Hôm nay,  

Từ Thụy Sĩ Đến Cõi Vĩnh Hằng

11/12/200900:00:00(Xem: 6987)

Từ Thụy Sĩ Đến Cõi Vĩnh Hằng

Du lịch sang Thụy Sĩ để tự sát"


Nguyễn Thượng Chánh, DVM


Trợ tử là một vấn đề rất cấm kỵ, rất tế nhị ở phần lớn các quốc gia tiến bộ nhất là các quốc gia Phương Tây nơi mà cuộc sống con người rất được quý trọng.
Ngược lại, tại các quốc gia độc tài, chuyên chính và các xứ kém mở mang nghèo khó thì vấn đề trợ tử thường được nhìn theo một khía cạnh không mấy quan trọng và đơn giản hơn nhiều.
Hiệp hội trợ tử hợp pháp Dignitas của Thụy Sĩ
Ludwig Minelli, trước kia hành nghề phóng viên trong suốt 10 năm tại Zurich. Sau nầy, ông ta chuyển qua làm luật sư khi tuổi đời đã trên 40.
Ông ta đã dám làm một chuyện có một không hai, và ít có người dám nghĩ tới. Đó là việc thành lập một hiệp hội có tên là Dignitas (theo tiếng Việt là phẩm giá) để trợ giúp những bệnh nhân ngặt nghèo vì bệnh nan y ở giai đoạn cuối cùng, thực hiện quyên sinh theo ý nguyện của mình để được giải phóng khỏi cảnh đau đớn về thể xác lẫn tinh thần.
Được biết giúp người khác tự vận hay trợ tử (euthanasia) là một hành động không được pháp luật nhìn nhận, và cho phép ở hầu hết các quốc gia tiến bộ trên thế giới kể cả Việt Nam.
Tuy nhiên cũng có một số ít nơi cho phép việc trợ tử trong những trường hợp thật đặc biệt.
Đó là Thụy Sĩ, Hòa Lan, Bỉ và tiểu bang Oregon của Hoa Kỳ.
Việc làm của Dignitas cũng bị dư luận Thụy Sĩ và cả thế giới phê phán và chống đối dữ dội. Tuy vậy, thương vụ của Dignitas, thành lập từ năm 1998, không vì thế mà bị giảm đi chút nào hết. Cho đến nay số khách hàng ghi danh, hồ sơ nóng actif cũng phải trên 6.000 người.
Số khách hàng đã được Dignitas giúp thực hiện chuyến viễn du một cách êm ái tính ra đã có trên 1.000 người rồi.
Các người khách nầy đã đến từ 60 quốc gia khác nhau, đa số là người Đức, Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Do thái, Liban... Trong số đó có 9 người Canada tuổi từ 40 đến 90 tuổi.
Điều kiện đầu quân Dignitas cũng đơn giản:
 - không bắt buộc phải là công dân Thụy Sĩ;
 - mở hồ sơ ghi danh: 80$;
 - lệ phí hằng năm 50$;
 - giấy tờ, hồ sơ cho phép Dignitas trợ tử phải có 3 người chứng gồm 2 thân nhân, và một người     ngoài cuộc, không liên hệ về nghĩa vụ và quyền lợi với khách hàng;
- tiền trả cho Dignitas về dịch vụ trợ tử 2.000$;
- thân nhân trả tiền cho công ty mai táng tư gồm tiền tẩn liệm, mai táng, chôn cất, hỏa thiêu, giá từ 3.000 - 5.000$.
Sau khi ghi danh, thì phải chờ một thời gian, có thể vài ba năm hoặc mau hơn để Dignitas thu xếp cho cuộc hành trình được suông sẻ và êm ái.
- Bắt buộc vị Bs kê toa thuốc ngủ và khách hàng không phải là chỗ quen biết, có mối quan hệ mật thiết hay họ hàng gì với nhau;
- Khách phải khẳng định việc mình muốn chết để thoát khỏi cảnh đau đớn về thể xác và tinh thần;
- Khi được Dignitas cho biết ngày giờ chính thức thì khách hàng phải có mặt, lẽ dĩ nhiên đến với một vài thân nhân. Khách hàng khỏi cần mang theo đồ đạc làm gì;
- Khách được dưa đến ngụ tại một tòa nhà nằm ngay trung tâm khu kỹ nghệ Pfaffikon, phía Đông thành phố Zurich;
- Người trợ giúp là y tá vào phòng nói chuyện, cắt nghĩa cách thức làm việc. Sau đó, chuẩn bị một ly cocktail nước ép trái cây có pha một hỗn hợp 30ml thuốc ngủ nhóm barbiturique.
- Trước khi uống ly thuốc ngủ, khách được cho uống một loại thuốc chống nôn mửa trước;
- Việc uống thuốc hoặc mở van phải do khách hàng tự tay mình làm lấy. Dignitas chỉ trợ giúp nhưng không được thúc ép;
- Dặn dò đâu đó kỹ lưỡng và xong xuôi rồi, y tá bước ra và đóng cửa phòng lại;
- Khách phải tự tay mình bưng ly nước mà uống vì luật cấm người khác trực tiếp giúp vào việc trợ tử.Tất cả các giai đoạn vừa nêu đều được thu vào video để làm bằng;
- Sau khi uống, trong vòng 30 phút thì khách thăng đi một cách rất êm ái (nghe họ quảng cáo vậy thôi!);
- Sau đó, Dignitas gọi cảnh sát đến làm thủ tục biên bản, chứng thật sự kiện;
- Mau lắm: sáng tới nơi thì chỉ nội trong ngày tất cả đều xong hết. Adios!
Đa số khách đều có vẻ rất thanh tịnh 99%, và họ rất hài lòng (") vì có thể thoát khỏi sự đau đớn vô cùng tận mà họ đã phải gánh chịu từ nhiều năm qua.
Tuy thế, đôi khi nhân viên Dignitas cũng bị thân nhân khách hàng đón đường sỉ vã thậm tệ là đồ satan quỷ sứ, là sứ giả của tử thần, là nầy là nọ, vân vân và vân vân.
Du lịch Tự sát (Suicide tourism)
Dignitas đã quá nổi tiếng khắp năm châu. Và từ đó đã nẫy sinh ra hiện tượng Du lịch tự sát. Ra đi không trở lại.
Luật pháp Thụy Sĩ cho phép trợ tử. Hiến pháp dành một điều khoản đặc biệt cho việc khác hàng được toàn quyền quyết định. Luật dự trù hính phạt tù 5 năm cho ai giúp người khác chết vì mục đích ích kỹ và tiền bạc. Luật cấm bác sĩ kê toa thuốc ngủ đối với người còn khỏe mạnh, và ngăn cản việc  trợ tử đối với những người bị bệnh tâm thần vì họ không có khả năng phán đoán một cách sáng suốt.
Dignitas đang cố gắng vận động để có thể thực hiện trợ tử bằng những phương cách khác hơn là việc sử dụng thuốc như từ trước tới nay.
Ngoài ra, Dignitas cũng cố gắng để cho quyền duợc trợ tử được đem áp dụng một cách chánh thức và rộng rãi cho những người ngoại quốc.
Dignitas cũng đảm nhận trợ tử cho từng cặp, từng đôi như vợ (không bệnh hoạn) cũng muốn được cùng chết theo chồng cho vẹn tình vẹn nghĩa giống như trong tuồng cải lương.
Đó là trường hợp vừa xảy ra vào mùa xuân năm 2009, Dignitas thực hiện trợ tử cho cặp vợ chồng một nhạc trưởng Anh quốc 85 tuổi và bà vợ 74 tuổi đã làm xôn xao dư luận bên Anh. Ngoài ra, một bà vợ hoàn toàn khỏe mạnh khác ở British Columbia Canada cũng đòi được chết tại Zurich theo chồng là nạn nhân của bệnh tim mạch rất trầm trọng. Sự việc sẽ được đem ra xét xử ở tòa án năm 2010 nầy.
Liên Âu xôn xao về trợ tử
Chúng ta có quyền để một người đau bệnh trầm kha, nan y tự quyết định kết liểu đời họ để thoát khọi sự đau đớn thể xác hay không"
Belgique nối gót Hòa Lan cho phép trợ tử vào năm 2008.
Vừa qua, đảng xã hội Pháp đã đệ trình một dự luật về trợ tử đối với những bệnh nhân trong giai đoạn cuối cùng của bệnh hết thuốc chữa và không còn hy vọng. Dự luật thuận cho việc trợ tử để bệnh nhân có thể chết trong phẩm giá (").
Nhưng cuối cùng dự luật trên đã bị chánh phủ Pháp bác bỏ.
Hoa kỳ và trợ tử
Ngoài tiểu bang Oregon ra, các nơi khác đều cấm trợ tử.
Tuy nhiên, theo cuộc thăm dò Gallup năm 2002 cho thấy có 72 % dân chúng Mỹ thuận việc trợ tử.
Québec thì sao"
Thăm dò ở giới bác sĩ chuyên khoa spécialistes cho biết 75% đều ok việc trợ tử.
75% bác sĩ gia đình cũng vậy.
Thăm dò Crop cho thấy 80% dân Québec đều thuận việc trợ tử nếu chính tay người bệnh nhân làm đơn xin.
Lướt qua tình hình trợ tử trên thế giới
http://www.ohiolife.org/site.cfm/The-Issues/Euthanasia
Tại Hoa Kỳ, tháng 11/2000, cử tri của tiểu bang Maine đã bác bỏ dự luật trợ tử.
Ngược lại, tiểu bang Oregon đã có 341 người được giúp trợ tử tính đến cuối 2007.
Tại Hòa Lan, việc trợ tử được xem như việc «trị liệu bằng thuốc» và chỉ có 40% ca trợ tử đã được chánh thức báo cáo.
Cũng tại Hòa Lan, 80% bác sĩ đã áp dụng phương pháp tích cực active «tự tiện» giải phóng bệnh nhân thay vì phải áp dụng cách tiêu cực passive (như bớt thuốc, bớt chất dinh dưỡng, v.v…để bệnh nhân kiệt sức mà mau thăng)
Ngày 08/12/2009, tù nhân tử hình Kenneth Biros 51 tuổi bị đem ra «trợ tử» (xử tử) tại Ohio. Anh ta là tử tội đầu tiên bị giết bằng cách tiêm mạch một loại thuốc duy nhất mà thôi thay vì phải cần 3 loại thuốc như từ trước tới nay thường đuợc tòa án Hoa Kỳ áp dụng.
In the Netherlands, Belgium and Oregon, physician-assisted suicide is legal. The Dutch now consider euthanasia and assisted suicide as "medical treatments."
As of the end of 2007, 341 persons had died from legal assisted suicides in Oregon. (Source: Oregon Department of Human Services)
Voters in Maine rejected the legalization of assisted suicide in their state during the November 2000 elections.
In Holland, only 40% of all assisted suicides and euthanasia are reported.
(Source: JAMA, 6/4/97)
80% of Dutch doctors have killed people deliberately through direct, active (not passive) euthanasia.
(Source: American Journal of Medicine, January 1984)
Studies examining the psychological background of individuals who kill themselves show that 95% have a diagnosable mental disorder at the time of death.
(Source: New York State Task Force on Life and the Law)
In Holland, 9% of all deaths in 1990 were attributed to euthanasia or physician-assisted suicide, even though it is still technically illegal.
According to reports by the Dutch Government in 1990 and 1995, 26% of euthansia cases occurred without the patient's consent. Of those cases, 21% involved patients that were deemed competent.
Kẻ thuận người chống, không biết đâu mà rờ
Trước dư luận chống đối khá mãnh liệt của thế giới về việc du lịch tự sát, chánh phủ Thụy sĩ muốn gỡ gạc lại thanh danh và hình ảnh hiền hòa của xứ sở mình, nên đã bắt dầu tích cực kiểm soát gắt gao các hoạt động của Dignitas.
Thụy sĩ không muốn vừa là một quốc gia hòa bình, có ngân hàng là thiên đường chuyên giữ tài sản của các tư bản trốn thuế, của các lãnh tụ quốc gia tham nhũng, của bọn chôm chĩa ăn cắp bán dân hại nước, của đồng hồ siêu hạng Oméga và Rolex...mà cũng vừa là một quốc gia của ngành du lịch tự sát.
Khó coi quá!
Kẻ chống người thuận không biết đâu mà rờ.
Các bạn nào tò mò xin vào xem các feedback phản hồi theo địa chỉ Time online sau đây thì rõ:
http://www.timesonline.co.uk/tol/life_and_style/health/article6894726.ece
Đây là một phản hồi trong vô số các phản hồi khác trong bài báo Timeonline ở trên:
Tôi không muốn thấy ngày tàn của Dignitas hay của các phòng mạch tương tợ.
Quyết định trợ tử là một việc rất cá nhân của mỗi người. Tôi do dự và chỉ có thể nói chung chung cái nào đúng hay cái nào sai trong vấn đề nầy mà thôi.
Trong khi có người cho rằng việc trợ tử phát xuất từ lòng vị kỷ của bệnh nhân thì cũng có người khác cho rằng sự ích kỷ thật sự phải nằm về phía những người đã muốn, đã đòi hỏi và đã làm áp lực bắt buộc người bệnh phải tiếp tục cuộc sống tàn tạ trong cảnh đớn đau cùng cực của họ.
Và xin tất cả mọi người hảy nhớ rằng có ai trong chúng ta đã được tham khảo và hỏi ý kiến trước khi sanh ra đâu.
 (I certainly would not like to see the end of Dignitas and similar clinics.
Dealing with suicide is a very personal matter. I hesitate to globally say what is right and wrong on this subject. While some might argue it is selfish of the person committing suicide to do so, one can likewise say that it is 'selfish' of the others who insist that a person must continue living when he is suffering beyond what he is willing to bear.


And let's all please remember that we are all born without prior consultation anyway).
Còn trợ tử thú y thì sao"
Theo đà phát triển của khoa học, rất nhiều kỹ thuật chẩn đoán và phương pháp trị liệu tân kỳ mà trước đây chỉ dành riêng cho y khoa, ngày nay được thấy đem sử dụng nhan nhản bên thú y.
Trợ tử ở người là một vấn đề rất gây cấn, bị chống đối và đã kích dữ dội khắp mọi nơi, bị lên án kịch liệt và hầu như bị ngăn cấm tại hầu hết các quốc gia Tây phương.
Ngược lại, trợ tử thú vật thì rất dễ dàng và duờng như còn được khuyến khích nữa.
Ngày nay tại các quốc gia Âu Mỹ, chó và mèo được xem như những thành viên trong gia đình và tình cảm mà con người dành cho chúng đôi khi cũng không kém gì tình cảm họ dành cho con cháu trong nhà.
Một mai vì một lý do gì đó, chẳng hạn như con vật bị thương tật đau đớn hoặc mắc phải một chứng bệnh nan y khó chữa trị được hoặc chi phí chữa trị quá tốn kém, nhưng không chắc gì có được kết quả mong muốn.
Trong trường hợp này người chủ phải can đảm, gạt lệ, đắn đo giữa tình cảm và túi tiền để nghĩ đến giải pháp trợ tử hầu có thể giải phóng con thú bất hạnh sớm thoát khỏi các khổ đau cơ cực một cách vĩnh viễn.
Đây là một quyết định rất khó xử chớ không đơn giản chút nào hết!
Đối với một số người, nhất là các cụ lớn tuổi, đơn côi, thường sống với con chó hoặc con mèo thì sự ra đi của của con vật chí thân sẽ gây nơi họ ra một cái shock mãnh liệt, khiến cho họ buồn khổ vô ngần chẳng khác gì lúc phải thọ tang một người thân trong gia đình.
Trợ tử thú y là gì"
Trợ tử thú y là phương pháp trợ tử ở thú, giúp cho con vật chết một cách êm ái nhẹ nhàng trong tình yêu thương của người chủ, và cũng nhằm mục đích để giúp nó khỏi kéo dài lê thê sự đau đớn về thể xác do một chứng bệnh nan y hay một tai nạn nào đó gây nên.
Nếu trường hợp trợ tử ở người, thì mục đích là để giúp bệnh nhân bảo toàn được…phẩm giá và nhân cách của họ (sic).
Tại các quốc gia Tây phương, vấn đề trợ tử phải do thú y sĩ thực hiện. Thường là tiêm thuốc mê hoặc thuốc ngủ với liều lượng cao.
Hình như danh từ trợ tử thường hay bị lạm dụng bên thú y. Đó là việc trợ tử cả trăm ngàn heo bò dê cừu bằng đủ mọi cách để chặn đứng sự lan truyền của bệnh long móng lở mồm (FMD) ở Anh quốc năm 2002, cũng như việc trợ tử hằng triệu gà vịt ở Canada bằng carbon dioxide (C02) để ngăn chặn dịch cúm gia cầm tại Fraser Valley, British Columbia/Canada vào năm 2004 vừa qua.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người chỉ trích rằng phương pháp trợ tử của cơ quan CFIA Canada thật sự ra không đạt được kết quả mong muốn 100% một cách nhanh chóng như cơ quan nầy đã từng tuyên bố.
Bởi lý do vừa kể, sự đau đớn của một số gia cầm bị kéo dài ra một cách vô ích.
Kinh nghiệm bản thân
Lúc còn dạy học tại Viện đại học Cần thơ khoảng 73-74, mỗi năm để chuẩn bị mẫu vật thực tập cho môn cơ thể học, tác giả thường nhờ các em sinh viên đi lùng mua chó và bán lại cho Đại học. Trung bình đâu lối chục con cho mỗi niên khóa.
Tại trường, các chó đều bị tiêm một mũi thuốc vào mạch, có khi vào tim. Khi con vật chết rồi thì chúng được tiêm rất nhiều formol vào khắp cơ thể để giữ xác khỏi bị thối rữa. Đây có thể nói trợ tử vì khoa học.
Ngoài ra, trợ tử là vì…bị đổi đời nữa. Vào khoảng lối 5-3 ngày trước ngày miền Nam sập tiệm, tác giả cũng có thực hiện 2 vụ trợ tử theo yêu cầu của khách hàng tại phòng mạch thú y thuộc Đại học Cầnthơ.
Vụ thứ nhất, một con chó Berger allemand to lớn mạnh khỏe, chủ là một người Mỹ làm việc ở phòng thông tin (") Hoa kỳ tại Cần thơ, được chở đến nhờ giải phóng con vật vì ông ta phải về xứ gấp mà không thể mang nó theo cùng...Có thể ông ta không muốn con chó thân yêu của mình phải sống khổ cực với người khác, cũng như không muốn con vật có thể trở thành món nhậu tại một quán nào đó nằm trên lộ 19 Cần thơ chăng"
Vụ thứ nhì, cũng một con chó Berger allemand của một sĩ quan cấp tá chỉ huy trưởng ở Cần thơ. Chó được anh Trung úy tùy viên chở đến  phòng mạch thú y. Anh Trung úy nói là ông Tá muốn nhờ bác sĩ cho nó một mũi...Lần nầy thì người viết đã hiểu tại sao. Thế là cho 2 hủ Nesdonal (thiopental sodium) vào mạch, kim vừa rút ra thì con chó cũng thở hắc ra một cái rồi êm ru luôn. Ngày hôm sau, tình cờ gặp lại anh Trung Úy tại bến Ninh Kiều, anh ta buồn xo, mặt xuống sắc và cho biết:«anh Chánh ơi, ổng vọt mất rồi!» Người viết chỉ còn biết đứng đó thở dài ngẩn ngơ mà thôi…Người ta sao mà sướng thiệt!
Vào những năm 80 lúc phải đi học lại tại Đại Học Montréal trong giờ clinique, tác giả cũng thường chứng kiến và tiếp tay với mấy ông thầy để trợ tử chó của khách hàng mang đến trường đại học thú y tại St Hyacinthe, Québec. Thuốc sử dụng thường là T61 hoặc Euthanyl.
Tại Canada, hiện nay giá tiền trợ tử một con chó cũng phải từ 100$ trở lên tùy theo trọng lượng của con vật.
Hồi tưởng lại chuyện xưa sao thấy hồi đó mình…ác quá vậy cà!
Tác giả tự hỏi không biết hiện giờ bên nhà có áp dụng trợ tử thú y hay không, hay người ta chỉ nghĩ là vật dưỡng nhân mà thôi nên số phận của chó mèo thường được chấm dứt trong nồi, cho khỏi phí của Trời và cũng đồng thời tiện bề sổ sách cho mọi người.
Phần người chủ: có thương thì phải có khổ
Những kỷ niệm êm đềm và những tình cảm kết tụ sau bao năm sống với nhau không dễ gì một sớm một chiều mà quên đi được.
Chúng ta muốn con vật thân yêu không bị đau đớn và sống mãi với ta, nhưng chúng ta không muốn chứng kiến cảnh mù lòa của nó, không muốn nghe nó rên rỉ, không muốn nhìn thấy nỗi bất công mà nó phải gánh chịu, v.v...
Chúng ta có thể hoạch định chỉ trong giây lát mà chúng ta sẽ mất nó đi vĩnh viễn, vì càng kéo dài sự sống của nó, chúng ta càng kéo dài sự đau đớn thể xác thậm chí còn làm chậm lại sự ra đi của nó nữa.
Tuy biết vậy, nhưng trong thực tế rất khó cho chúng ta quyết định một cách dứt khoát được đến lúc nào cuộc sống của nó phải dừng lại.
Để giúp chúng ta có thể phán xét một cách sáng tỏ, chúng ta nên căn cứ vào một số dữ kiện sau đây:
*- Dự đoán diễn tiến bệnh trạng hay pronostic của nó ra sao" Có hy vọng cải thiện không" Và đến mức độ nào" Trị liệu có kèm theo đau đớn không" Có ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của nó không"
*- Trong thời gian bao lâu chúng ta mới thấy được sự cải thiện và con vật có thể trở về nhà (trường hợp con vật đang nằm bệnh viện);
*- Chúng ta tự hỏi xem chúng ta có đủ phương tiện và thời giờ để săn sóc nó tại nhà hay không"
*- Con vật đau đớn đến mức độ nào (trong thực tế rất khó xét đoán);
*- Nó có ăn uống được không"
*- Có thở khó không"
*- Nó có biểu lộ sự vui mừng khi gần gũi với con người và với các con vật khác hay không"
*- Nó có thể tự di chuyển một mình được không hay chỉ nằm lì một chỗ"
Bạn đã quyết định được rồi chớ"
 Nếu bạn đã thỏa thuận với thú y sĩ về việc trợ tử con vật thân yêu thì sau đây là những điều cần thiết:
+ Để cho việc trợ tử được kín đáo, nên lấy hẹn với phòng mạch thú y vào cuối giờ làm việc buổi sáng hoặc buổi chiều.
+ Nên thanh toán tiền trước để bạn có thể ra về một cách thoải mái sau khi xong việc.
+ Bạn cần phải ký một mẫu đơn cho phép trợ tử, đồng thời bạn phải cho biết ý định là sẽ đem xác về hay giao xác luôn cho phòng mạch lo liệu hỏa thiêu.
+ Bạn nên ở bên cạnh con vật đến phút cuối của nó.
Thú y sĩ thực hiện trợ tử
Thông thường có hai cách:
1) Tiêm vào tĩnh mạch chân một loại thuốc gây mê barbiturique như Thiopental (Nesdonal), Pentobarbital sodium (Euthanyl) hoặc T61.
2) Tiêm vào xoang bụng: tác dụng chậm hơn tiêm vào tĩnh mạch.
Trong bất cứ trường hợp nào, thú y sĩ cũng phải nghe tim đến khi nó hoàn toàn ngưng đập. Đôi khi cơ vòng hậu môn hoặc cơ bọng đái giãn ra lúc con vật vừa mới chết kéo theo sự thải phân và nước tiểu ra ngoài. Các tiết vật khác cũng có thể tiết ra từ các lỗ thiên nhiên. Sau đó, theo thủ tục thì thú y sĩ chia buồn cùng chủ nhân.
Thái độ của chủ nhân trước việc trợ tử
- 60% cần phải có một thời gian để suy nghĩ kỹ và quyết định;
- 71% hỏi ý kiến của thú y sĩ để có thể quyết định;
- 52% người chủ muốn chứng kiến việc trợ tử;
- 75% cần biết rõ diễn tiến của việc trợ tử;
- 90% muốn con vật của họ không đau đớn lúc trợ tử;
- 75% muốn con vật thân yêu được vuốt ve và ân cần;
- 80% cần phải bàn về vụ trợ tử nầy liên tiếp trong nhiều ngày sau khi con vật đã chết.
Những thái độ của người chủ
1) Chối từ: họ không nghĩ rằng con thú yêu mến phải bị trợ tử;
2) Giận dữ: họ có thể chửi bới thú y sĩ và nhân viên phòng mạch;
3) Bàn cãi: chủ nhân tỏ ra nghi ngờ. Họ có mặc cảm tội lỗi cùng ý nghĩ chính họ là thủ phạm với lý do là tại sao họ không chịu đem con vật đi khám bệnh sớm hơn;
4) Chán chường: người chủ có thể cảm thấy chán nản, khóc lóc không kềm chế được, cảm giác sự trống vắng vô cùng, hối tiếc hành động trợ tử và họ có thể rơi vào trạng thái trầm cảm;
5) Chấp nhận: họ có thể bàn luận về con vật của họ vừa mới mất đi một cách vui vẻ và sẵn sàng đi mua một con khác về thay thế.
Làm sao nói với các cháu nhỏ"
1) Tìm cách trả lời một cách êm thắm và rõ rệt. Tránh nói những câu úp mở, khó hiểu như: Milou đã ra đi trong giấc ngủ... Câu nầy có thể gây ấn tượng xấu và làm các cháu rất sợ hãi lúc đi ngủ;
2) Hãy nhấn mạnh cho cháu biết là con vật chết không phải là do lỗi của cháu.
 Từ 2 đến 5 tuổi đứa bé dễ dàng tạo một dây ấn tượng giữa nguyên nhân và hậu quả. Thí dụ như em có thể nghĩ rằng con vật chết vì em không được ngoan cho lắm, v.v.
Kết luận
Con thú đã mang đến cho ta và gia đình ta biết bao là niềm vui và hạnh phúc từ nhiều năm qua.
Khi chấp nhận giải pháp trợ tử cho nó, chúng ta nghĩ rằng mình đã làm một điều đúng theo lương tâm và lý trí.
Nỗi buồn của sự mất mát sẽ theo ta và dày vò ta trong một thời gian, rồi chắc chắn cũng lần hồi phai mờ đi theo năm tháng để nhường chỗ cho những kỷ niệm êm đềm khác trong ký ức./.
Tham khảo:
-Nguyễn Phúc Bửu Tập. Quan niệm trợ tử của đạo Phật
http://daitangkinhvietnam.org/nghien-cuu-phat-hoc/71-kinh-nghiem-song-chet/492-quan-nim-v-tr-t-euthanasia-ca-o-pht.html
-Dignitas in Switzerland
http://www.dignitas.ch/index.php"option=com_content&task=view&id=117&Itemid=166
-Marc Thibodeau «Si un humain a décidé de mourir, personne ne doit pouvoir s’y opposer» Cyber Presse Montreal
http://www.cyberpresse.ca/international/europe/200912/05/01-928277-si-un-humain-a-decide-de-mourir-personne-ne-doit-pouvoir-sy-opposer.php
-Wikipedia. Pentobarbital
http://en.wikipedia.org/wiki/Pentobarbital
Montreal, Dec 10, 2009

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong những tuần gần đây, tin tức về việc vận động viên thể dục dụng cụ Mary Lou Retton phải vào bệnh viện vì một loại viêm phổi (pneumonia) hiếm gặp đã khiến nhiều người quan tâm và tò mò về căn bệnh này.
Vào mùa cảm cúm, nhiều người sẽ ‘khư khư’ một vũ khí phòng thủ quen thuộc: Vitamin C – dạng viên, dạng bột và tất cả các dạng phổ biến khác. Chất dinh dưỡng này là một trong nhiều loại supplements, từ vitamin A đến kẽm, thường được sử dụng bởi những người muốn tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Nhưng vitamin C cũng có thể là một trong những chất dinh dưỡng bị lạm dụng nhiều nhất.
Cách đây không lâu, ngôi sao nhạc pop 29 tuổi Justin Bieber đã phải hủy chuyến lưu diễn quốc tế sau khi một phần khuôn mặt của anh bị liệt do biến chứng của bệnh giời leo (shingles), bệnh lo một loại siêu vi gây ra và được cho là chỉ ảnh hưởng đến người cao niên. Tuy nhiên, thực tế là bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh giời leo và có một số bằng chứng cho thấy số trường hợp mắc bệnh ngày càng gia tăng ở người dưới 50 tuổi.
Tập đoàn Nhân sâm Hàn Quốc tại Hoa Kì (KGCUS), nơi sản xuất thương hiệu nhân sâm số một thế giới CheongKwanJang, tự hào giới thiệu thức uống thảo dược có ga HSW kết hợp hồng sâm 6 năm tuổi, tới các khách hàng quan tâm đến sức khỏe tại WaBa Grill, một trong những chuỗi nhà hàng hàng đầu chuyên phục vụ món cơm lành mạnh
Thỉnh thoảng chúng ta mới thấy một thứ thuốc mới làm chấn động không những giới y tế mà còn làm chấn động thị trường kinh tế thế giới. Thí dụ trước đây là thuốc phục vụ trong những nhu cầu căn bản và mạnh mẻ nhất của con người, Viagra, thuốc giúp chữa chứng rối loạn cương cứng (ED) của nam giới, do Pfizer phát triển, đã có tác động kinh tế đáng kể đến ngành dược phẩm kể từ khi được FDA phê duyệt vào năm 1998. Viagra là loại thuốc mang lại lợi nhuận cao cho Pfizer, doanh thu toàn cầu khoảng 1,6 tỷ USD trong năm 2016 mặc dù đã có thuốc generic rẻ tiền hơn nhiều.
Ung thư khởi phát khi các tế bào tích tụ những tổn hại đủ để thay đổi hành vi bình thường của chúng. Khả năng tích tụ tổn hại tăng theo độ tuổi vì các biện pháp bảo vệ trong mã di truyền, nhằm đảm bảo các tế bào hoạt động vì lợi ích tối ưu của cơ thể, sẽ suy yếu theo thời gian. Vậy thì tại sao những đứa trẻ chưa có đủ thời gian để các tế bào tích tụ tổn hại lại có thể mắc bệnh ung thư? Nếu nhìn qua lăng kính tiến hóa, ung thư phát triển từ sự ‘bất hợp tác’ của tế bào, vốn ban đầu các tế bào sẽ cùng kết hợp với nhau và hoạt động như một cơ quan. Ở trẻ em, các tế bào vẫn đang học cách hợp tác. Ung thư ở trẻ em khởi phát khi xuất hiện các tế bào ‘nổi loạn’ không chịu hợp tác và cứ phát triển bất chấp, gây tổn hại cho cơ thể.
Bộ não con người có thể thay đổi – nhưng thường với nỗ lực rất lớn và diễn ra từ từ, chẳng hạn như khi chúng ta học một môn thể thao hoặc ngoại ngữ mới, hoặc hồi phục sau cơn đột quỵ. Học các kỹ năng mới có tương quan với những thay đổi trong não; điều này đã được nghiên cứu khoa học thần kinh với động vật và quét não chức năng ở người chứng minh. Có lẽ, nếu quý vị thành thạo Giải tích 1 (Calculus 1), thì trong não quý vị sẽ có điều gì đó khác một chút. Các tế bào thần kinh vận động trong não mở rộng và co lại tùy thuộc vào tần suất chúng được vận động – một sự phản ánh của tế bào thần kinh về việc “xài hoặc mất” (use it or lose it).
Chẳng có ai vừa ra khỏi bụng mẹ là đã biết trượt ván, lướt sóng hay thậm chí là đứng kiễng chân. Không giống như các loài động vật hữu nhũ khác, con người không có khả năng giữ thăng bằng khi mới sinh – không có em bé sơ sinh nào vừa đẻ ra là đã biết đi hoặc đứng. Trước khi có được những khả năng đó, trẻ sơ sinh sẽ phát triển thị giác, thính giác, cơ, xương và não. Quá trình này mất nhiều tháng và thậm chí là nhiều năm đối với một số hoạt động.
Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska đã quyết định trao giải thưởng Nobel về sinh lý học hoặc y học năm 2023 cho hai khoa học gia người Mỹ Katalin Karikó (gốc Hungary) và Drew Weissman hôm nay ngày 2 tháng 10, 2023, vì những khám phá của họ liên quan đến việc biến đổi base của các nucleoside (nucleoside base modifications) cho phép phát triển vắc xin mRNA hiệu quả chống lại COVID-19
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp mới để nghiên cứu cách các gen có thể gây ra bệnh tự kỷ và các bệnh rối loạn về phát triển não bộ (neurodevelopmental disorders) khác: phát triển các cấu trúc nhỏ tương tự như bộ não trong phòng thí nghiệm và điều chỉnh DNA của chúng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.