Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Phòng Ngừa Rủi Ro Nắng Hạ

09/08/201300:00:00(Xem: 9034)
Nói đến rủi ro cái nóng của một số ngày Hè thì không những các nhà y học quan tâm mà nắng gắt cũng được tao nhân mặc khách diễn tả.

Cụ Nguyễn Khuyến đã viết về nắng Hè như sau:

“Ai sui con cuốc gọi vào hè
Cái nóng nung người, nóng nóng ghê”.

Nhà thơ Trần Vấn Lệ thì cảm thấy:

«Nước mắt hình như đang bốc hơi»

«Hôm nay nóng quá, nắng bừng sôi»

Nắng nóng đến nỗi nung đốt cả người và làm cho nước mắt cũng phải bốc hơi như các nhà thơ tả lại thì quả là cũng «quá quắt» lắm.

Nhưng có lẽ cũng không oan. Vì y học đã chứng minh là có nhiều rủi ro này trên sức khỏe con người.

Ảnh hưởng không tốt của nắng gắt trên cơ thể đã được ghi nhận từ thuở xa xưa và nắng thường xuyên là vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Cho nên ta phải liệu đường tự lo, tự cứu để tránh những hậu quả tai hại đó.

Khi ta sống trong không gian quá nóng thì cơ thể sẽ có một số phản ứng để làm bớt nóng. Đó là:

Mạch máu giãn nở, máu dồn nhiều tới da khiến nhiệt phân tán đi. Các hạch mồ hôi hoạt động mạnh, mồ hôi tiết ra nhiều, bốc hơi làm giảm nhiệt trong cơ thể.

Khi nhiệt độ thay đổi mà các cơ chế trên không điều hòa thích nghi được hoặc khi có những nguy cơ tăng, giảm nhiệt khác thì một số bệnh liên quan tới sức nóng sẽ xảy ra.

Các bệnh do nắng gắt gây ra.

Các tai nạn này thường xảy ra vào mùa hè khi khí trời vừa nóng vừa ẩm. Lý do là sự ẩm thấp của không khí trì hoãn bốc hơi trên da.

Người già và em bé thường hay bị hơn tuổi khác vì sức đề kháng với bệnh kém hữu hiệu. Riêng nữ giới dường như ít gặp rủi ro này hơn nam giới vì quý bà quý cô hiểu rõ khả năng chịu đựng cho nên sớm tránh né trước khi lâm nguy.

Tia nắng có thể xuyên qua lớp da không quần áo làm tổn thương cho các phân tử DNA, nhiễm thể của tế bào da. Tia cực tím của nắng gắt vào mùa Hè dễ làm da tổn thương, đưa tới mau già, ung thư da.
say_nang_py_resized
Khi bị say nắng.
Sau đây là một số bệnh do nắng gắt gây ra:

1- Ban đỏ da

Phơi lâu trong nắng, da sẽ mần đỏ, ngứa. Tuyến mồ hôi bị tắc, nở to, bể vỡ tạo ra những mụn nước nhỏ trên da. Tiếp tục phơi nắng lâu hơn thì da sẽ bị viêm, đôi khi nhiễm độc.

Để tránh khó chịu này, cần mặc quần áo rộng che cả thân hình, tránh nắng quá độ.

Khi đã nổi ban, thoa và uống thuốc chống dị ứng như Bénadryl hoặc bôi kem Caladryl.

2- Chuột rút (Cramp)

Trường hợp này xảy ra ngay sau khi hoạt động mạnh dưới trời nắng, đổ mồ hôi nhiều mà lại không uống nước có đủ chất muối để thay thế. Các bắp thịt lớn, như ở bắp chân, ở bụng sẽ co rút gây ra đau nhức mà ta gọi là chuột rút (Cramp).

Để tránh chuột rút, cần uống nước có pha muối sodium trong thời gian vận động.

Không nên dùng muối viên vì muối làm sót bao tử đồng thời nước vẫn chưa được thay thế.

3- Ngất xỉu (Fainting)

Hơi nóng có thể làm ngất xỉu vì mạch máu ngoại vi giãn nở, giảm lượng máu trở lại tim và lên não bộ đồng thời đổ mồ hôi nhiều đưa đến thiếu nước.

Để tránh rủi ro này, không nên phơi nắng quá lâu. Khi cảm thấy có thể bị xỉu thì di chuyển ngay vào chỗ có bóng mát và nhớ uống nhiều nước.

4- Kiệt sức vì nóng (heat exhaustion)

Nhiều nhà chuyên môn tin tưởng rằng kiệt sức sẽ đưa tới trúng cảm nhiệt (Heat stroke).

Người bị kiệt sức không có dấu hiệu thần kinh nhưng bị nhức đầu, chóng mặt, ói mửa, mệt mỏi, đau nhức các bắp thịt. Hơi nóng làm cơ thể mất nước, thiếu muối vì đổ mồ hôi quá nhiều.

Lực sĩ vận động cật lực, người lao động chân tay quá sức trong môi trường nóng bức mà lại không uống đầy đủ nước là hay bị kiệt sức vì nóng.

Ngoài ra, quý lão niên đang dùng thuốc lợi tiểu để trị cao huyết áp cũng thường hay bị rắc rối này.

Để tránh kiệt sức vì nắng, nên uống nhiều nước có muối và rời khỏi nơi nắng gắt ngay.

5- Trúng cảm nhiệt (Heat Stroke)

Đây là một cấp cứu sinh tử, bệnh nhân cần được điều trị tức thì tại bệnh viện với các phương tiện hữu hiệu. Nếu chậm trễ, nạn nhân có thể bị thiệt mạng.


Trúng nhiệt xảy ra khi cơ thể tiếp cận với sức nóng quá lâu mà bộ phận điều hòa thân nhiệt bị tràn ngập, không cáng đáng, thích nghi được với sức nóng.

Sau đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ trúng nhiệt:

a- Người cao tuổi, người đang bệnh hoạn suy nhược, người mập béo hoặc khi sống tĩnh tại trong căn phòng hầm hơi, nóng ẩm.

b- Trẻ em trúng cảm nhiệt khi ngồi trong xe đợi cha mẹ dưới ánh nắng gay gắt.

c- Khi ở trong nắng mà uống nhiều rượu, có bệnh tim, bị khử nước (dehydrated).

đ- Khi đang dùng một vài dược phẩm như thuốc chống dị ứng, thuốc chữa bệnh tâm thần, thuốc ngủ.

Dấu hiệu đầu tiên là bệnh nhân đổ mồ hôi rất nhiều (rồi một lúc sau lại ngưng), nhiệt độ tăng cao có khi tới 41? C, da nóng và khô, khó thở, tim đập nhanh, huyết áp giảm, tính tình cáu kỉnh, gây gổ, có ảo giác nghe nhìn các sự việc không có thật. Trường hợp nặng có thể đưa đến tổn thương não bộ, kinh phong, liệt bán thân, hôn mê, đôi khi chết.

Trong khi chờ đợi xe cấp cứu đưa đi bệnh viện, việc quan trọng tức thì là phải làm hạ nhiệt độ trong người nạn nhân:

a- Di chuyển họ vào nằm ở chỗ mát râm, cắt bỏ quần áo để máu huyết lưu thông và cơ thể thoáng thoát.

b- Dội hay phủ khăn thấm nước lạnh lên cơ thể.

c- Hướng gió quạt vào người nạn nhân, nhất là nơi máu lưu thông nhiều như nách, háng, cổ, để phân tán hơi nóng.

đ- Nhiều chuyên viên khuyên không nên cho nạn nhân uống nước vào lúc này.

e- Không nên cho uống thuốc hạ nhiệt như Tylenol, Aspirin vì thuốc có thể gây thêm tổn thương cho lá gan.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Kinh nghiệm thường khuyên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Các rắc rối vì hơi nóng thường hay tái phát cho nên phòng ngừa lại càng quan trong hơn.

Sau đây là một số dự phòng:

1- Nếu biết là sẽ phải làm việc dưới nắng gắt thì trước đó vài ngày tiếp xúc dần dần với nắng để cơ thể quen đi.

2- Không nên cố gắng quá sức mình khi làm việc trong trời nắng. Khi cảm thấy có triệu chứng rắc rối, ngưng công việc ngay và tránh vào chỗ bóng mát nghỉ ít phút cho khỏe.

3- Uống nhiều nước pha muối trong khi ở ngoài nắng;

4- Tránh nhiều cà phê, rượu vì những thứ này làm đị tiểu tiện nhiều khiến cơ thể mất nước;

5- Mặc quần áo rộng rãi thoải mái, vải xốp, màu lạt để tránh giữ nhiệt và để thấm mồ hôi.

Vải ka ki màu xanh lợt là tốt vì nó phân tán chứ không hút sức nóng.

Tránh vải làm bằng hợp chất như nylon, polyester.

Mỗi khi áo ướt sũng mồ hôi thì thay áo khô ngay.

6- Đầu đội nón rộng vành, mắt mang kính râm.

8- Bôi kem chống nắng có độ bảo vệ cao (SPF 20 tới 30). Độ SPF càng cao, sự bảo vệ da càng lâu.

9- Du di thời khóa biểu làm việc, nhiều giờ vào buổi sáng và xế chiều; trưa nghỉ ngơi vài giờ vừa tránh nắng vừa dưỡng sức.

10- Không để trẻ em đợi trong xe dưới trời nắng dù đã xuống kính xe vì nhiệt độ trong xe có thể lên tới 65?C (150?F)

11- Tránh tập luyện cơ thể giữa buổi trưa vừa nóng vừa ẩm thấp.

Uống nhiều nước trước khi, trong khi và sau khi tập, chứ đừng đợi tới khi khát mới uống.

Khi đang bị nóng sốt, không tập luyện vì nhiệt độ sinh ra do sự vận động cơ bắp sẽ tăng nhiệt độ trong cơ thể.

12- Làm việc dưới nắng bức, lâu lâu nên nghỉ tay, vào bóng râm thư giãn một lúc, “uống ly chanh đường” uống ly nước lạnh cho “phẻ” mát rồi hãy tiếp tục.

Kết luận

Khi nói tới ảnh hưởng của sức nắng gay gắt thì ta có thể ví cơ thể với cái đầu máy xe hơi. Nếu cả hai đều có nhiệt độ quá cao thì sẽ có khó khăn, trục trặc.

Biết trước để tránh sự quá nóng là điều khôn ngoan. Vì khi cơ thể đã bị trúng nhiệt rồi thì chẳng khác gì ta đang lái chiếc xe mà nước trong bình giải nhiệt đã sôi cạn, máy sắp bốc cháy, chỉ đủ sức lết tới nghĩa địa xe phế thải.

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức M.D.
Texas-Hoa Kỳ
www.bsnguyenyduc.com
hhtp:/www.youtube.com/user/drnguyenyduc/videos

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tim đập liên hồi.” “Bồn chồn trong dạ.” “Tim muốn rớt ra ngoài.” “Nẫu ruột.” Đây là những cụm từ được nhiều người sử dụng để mô tả nỗi sợ hãi và lo âu. Thường thì chúng ta có thể cảm thấy được những cảm giác lo lắng, sợ hãi ở lồng ngực hoặc trong bụng chứ không phải ở não. Nhiều nền văn hóa có truyền thống gắn liền sự hèn nhát và dũng cảm với hình ảnh trái tim hoặc lòng dạ hơn là với bộ não.
Bệnh gan đang trở nên phổ biến hơn ở các nước phương Tây. Tại Thụy Điển, ước tính có khoảng một triệu người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ, đúng như tên gọi có nghĩa là gan tích tụ mỡ, không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Vì vậy, hầu hết người bịnh không biết rằng họ có chất béo tích tụ, mà ở một số người cuối cùng có thể phát triển thành xơ gan và ung thư gan. Một nghiên cứu ở Thụy Điển cho thấy số người mắc bịnh gan nhiễm mỡ ngày càng gia tăng.
Nhà sinh lý học vĩ đại người Pháp Claude Bernard đã phát triển khái niệm về nội môi (le milieu intérieur, tiếng Anh là the internal environment, tạm hiểu là môi trường bên trong cơ thể): môi trường chất lỏng được điều tiết tinh tế bao quanh các tế bào, chảy qua các động mạch và tĩnh mạch, thấm vào tất cả các cơ và dây thần kinh, cơ quan và xương trong cơ thể chúng ta. Hai trái thận phải làm khá nhiều việc để duy trì trạng thái cân bằng cho môi trường chất lỏng này, hay còn gọi là “cân bằng nội môi” (homeostasis). Chúng loại bỏ nhiều chất với nhiều kích thước khác nhau ra khỏi máu. Các chất này là phụ phẩm khi cơ thể tạo ra và đốt cháy năng lượng, và sẽ trở nên độc hại nếu tích tụ quá nhiều. (Gan thì trực tiếp loại bỏ các hóa chất khác ngay sau khi tiêu hóa, như rượu và ma túy, trong khi ruột, phổi và da thì thực hiện các chức năng bài tiết bổ sung.)
Thương hiệu số một trên thế giới, CheongKwanJang, hòa nhập với xu hướng Thực Phẩm Dược Tính toàn cầu, đã thông báo về sự hợp tác với chuỗi nhà hàng Kabuki của Nhóm Kaizen Dining. Sự hợp tác này, kết hợp truyền thống 120 năm và lợi ích sức khỏe của CheongKwanJang với ẩm thực Nhật Bản quen thuộc đối với người Mỹ, đã được tiết lộ tại một sự kiện diễn ra vào ngày 6 tháng 9 tại nhà hàng chính của Kabuki Huntington Beach. Tiến sĩ Lee Yun-beom, CEO của CheongKwanJang tại trụ sở Hoa Kỳ, đã tuyên bố: "Hồng Sâm Hàn Quốc, được biết đến khoa học với tên gọi Panax Ginseng C.A. Meyer, khác biệt với các loại sâm được tìm thấy tại Hoa Kỳ hoặc các khu vực khác; Nó đã được xác minh khoa học thông qua hơn 450 nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng ở các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ."
Năm ngoái, các bác sĩ tại một bệnh viện ở Canberra đã sốc tới lặng người khi gắp một con giun sống ra khỏi não một phụ nữ. Trước đó, nữ bệnh nhân này phải vào bệnh viện với các triệu chứng như bị đau dạ dày, ho khan, đổ mồ hôi đêm trong hàng tháng trời, sau đó thì bà bị trầm cảm và hay quên. Bệnh nhân đã được chỉ định đi scan não.
Người ta thường nói rằng tất cả chúng ta rồi sẽ trở nên mất trí nhớ - trừ khi chết vì ung thư hoặc bệnh tim mạch. Tất nhiên, có những người chết vì các bệnh khác, tai nạn hoặc tự tử. Nhưng chính chứng mất trí nhớ, ung thư và bệnh tim mạch lại chiếm ưu thế trong danh sách về nguyên nhân tử vong. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh tim mạch đã tiến bộ và tỷ lệ sống sót hiện nay cao hơn nhiều. Ung thư đã từ một bản án tử hình trở thành một căn bệnh có thể điều trị được - mặc dù vẫn có những biến thể mà tỷ lệ tử vong gần một trăm phần trăm.
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Lund, Thụy điển đã tìm ra một phương pháp để có thể phát hiện sớm các bệnh nghiêm trọng trong não, chẳng hạn như bệnh Parkinson, bằng cách thử dịch tủy sống sau lưng. Và họ cho biết rằng dấu hiệu ban đầu của bệnh là giảm khứu giác, tin từ Đài truyền hình Thụy điển. Tại Phòng khám Trí nhớ ở thành phố Malmö, Thụy điển, các bác sĩ lấy dịch tủy sống từ những người tình nguyện tham gia nghiên cứu bằng một cây kim vào giữa hai đốt ở cột sống, qua thử nghiệm đó các nhà nghiên cứu biết người đó có khả năng mang chứng bịnh thể Lewy* không? Các chứng bịnh thể Lewy là thuật ngữ chung cho bệnh Parkinson và chứng mất trí nhớ thể Lewy, hay còn gọi là sa sút trí tuệ Lewy.
Theo tờ Smithsonianmag, trong một cuộc phẫu thuật thử nghiệm đột phá, các khoa học gia đã điều trị cho bốn bệnh nhân bị thương nặng ở một mắt bằng cách cấy ghép tế bào gốc từ mắt còn lại. Ula Jurkunas, bác sĩ nhãn khoa tại Massachusetts Eye and Ear và là tác giả đầu tiên của nghiên cứu mới, cho biết: “Báo cáo từng trường hợp cụ thể về bốn bệnh nhân cho thấy một số thông số đã có sự cải thiện, đồng thời cơn đau cũng như các triệu chứng khó chịu đều có giảm bớt.”
Các bác sĩ tại NYU Langone Health trong tuần qua cho biết ca ghép thận heo (đã biến đổi gen) cho một người đàn ông (đã chết não) thành công và thận vẫn tiếp tục hoạt động sau 32 ngày, tờ Washington Post đưa tin. Đây là một bước tiến lớn tới khả năng cấy ghép dị chủng. Theo báo cáo, trong vài phút đầu tiên sau khi được cấy ghép, trái thận không bị cơ thể người nhận đào thải – điều này thường là một vấn đề lớn trong cấy ghép dị chủng (sử dụng cơ quan từ loài khác để cấy ghép). Trái thận đã bắt đầu sản xuất nước tiểu và đảm nhận các chức năng của thận người như đào thải các chất độc.
Nếu thuở nhỏ quý vị từng bị rầy la vì vụ đọc sách, truyện trong bóng tối hoặc nếu có xài mắt kính chặn ánh sáng xanh khi làm việc trên máy tính, thì có thể quý vị chưa hiểu đúng về sức khỏe của mắt. Theo Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bịnh (CDC), ở Hoa Kỳ cứ 10 người trưởng thành thì có khoảng 4 người có nguy cơ cao bị suy giảm thị lực. Bác sĩ Joshua Ehrlich, giảng sư về nhãn khoa và khoa học thị giác tại Trường Michigan cho biết, có nhiều bịnh về mắt có thể điều trị hoặc phòng ngừa được. Và sau đây là một số niềm tin phổ biến của mọi người về thị lực và những nhận xét của các chuyên gia.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.