Hôm nay,  

Nhiễm Trùng Đường Tiểu Tiện

07/06/201300:00:00(Xem: 13027)
Kính gửi Bác sĩ Nguyễn Ý Đức,

Hàng tuần tôi hay theo dõi mục giải đáp thắc mắc về y học của bác sĩ với mục đích là để biết bệnh của người khác nhỡ khi mình có bệnh giống như thế thì biết đường mà xoay sở.

Nay tôi xin hỏi Bác sĩ về bệnh của tôi.

Tôi là phụ nữ, năm nay 68 tuổi.

Tôi thường hay bị nhiễm trùng đường tiểu (UTI). Mỗi lần bị thì Bác sĩ gia đinh điều trị bằng Ciprofloxacine.

Nhưng vì bệnh cứ trở đi trở lại hoài nên Bác sĩ gia đình gửi tôi đi Bác sĩ chuyên khoa Urology.

Ông này làm test trong bọng đái (bladder) và kết luận là tôi bị nhiễm trùng tên là Beta-lactamase, vi trùng này resistant với Cipro và chỉ có thể điều trị bằng Macrobids.

Sau hai lần uống Microbids 100 mg trong 10 ngày, thì nay thử nghiệm nước tiểu cho biết là "No significant growth", Bác sĩ gia đình nói là tôi không bị nhiễm trùng nữa.

Tôi có vài câu xin hỏi Bác sĩ:

1-Kết quả như vậy có phải là con vi trùng Beta-lactamase đã ra khỏi đường tiểu rồi hay không?

Hay là nó vẫn nằm du kích ở đó chờ ngày tái xuất?

2- Nếu chẳng may tôi bị UTI trở lại thì với con vi trùng mới tôi có thể dùng Cipro để trị nó được không, hay là tôi lại phải dùng macrobids? Thuốc trụ sinh này gây phản ứng khi thì tôi thấy nóng, khi thì lạnh run và còn bị sốt nhẹ

Xin cảm ơn Bác sĩ rất nhiều và kính chúc Bác sĩ nhiều sức khỏe để tiếp tục phụ trách mục "Khi có bạn là Bác sĩ" rất là hữu ích cho cộng đồng người Việt.

Kính thư.
Nguyễn Thị Linh
*
Thưa bà Linh,
Trước khi trả lời câu hỏi của bà, xin nói qua về bệnh nhiễm đường tiểu tiện, để độc giả hiểu thêm về bệnh này.

Đường tiểu tiện gồm hai trái thận, hai niệu quản dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quan. Từ bàng quan, nước tiểu được loại ra ngoài qua niệu đạo.

Nhiễm trùng đường tiểu tiện thường xảy ra ở niệu đạo và bàng quang.

Phụ nữ bị bệnh này nhiều hơn là nam giới vì vị trí của niệu đạo gần với hậu môn hơn là ở người nam. Đa số vi khuẩn gây ra nhiễm trùng đường tiểu tiện phát xuất từ ruột già, đặc biệt là từ trực tràng tới hậu môn.

Người bị nhiễm tiểu tiện thường có một số dấu hiệu chính như khi đi tiểu tiện thấy buốt rát, tiểu nhiều lần, ít nước và rất mót tiểu, nước tiểu có màu đục, đôi khi lẫn máu và có mùi khai. Khi thận bị nhiễm, bệnh nhân bị sốt, trong người ớn lạnh và hay đau ở thắt lưng.

Nguyên nhân gây bệnh là những vi khuẩn, đặc biệt là loại E. Coli từ hệ tiêu hóa. Từ hậu môn,vi khuẩn xâm nhập niệu đạo rồi lên bàng quang.

Một số hoàn cảnh khiến bị nhiễm trùng tiểu tiện là hoạt động tình dục quá nhiều, tác dụng của vài loại viên thuốc ngừa thai, phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, suy giảm khả năng miễn dịch.

Được điều trị đúng cách, nhiễm trùng tiểu tiện ít khi gây ra hậu qủa trầm trọng. Ngược lại, không điều trị, bệnh có thể lan lên thận, gây tổn thương và có thể suy thận. Ngoài ra vỉ khuẩn cũng có thể nhiễm vào máu, lan khắp cơ thể, gây nhiều hậu quả trầm trọng khác. Phụ nữ có thai bị nhiễm trùng tiểu tiện mà không chữa có thể bị sẩy thai, sanh con thiếu tháng.

Để xác định bệnh, bác sĩ sẽ thử nước tiểu tìm vi khuẩn gây bệnh. Rồi nuôi cấy vi khuẩn để coi xem vi khuẩn đó nhậy cảm với kháng sinh nào, dùng mà điều trị.

Bác sĩ cũng chụp hình x-quang cơ quan tiểu tiện và làm nội soi bàng quang, niệu đạo.

Kháng sinh là dược phẩn căn bản để điều trị bệnh nhiễm đường tiểu tiện. Sử dụng loại kháng sinh nào, tùy thuộc tình trạng bệnh và loại vi khuẩn gây bệnh. Với kháng sinh thích hợp, bệnh thuyên g trong vòng một tuần lễ. Tuy nhiên bệnh nhân cần dùng dược phẩm đúng theo liều lượng và thời gian mà bác sĩ chỉ dẫn.

Nếu nhiễm trùng tái phát nhiều lần, bác sĩ thường cho dùng kháng sinh trong thời gian lâu hơn. Với bệnh nhân có hoạt động tình dục nhiều, bác sĩ thường cho dùng một liều kháng sinh sau mỗi kỳ giao hợp.

Ngoài dược phẩm, bệnh nhân cũng cần uống nhiều nước để loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu. Tránh các loại nước có tính cách kích thích như cà phê, rượu, nước có chất chua, cho tới khi bệnh lành.

Để phòng ngừa, có thể áp dụng các cách sau đây:

1- Uống nhiều nước để loại bỏ hết vi khuẩn ra khỏi đường tiểu tiện trước khi chúng gây ra bệnh.

2- Với nữ giới, sau khi tiểu đại tiện, nên lau vùng kín từ trước ra sau để tránh mang vi trùng từ hậu môn vào cửa niệu đạo và âm hộ.

3- Sau giao hợp, tiểu tiện cho hết nước tiểu trong bàng quang và uống một ly nước lớn để rửa sạch đường tiểu tiện dưới.

4- Tránh dùng mỹ phẩm chống mùi hoặc bơm rửa cửa mình, để giảm thiểu kích thích đường tiểu tiện dưới. Cũng không dùng giấy vệ sinh có chất màu, mà dùng loại giấy trắng mềm.

Trở lại trường hợp của bà, chúng tôi xin góp thêm vài ý kiến như sau. Cũng xin nói rõ là đây chỉ góp ý với thắc mắc của bà, chứ bác sĩ đang điều trị cho bà mới là người có quyền quyết định việc điều trị bệnh.

1- Có nhiều loại kháng sinh để điều trị bệnh. Lựa chọn kháng sinh thích hợp tùy thuộc vào việc xác định xem vi khuẩn tên là gì và làm thử nghiệm coi xem vi khuẩn đó có thể bị tiêu diệt bởi kháng sinh nào. Bà đã dùng Ciprofloxacine mà bác sĩ sau lại cho Macrobid vì có thể vi khuẩn mới này nhờn kháng lại với Cipro.

2- "No significant growth", có nghĩa là sự tăng trưởng của vi khuẩn không đáng kể, rất ít sau khi đã dùng Macrobid. Bà nên dùng thuốc đúng theo thời gian mà bác sĩ chỉ định để diệt tuyệt nọc vi khuẩn này. Nếu không vi khuẩn sẽ vùng lên, gây ra tái phát.

3- Khi bị tái phát, bác sĩ sẽ thử lại nước tiểu, tìm vi khuẩn thủ phạm rồi lựa kháng sinh thích hợp. Và chỉ dẫn cho bà cách phòng ngừa tái phát.

4- Năm nay bà ở tuổi gần “cổ lai hy”, đang trong thời kỳ mãn kinh, cũng là một trong những rủi ro đưa tới bệnh nhiễm trùng tiểu tiện. Lý do là trong thời kỳ này, cơ thể người mãn kinh có nhiều thay đổi vì hormon nữ estrogen giảm, khiến cho cơ quan tiểu tiện dễ bị bệnh. Đồng thời hệ miễn dịch của quý vị ở tuổi của bà cũng yếu hơn mấy chục năm về trước, cho nên để mắc nhiều bệnh khác nhau.

Hy vọng những ý kiến này góp phần làm sáng tỏ mấy thắc mắc của bà.

Kính chúc bà và gia đình luôn luôn được bình an.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

(www.bsnguyenyduc.com; http://www.youtube.com/user/DrNguyenYDuc)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cách đây không lâu, ngôi sao nhạc pop 29 tuổi Justin Bieber đã phải hủy chuyến lưu diễn quốc tế sau khi một phần khuôn mặt của anh bị liệt do biến chứng của bệnh giời leo (shingles), bệnh lo một loại siêu vi gây ra và được cho là chỉ ảnh hưởng đến người cao niên. Tuy nhiên, thực tế là bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh giời leo và có một số bằng chứng cho thấy số trường hợp mắc bệnh ngày càng gia tăng ở người dưới 50 tuổi.
Tập đoàn Nhân sâm Hàn Quốc tại Hoa Kì (KGCUS), nơi sản xuất thương hiệu nhân sâm số một thế giới CheongKwanJang, tự hào giới thiệu thức uống thảo dược có ga HSW kết hợp hồng sâm 6 năm tuổi, tới các khách hàng quan tâm đến sức khỏe tại WaBa Grill, một trong những chuỗi nhà hàng hàng đầu chuyên phục vụ món cơm lành mạnh
Thỉnh thoảng chúng ta mới thấy một thứ thuốc mới làm chấn động không những giới y tế mà còn làm chấn động thị trường kinh tế thế giới. Thí dụ trước đây là thuốc phục vụ trong những nhu cầu căn bản và mạnh mẻ nhất của con người, Viagra, thuốc giúp chữa chứng rối loạn cương cứng (ED) của nam giới, do Pfizer phát triển, đã có tác động kinh tế đáng kể đến ngành dược phẩm kể từ khi được FDA phê duyệt vào năm 1998. Viagra là loại thuốc mang lại lợi nhuận cao cho Pfizer, doanh thu toàn cầu khoảng 1,6 tỷ USD trong năm 2016 mặc dù đã có thuốc generic rẻ tiền hơn nhiều.
Ung thư khởi phát khi các tế bào tích tụ những tổn hại đủ để thay đổi hành vi bình thường của chúng. Khả năng tích tụ tổn hại tăng theo độ tuổi vì các biện pháp bảo vệ trong mã di truyền, nhằm đảm bảo các tế bào hoạt động vì lợi ích tối ưu của cơ thể, sẽ suy yếu theo thời gian. Vậy thì tại sao những đứa trẻ chưa có đủ thời gian để các tế bào tích tụ tổn hại lại có thể mắc bệnh ung thư? Nếu nhìn qua lăng kính tiến hóa, ung thư phát triển từ sự ‘bất hợp tác’ của tế bào, vốn ban đầu các tế bào sẽ cùng kết hợp với nhau và hoạt động như một cơ quan. Ở trẻ em, các tế bào vẫn đang học cách hợp tác. Ung thư ở trẻ em khởi phát khi xuất hiện các tế bào ‘nổi loạn’ không chịu hợp tác và cứ phát triển bất chấp, gây tổn hại cho cơ thể.
Bộ não con người có thể thay đổi – nhưng thường với nỗ lực rất lớn và diễn ra từ từ, chẳng hạn như khi chúng ta học một môn thể thao hoặc ngoại ngữ mới, hoặc hồi phục sau cơn đột quỵ. Học các kỹ năng mới có tương quan với những thay đổi trong não; điều này đã được nghiên cứu khoa học thần kinh với động vật và quét não chức năng ở người chứng minh. Có lẽ, nếu quý vị thành thạo Giải tích 1 (Calculus 1), thì trong não quý vị sẽ có điều gì đó khác một chút. Các tế bào thần kinh vận động trong não mở rộng và co lại tùy thuộc vào tần suất chúng được vận động – một sự phản ánh của tế bào thần kinh về việc “xài hoặc mất” (use it or lose it).
Chẳng có ai vừa ra khỏi bụng mẹ là đã biết trượt ván, lướt sóng hay thậm chí là đứng kiễng chân. Không giống như các loài động vật hữu nhũ khác, con người không có khả năng giữ thăng bằng khi mới sinh – không có em bé sơ sinh nào vừa đẻ ra là đã biết đi hoặc đứng. Trước khi có được những khả năng đó, trẻ sơ sinh sẽ phát triển thị giác, thính giác, cơ, xương và não. Quá trình này mất nhiều tháng và thậm chí là nhiều năm đối với một số hoạt động.
Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska đã quyết định trao giải thưởng Nobel về sinh lý học hoặc y học năm 2023 cho hai khoa học gia người Mỹ Katalin Karikó (gốc Hungary) và Drew Weissman hôm nay ngày 2 tháng 10, 2023, vì những khám phá của họ liên quan đến việc biến đổi base của các nucleoside (nucleoside base modifications) cho phép phát triển vắc xin mRNA hiệu quả chống lại COVID-19
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp mới để nghiên cứu cách các gen có thể gây ra bệnh tự kỷ và các bệnh rối loạn về phát triển não bộ (neurodevelopmental disorders) khác: phát triển các cấu trúc nhỏ tương tự như bộ não trong phòng thí nghiệm và điều chỉnh DNA của chúng.
Trung tâm kiểm soát bệnh Hoa Kỳ CDC vừa đưa ra các khuyến nghị về thuốc chủng ngừa Covid cho mùa thu này sau khi thuốc được Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Thuốc (FDA) của Hoa Kỳ chuẩn thuận hôm thứ hai, ngày 12 tháng 9, 2023. Sau đại dịch Covid mấy năm vừa qua, kiến thức của quần chúng về các bệnh nhiễm, các thuốc chủng ngừa (vắc xin) đã tăng lên nhiều, cũng như óc phê phán và sự nghi ngờ đối với các biện pháp y tế hay phòng ngừa do chính quyền hay các cơ quan như CDC đề xướng, lắm khi gắn liền với lập trường chính trị của mỗi người, có khi tuỳ theo tiểu bang. Bài sau đây chỉ có tính cách thông tin, dựa trên những nguồn tin tức mà người viết nghĩ là đáng tin cậy. Độc giả cần tham khảo với người săn sóc y tế cho mình để đi tới quyết định có nên dùng vắc xin nào hay không. Sau đây là những điểm chính của các thông báo của CDC cho báo chí, kèm theo chú thích để bàn thêm
Vitamin D là chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho sức khỏe. Nó giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, đồng thời hỗ trợ chức năng cơ bắp và miễn dịch. Nhưng hầu hết mọi người trên thế giới đều bị thiếu vitamin D, khiến cho nó trở thành loại supplement phổ biến nhất trên thị trường
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.