trước đó và trở nên thống trị (chiếm đa số các trường hợp mới).
 
● Cho đến nay, chủng này dường như không gây ra bệnh nặng hơn. Giống như các hậu duệ khác của Omicron, nó có lẽ gây bệnh nhẹ hơn so với các biến thể Delta có trước Omicron.
 
● Có một số nghiên cứu cho thấy XBB.1.5 có khả năng tránh hệ thống miễn dịch con người cao hơn so với các chủng Omicron chiếm ưu thế trước đây. Nghiên cứu sâu hơn đang được tiến hành để xác định mức độ bảo vệ miễn dịch của các loại vắc-xin hiện có. Theo người phụ trách chống Covid-19 của Tòa Bạch Ốc (Nhà Trắng), BS Ashish Jha, “dữ liệu cho thấy rằng nếu bạn đã được tiêm vắc-xin, nếu bạn đã tiêm liều tăng cường (bivalent booster, vừa chống virus Vũ Hán nguyên thủy, vừa chống biến thể omicron được dùng từ mùa thu 2022), thì bạn vẫn sẽ có một mức độ bảo vệ tốt.”
 
Nhưng ngay cả khi những vắc-xin này không ngăn chặn được việc lây nhiễm XBB.1.5, thì chúng vẫn có thể bảo vệ tốt khỏi bệnh nặng — điều này nhấn mạnh rằng mọi người cần được tiêm liều tăng cường mới cập nhật (“updated booster”) nếu họ đủ điều kiện.
 
2) Các thử nghiệm có thể phát hiện ra biến thể mới này không?
 
– Các xét nghiệm PCR (PCR test để truy tầm các mảnh của RNA của vi rút, cần vài ngày hay ít lắm vài giờ mới có kết quả, phát hiện những lượng virus rất nhỏ) chắc chắn có thể phát hiện được, và không có lý do gì để nghĩ rằng biến thể này sẽ không được phát hiện bằng các xét nghiệm kháng nguyên nhanh tại nhà (rapid home antigen test, giản dị hơn là PCR test, phát hiện các protein của virus, có kết quả sau mười phút, hiện nay còn được chính phủ Mỹ gởi qua bưu điện miễn phí , 4 test cho mỗi nhà). Nếu bạn có các triệu chứng hoặc tiếp xúc với người bị nhiễm coronavirus, bạn chắc chắn nên đi xét nghiệm. Các xét nghiệm sẽ không cho bạn biết bạn đã nhiễm phải chủng (strain) nào, nhưng chúng sẽ phát hiện được các biến thể đang lưu hành.
 
3) Các phương pháp điều trị hiện nay có hiệu nghiệm với XBB.1.5 không?
 
– Các phương pháp điều trị bằng thuốc kháng vi-rút như Paxlovid sẽ có tác dụng chống lại XBB.1.5.
 
Trái lại, phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng (monoclonal antibodies, chích qua đường tĩnh mạch/ intravenous) có thể không còn hiệu nghiệm. Vào tháng 11, 2022, Cơ Quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã rút lại giấy phép của họ đối với kháng thể đơn dòng cuối cùng còn lại vì thiếu hiệu quả đối với các biến thể mới. Và vào ngày 6 tháng 1,2023 cơ quan này đã đưa ra tuyên bố rằng kháng thể phòng bệnh Evusheld có thể là không hiệu quả đối với XBB.1.5.
 
4) Các bệnh viện có thể trở lại quá tải không?
 
– Số ca nhiễm Covid-19 có thể tăng lên trong những tuần tới do sự kết hợp của biến thể mới này và thực tế là nhiều người đã đi du lịch và tụ tập trong những ngày lễ. Tuy nhiên, sự gia tăng có lẽ sẽ không nhiều như làn sóng Omicron ban đầu vào đầu năm 2022, do hiện nay một tỷ lệ lớn người Mỹ đã nhiễm Covid-19 vào thời điểm này và có một số miễn dịch cơ bản với nó.
 
Việc tăng tỷ lệ tiêm bivalent booster, đặc biệt là ở người cao tuổi, sẽ giúp giảm bớt số ca nhập viện gia tăng. Một vấn đề lớn là chỉ khoảng một phần ba người Mỹ từ 65 tuổi trở lên đã chích liều cập nhật (updated bivalent booster), đã được chứng minh trong một nghiên cứu gần đây là giảm 73% tỷ lệ nhập viện ở nhóm tuổi này.
 
5) Mọi người nên lo lắng đến mức nào về XBB.1.5?
 
– Nó phụ thuộc vào từng cá nhân. Có nhiều người không quan tâm đến việc mắc phải Covid-19. Họ có thể trẻ và khỏe mạnh và khả năng bị bệnh nặng do vi-rút corona sẽ thấp. Có thể họ vừa khỏi bệnh sau lần nhiễm trùng trước đó và được bảo vệ khỏi bệnh nghiêm trọng trong vài tháng (do cơ thể đã có miễn nhiễm, có kháng thể sau khi nhiễm trùng). Hoặc điều bất tiện của việc tiếp tục phòng ngừa là đáng kể đối với họ. Tiếp tục nếp sống trước đại dịch không phải là sai, vì XBB.1.5 có thể không phải là biến thể đáng lo ngại cuối cùng mà chúng ta sẽ gặp, và nó dường như không gây ra bệnh nghiêm trọng hơn.
 
Mặt khác, có rất nhiều người lo lắng về việc bị bệnh nặng do Covid-19. Những người cao tuổi hoặc những người có các bệnh nền (underlying conditions, bệnh sẳn có làm sức đề kháng yếu đi) nên nói chuyện với bác sĩ về nguy cơ mắc bệnh nặng do Covid-19. Nếu họ có nguy cơ cao ngay cả sau khi tiêm bivalent booster, họ nên xem xét các biện pháp phòng ngừa bổ sung để tránh nhiễm trùng trong khi biến thể có khả năng lây truyền cao này đang lưu hành, như yêu cầu người khác test nhanh Covid trước khi tiếp xúc với mình và đeo khẩu trang N95 chất lượng cao hoặc tương đương khi ở những nơi đông người trong nhà.
 
6) Một số khu học chánh đang khôi phục quy định đeo khẩu trang. Trẻ em có nên đeo khẩu trang đến trường một lần nữa?
 
– Điều này sẽ tùy theo gia đình. Nếu mọi người nhìn chung đều khỏe mạnh, cha mẹ hoặc người chăm sóc sẽ đi làm mà không đeo khẩu trang và tất cả các thành viên đều thoải mái giao lưu với những người khác bên ngoài trường học, thì việc cho trẻ em đeo khẩu trang trong lớp học sẽ không tăng thêm nhiều khả năng bảo vệ.
 
Mặt khác, những gia đình vẫn đang thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như một thành viên trong gia đình bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng có thể quyết định đeo khẩu trang khi ở trong không gian trong nhà đông đúc (crowded indoor spaces).
 
Các con tôi (BS Wen) đã không đeo khẩu trang ở trường kể từ đầu năm học này và tôi hiện không có kế hoạch thay đổi điều này. Chúng tôi sẽ xem xét lại nếu một biến thể mới xuất hiện gây ra bệnh nghiêm trọng hơn nhiều, nhưng điều đó dường như không xảy ra với XBB.1.5.
 
7) Có thể có những biến thể đáng lo ngại hơn xuất hiện trong tương lai không?
 
– Có. Đây là lý do tại sao việc theo dõi, giám sát bộ gen (genomic surveillance) là rất quan trọng. Chúng ta cần xác định và nghiên cứu các biến thể mới khi chúng xuất hiện. Đây là một phần của cuộc sống “bình thường mới” (new normal) của chúng ta – sẽ có những biến thể mới, theo thời gian, dẫn đến gia tăng các ca nhiễm trùng. Điều quan trọng là bảo đảm mọi người vẫn được bảo vệ khỏi bệnh nghiêm trọng và giữ cho các bệnh viện không bị quá tải. Và chúng ta phải bảo đảm rằng mọi người đều sử dụng các công cụ mà chúng ta có sẵn, bao gồm cả vắc-xin.
  
– Bác sĩ Hồ Văn Hiền
 
Tham khảo:
 
 
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tháng 4 năm 2024, một phụ nữ ở Sacramento, California, Mỹ bị ngộ độc chì nghiêm trọng và tử vong sau khi sử dụng thuốc mỡ trị trĩ của Việt Nam có tên “Cao Bôi Trĩ Cây Thầu Dầu”. Thử nghiệm thuốc mỡ bôi trĩ này cho thấy nó chứa 4% chì (cứ 100 gram thuốc thì có 4 gram chì), đây là lượng rất nguy hiểm. Chì là một chất kim loại nặng độc hại cho cơ thể. Tiếp xúc với bất kỳ lượng chì nào cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Rụng tóc (alopecia) thường xảy ra trên da đầu, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Rụng tóc là một tình trạng phổ biến và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ở Úc, khoảng một nửa đàn ông ở độ tuổi 50 thường có dấu hiệu hói đầu, và hơn 1/4 phụ nữ trong cùng độ tuổi cho biết tóc họ bị thưa đi. Thường thì vấn đề này là do di truyền. Nếu thấy mình đang bị rụng tóc và đang lo lắng về điều đó, quý vị nên đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nào. Rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là có khả năng đảo ngược tình trạng rụng tóc, nhưng lại có rất ít sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học về hiệu quả.
Hàm răng của bệnh nhân có vẻ như được chăm sóc khá tốt, nhưng nha sĩ James Mancini, giám đốc lâm sàng của Trung Tâm Nha Khoa Meadville ở Pennsylvania, cảm thấy phần nướu có vấn đề. Tình cờ, Mancini có quen biết với bác sĩ của bệnh nhân đó nên đã liên lạc để chia sẻ sự lo ngại – và rồi họ ‘lần’ ra bệnh thật! Mancini cho biết: “Thực ra, Bob mắc bệnh ung thư bạch cầu (leukemia). Dù ông ấy không thấy mệt mỏi hay có các triệu chứng khác, nhưng vấn đề xuất hiện ở phần răng miệng. Khi bác sĩ của Bob biết được tình trạng, Bob đã được điều trị ngay lập tức.”
Thời nay, nhiều người thường bị đau cổ vai gáy, lại còn kèm theo cả đau đầu. Nỗi đau này có thể gây ra thêm nỗi đau khác, không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt tâm sinh lý. Xét về mặt sinh lý, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những cơn đau ở cổ thường khiến cho người ta bị thêm chứng đau đầu. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Journal of Headache and Pain là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những dấu hiệu khách quan về sự liên quan của cơ bắp với tình trạng đau nhức đầu.
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thử tưởng tượng rằng chỉ cần uống một viên thuốc là quý vị sẽ tràn trề năng lượng, da dẻ mịn màng, và tim mạch khỏe re? Các viễn cảnh hấp dẫn này vẫy gọi mãnh liệt mỗi khi chúng ta dạo quanh qua các quầy hàng bán các loại thực dược phẩm bổ dưỡng trong hiệu thuốc, từ các loại viên uống dầu cá (fish oil), bột collagen (collagen powder), kẹo bổ sung ma-giê và muôn hình vạn trạng các loại vitamin.
Hơn một thập niên từ sau cái chết bất ngờ của mẹ, Sehrish Sayani mắc chứng rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD). Suốt những năm đó, những cơn hoảng loạn dữ dội nhất đã giảm dần, nhưng các triệu chứng như nghi ngại thái quá (hypervigilance), trở nên đặc biệt nhạy cảm với một số yếu tố và những giấc ngủ chập chờn đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của cô.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.