Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Miệng Khô Khi Ngủ Ban Đêm

18/10/201300:00:00(Xem: 10414)
Date: Fri, Oct 11, 2013 at 11:47 AM

Subject: Hỏi về sức khoẻ.

Thưa Bác sĩ Nguyễn Ý Đức,

Tôi năm nay 79 tuổi rưỡi, qua Mỹ 22 năm, đã về hưu nhưng vẫn còn làm part time nửa buổi mỗi ngày/5 ngày tuần, còn lái xe đi làm 50 miles/ngày, sức khoẻ tốt, ăn, ngủ tốt, tiêu tiểu bình thường, tuy nhiên đêm dạy đi tiểu 2, 3 lần mỗi đêm, ngủ đủ 7 tiếng/đêm, có điều mỗi khi thức dậy tôi thấy miệng và lưỡi rất khô.rất khó chịu, dú ban ngày tôi luôn uống đủ 2 lít nước/ngày, sáng sớm thức dậy tôi dậy lúc 5 giờ sáng, đi ngủ 8 giờ tối, và dậy khỏi giường là tôi ra nhà bếp mở vòi nước đã được lọc qua hệ thống lọc nước PUR tinh khiết và uống ngay 1 lít nước đầu tiên, sau đó xuống basement tập thể dục 30 phút: kéo dây thung mềm 400 lượt (10 phút) qua tập tạ nhẹ cho 2 tay(5 phút),

- ngồi xoa 2 gan bàn chân, các ngón chân, 10 phút, rùng 2 chân đếm 60 lần, tập co chân đứng một chân theo thế yoga, hết 30 phút,

- tôi nghỉ một chút rồi đi tắm, tắm xong chà sát toàn thân với lotion, xong thay y phuc lái xe đi làm cách nhà tôi 25 dặm, làm đến 1 giờ 30 phút thì lái xe ra hight way cũng 25 dặm về nhà,

- chỉ nghỉ 2 ngày cuối tuần.

Xin BS cho tôi biết là tại sao đêm nào ngủ thức dậy miệng và lưỡi tôi khô khốc rất khó chịu, đây triệu chứng của bệnh gì vậy, có nguy hiểm tới tính mạng không?

-xin BS trả lời tôi trên trang hỏi đáp về sức khoẻ.

Xin cám ơn BS, chúc BS và gia dình an khang, sức khoẻ thật tốt để giúp đỡ những thân chủ có thắc mắc về sức khoẻ như tôi.

Tôi ăn sáng trưa và chiều rất đúng giờ, cơm gạo lức, bánh mì whole wheat với ham pork.

Kính.

Nguyễn-An/MN/USA.

*

Thưa ông Nguyễn An

Trước hết là phải xin khâm phục ông ở mấy điểm như sau:

1.Ở tuổi 79 rưỡi mà ông vẫn còn đi làm mỗi ngày, trừ thứ Bảy và Chủ Nhật, dù là chỉ làm có nửa ngày. Mà lại vẫn còn tự lái xe mỗi lần đi về 25 miles.

2.Nếp sống được sắp đặt và áp dụng một cách đều đặn, từ ăn uống tới thể dục thể thao, ngủ nghỉ, chăm sóc vệ sinh cơ thể.

Tôi nghĩ là chương trình hoạt động này mà được mọi người, kể cả bản thân tôi, mang ra áp dụng thì rất có lợi cho sức khỏe.

Với sự đồng ý của ông, cho nên tôi phổ biến email của ông cho độc giả cùng coi.

Và bây giờ xin trả lời mấy câu hỏi của ông về đêm ngủ, miệng khô.

Khô miệng, tiếng Anh gọi là xerostomia hoặc cotton mouth, là bệnh khá phổ biến nhất là đối với người tuổi cao. Khô miệng là do giảm tiết nước bọt ở trong miệng.

Nhắc lại là nước miếng được sản xuất từ các tế bào ở mặt trong của môi, vòm miệng đặc biệt là từ 3 tuyến chính ở trong miệng: tuyến ở dưới lưỡi, tuyến gần xương hàm và tuyến parotid ở hai bên má.

Nước miếng của mỗi tuyến có cấu tạo hơi khác nhau, nhưng nói chung gồm có 98% là nước. Phần còn lại là chất nhờn, khoáng calci, sodium, kali, enzym amylase, lipase, vài chất kháng vi khuẩn. Hệ thần kinh tự chủ kiểm soát sự sản xuất và tiết ra nước miếng.

Mỗi ngày miệng sản xuất khá nhiều nước miếng, từ ½ lít tới 1,5 lít. Khi ngủ ban đêm thì hầu như số lượng nước miếng tiết ra không đáng kể.

Nước miếng giúp ta nhai nuốt thực phẩm, nói năng dễ dàng và tiêu diệt các vi sinh vật lẩn quẩn trong răng miệng.

Nước miếng thường tiết ra khi có sự hiện diện của thực phẩm, khi ta nhai một chất kích thích như kẹo cao su, khi ngửi mùi thơm ngon hoặc khi nhìn hoặc nghĩ tới thực phẩm. Liên tục lép nhép nhai bỏm bẻm không có thức ăn trong miệng cũng khiến cơ bắp trong miệng co bóp, ép vào các tuyến nước miếng, gia tăng sản xuất.


Coi thư, thấy ông có sức khỏe rất tốt, cho nên tôi nghĩ là chứng khô miệng ban đêm của ông có thể là do mấy nguyên nhân trực tiếp như trong khi ngủ, há miệng thở, nước miếng bốc hơi; cơ thể thiếu nước, tác dụng phụ của dược phẩm, không khí trong phòng ngủ quá khô…

Ngoài ra khô miệng nói chung còn có thể vì:

- Hóa hoặc xạ trị u bướu ung thư vùng cổ, đầu gây hư hao tuyến nước miếng, giảm sản xuất.

- Một số bệnh như HIV/AIDS, tiểu đường, bệnh của tuyến nước miếng, hội chứng Sjogren là bệnh tự miễn trong đó tế bào miễn dịch hủy hoại tuyến nước mắt và nước miếng, khiến cho miệng và mắt khô.

- Thay đổi hormon trong cơ thể như khi mang thai hoặc ở tuổi mãn kinh.

- Do tác dụng phụ của gần 400 dược phẩm như thuốc chống dị ứng, hạ huyết áp, chống trầm cảm. lo âu, lợi tiểu, giảm hoặc kích thích khẩu vị.

- Tổn thương dây thần kinh điều khiển tuyến nước miếng.

- Chứng dội ngược dịch vị acid từ bao tử lên họng.

- Căng thẳng tinh thần, ba hoa chích chòe đấu hót liên hồi cũng tạm thời khiến cho miệng khô.

Khô miệng có thể gây ra một số rối loạn cho sức khỏe như là khó khăn nhai, nuốt thực phẩm, khó nói, giảm khẩu vị ăn không thấy ngon, đau rát họng, khản tiếng, miệng hôi, sâu răng, nhiễm trùng răng, miệng, lợi răng. Khô miệng kích thích miêm mạc ở miệng dễ dàng đưa tới viêm sưng nhiễm trùng.

Nếu có cơ hội đi bác sĩ, ông thử hỏi bác sĩ “điều tra” xem liệu ông có rơi vào hoàn cành này không. Và tôi nghĩ là không.

Trong khi chờ đợi, xin mách một số mẹo để ông có thể giảm tình trạng khô của miệng:

- Nhâm nhi nước lã, nước không đường hoặc ngậm đá cục.

- Tránh các chất gây kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê

- Nhai kẹo cao su hoặc kẹo không đường. Động tác này giúp tiết ra nhiều nước miếng, khiến nước miếng từ các tuyến lưu chuyển, hòa hợp với nhau và hữu hiệu hơn để phòng tránh hư răng, làm sạch miệng.

- Tránh thực phẩm quá mặn, quá cay để tế bào miệng không bị kích thích.

- Uống chút nước trong khi ăn để thực phẩm mềm ướt, dễ nhai dễ nuốt, tăng ngon miệng;

- Phụn bụi nước trong phỏng ngủ vào buổi tối để không khí bớt khô.

- Dùng nước miếng nhân tạo dưới dạng dung dịch xúc miệng, xịt, thoa miệng, viên tan trong nước. Các chất này không kích thích tuyến nước bọt mà chỉ có tác dụng làm miệng ướt, nhờn.

Ngoài ra:

- Nhẹ nhàng đánh rặng lợi mỗi ngày vài ba lần.

- Cà kẽ răng mỗi ngày;

- Dùng kem đánh răng có chất fluoride.

- Giảm thiểu thực phẩm dính, nhiều đường. Ăn xong là đánh răng ngay để vi khuẩn không kịp tiêu thụ và tạo ra acit, làm hại men răng.

Trước khi đi ngủ, không xúc miệng với dung dịch có chất cồn. Cồn làm hơi nước ở miệng mau bốc hơi.

- Đi bác sĩ Nha khoa hai lần mỗi năm để khám chữa bệnh răng miệng.

Và cuối cùng, nói với phu nhân nếu thấy ông ngủ mà mở miệng thở thì nhẹ nhàng nhắc nhở. Vừa tránh miệng khô, vừa không hôi đắng miệng.

Còn chuyện tiều nhiều lần trong đêm thì không biết cái prostate của ông có nhớn lên không. Vì phì đại nhiếp tuyến cũng hay gây ra đái đêm đấy.

Để bớt đái đêm, ta có thể giảm uống nước từ buổi xế chiều, chỉ nhâm nhi chút nước cho đỡ khô miệng. Để một ly nước bên bàn ngủ, tiểu xong ta nhâm nhi mươi giọt cho miệng bớt khô.

Kính chúc ông luôn luôn khỏe mạnh, làm việc đều đặn như bây giờ để rồi sớm an hưởng tuổi vàng.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
www.bsnguyenyduc.com
http://www.youtube.com/user/Drnguyenyduc/videos

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tháng 4 năm 2024, một phụ nữ ở Sacramento, California, Mỹ bị ngộ độc chì nghiêm trọng và tử vong sau khi sử dụng thuốc mỡ trị trĩ của Việt Nam có tên “Cao Bôi Trĩ Cây Thầu Dầu”. Thử nghiệm thuốc mỡ bôi trĩ này cho thấy nó chứa 4% chì (cứ 100 gram thuốc thì có 4 gram chì), đây là lượng rất nguy hiểm. Chì là một chất kim loại nặng độc hại cho cơ thể. Tiếp xúc với bất kỳ lượng chì nào cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Rụng tóc (alopecia) thường xảy ra trên da đầu, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Rụng tóc là một tình trạng phổ biến và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ở Úc, khoảng một nửa đàn ông ở độ tuổi 50 thường có dấu hiệu hói đầu, và hơn 1/4 phụ nữ trong cùng độ tuổi cho biết tóc họ bị thưa đi. Thường thì vấn đề này là do di truyền. Nếu thấy mình đang bị rụng tóc và đang lo lắng về điều đó, quý vị nên đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nào. Rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là có khả năng đảo ngược tình trạng rụng tóc, nhưng lại có rất ít sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học về hiệu quả.
Hàm răng của bệnh nhân có vẻ như được chăm sóc khá tốt, nhưng nha sĩ James Mancini, giám đốc lâm sàng của Trung Tâm Nha Khoa Meadville ở Pennsylvania, cảm thấy phần nướu có vấn đề. Tình cờ, Mancini có quen biết với bác sĩ của bệnh nhân đó nên đã liên lạc để chia sẻ sự lo ngại – và rồi họ ‘lần’ ra bệnh thật! Mancini cho biết: “Thực ra, Bob mắc bệnh ung thư bạch cầu (leukemia). Dù ông ấy không thấy mệt mỏi hay có các triệu chứng khác, nhưng vấn đề xuất hiện ở phần răng miệng. Khi bác sĩ của Bob biết được tình trạng, Bob đã được điều trị ngay lập tức.”
Thời nay, nhiều người thường bị đau cổ vai gáy, lại còn kèm theo cả đau đầu. Nỗi đau này có thể gây ra thêm nỗi đau khác, không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt tâm sinh lý. Xét về mặt sinh lý, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những cơn đau ở cổ thường khiến cho người ta bị thêm chứng đau đầu. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Journal of Headache and Pain là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những dấu hiệu khách quan về sự liên quan của cơ bắp với tình trạng đau nhức đầu.
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thử tưởng tượng rằng chỉ cần uống một viên thuốc là quý vị sẽ tràn trề năng lượng, da dẻ mịn màng, và tim mạch khỏe re? Các viễn cảnh hấp dẫn này vẫy gọi mãnh liệt mỗi khi chúng ta dạo quanh qua các quầy hàng bán các loại thực dược phẩm bổ dưỡng trong hiệu thuốc, từ các loại viên uống dầu cá (fish oil), bột collagen (collagen powder), kẹo bổ sung ma-giê và muôn hình vạn trạng các loại vitamin.
Hơn một thập niên từ sau cái chết bất ngờ của mẹ, Sehrish Sayani mắc chứng rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD). Suốt những năm đó, những cơn hoảng loạn dữ dội nhất đã giảm dần, nhưng các triệu chứng như nghi ngại thái quá (hypervigilance), trở nên đặc biệt nhạy cảm với một số yếu tố và những giấc ngủ chập chờn đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của cô.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.