Hôm nay,  

‘thiền Công’: Một Phương Pháp Chữa Bệnh Đơn Giản

05/06/201000:00:00(Xem: 11991)

‘Thiền Công’: Một Phương Pháp Chữa Bệnh Đơn Giản

Chu Tất Tiến 
Một buổi chiều mưa nhẹ. Ngồi bên tách trà bốc khói trong một căn phòng “Tu Thiền” với những bầy biện đơn sơ; một chiếc chiếu trơn, chiếc gối ngồi, bức tranh vẽ Đức Phật Thích Ca lớn rộng gần hết bức tường trước mặt, và một vài bức họa trang trí nhỏ; người viết được anh C., chủ nhân căn phòng “Tu Thiền” này, một Luật sư về hưu, cho biết nhiều ý tưởng lạ về “Thiền.” Biết người viết theo đạo Công Giáo, anh đã trao đổi nhiều ý tưởng mới lạ về Chúa Giêsu liên can tới “Thiền”.  Theo anh, Chúa Giêsu đã là một tấm gương lớn về “Thiền”. Chính Ngài đã “Thiền” trong hoang mạc suốt 40 đêm ngày trước khi đi giảng đạo cứu đời. Tuy Kinh Thánh không nói Ngài đã làm gì và sinh hoạt như thế nào trong 40 ngày, nhưng nhất định Ngài đã nhập “Thiền”, bởi vì ở chốn hoang vu ấy, không có tiếng nói, không có sinh vật, con người không có nơi để trú ngụ bình thường, không thể đi tới đi lui, thì chỉ có mỗi một sinh hoạt là “Thiền” thì mới qua hết thời gian tu niệm lâu dài như thế được.
Theo anh, “Thiền” là một hình thức trau luyện cho con người đi tới chỗ “Vô Ngã”, tức là quên “Mình” đi, coi như “Mình” không chủ quan tồn tại một cách cá nhân nữa. “Thiền" cũng giúp con người tới chỗ nhận thức về “Vô Thọ giả”, nghĩa là không còn thời gian nữa. Nếu không có thời gian, sẽ không đói, không già, và không còn phân biệt Sống-Chết. Cũng theo anh C., Vườn Địa Đàng, hồi Thiên Chúa tạo dựng nhân loại, đã cho Ađam và Evà một không gian vĩnh cửu, không phân biệt Thiện-Ác, tốt xấu, không Nam Nữ, đàn ông hay đàn bà. Thiên Chúa, vì muốn thử Ađam và Evà xem có tuân lời Ngài không nên đã cấm không được ăn trái của cây gọi là cây “Thiện-Ác”. Thực tế, không có cây nào là cây “Thiện-Ác” hay “Thưởng-Phạt” cả. Khi Ađam và Evà ăn trái cấm đó, họ đã bất tuân lệnh của Thiên Chúa, do đó, họ đã bị đầy ra cõi trần gian, ở đó, có Sống và Chết, có đổ mồ hôi mới có bát cơm mà ăn. Giả như họ biết “Thiền”, nghĩa là biết quên mình đi, thì có lẽ nhân loại đã không khổ đau vì cuộc sống vất vả và nhất là không còn khóc lóc vì sự Chết đến cướp đi sinh  mạnh của những người thân yêu cũng như của chính họ.
Những điều mà anh bạn C., một Phật tử thuần thành, đang trong giai đoạn “Tu Thiền”, suy diễn đã đem lại một nhãn quan rất mới lạ, thích thú mà từ trước tới nay, có lẽ chưa có ai khai triển. Thực tế, có nhiều phương pháp “Tu Thiền” phát xuất từ nhiều niềm tin tôn giáo khác nhau. Với anh bạn C., “Thiền” theo phương pháp của anh là ngồi “Thiền” trong một căn phòng khép kín, nghiên cứu sách về Phật giáo rồi ngồi bất động và suy nghĩ về những tư tưởng đã lãnh hội trong các cuốn sách đó để sau đó thực hành một cuộc sống thanh thản, thoát tục, và hạnh phúc.
Về phần người viết, nếu bỏ qua khía cạnh liên quan đến tôn giáo và tín ngưỡng, không đề cập đến “Tu Thiền” mà chỉ nhìn đến phương diện vật lý, “Thiền tập” theo kiểu Yoga là một sinh hoạt thể dục bất động, khép kín, và cưỡng chế phối hợp với hơi thở để làm trẻ hóa cơ thể, đem lại một sinh khí mới cho những bộ phận đã bị lão hóa, cùng phát huy sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi con người để sống lâu hơn với một tinh thần minh mẫn trong một thể xác tráng kiện.
1-Thể dục bất động: Người tập Thiền sẽ đặt mình vào một vị trí bất động trong một thời gian dài hay ngắn tùy theo cơ thể và sự tập luyện, có thể năm phút một thế tập hay vài tiếng đồng hồ.
2-Khép kín: Việc tập Thiền phải được thực hiện trong một môi trường kín đáo, không tiếng ồn, để tránh phân tâm.
3-Cưỡng chế: Những động tác Thiền không đơn giản như ngồi thẳng, mà là những thế cần phải bẻ tay, chân, đầu, cổ, thân, lưng... theo một hướng nào đó.
Tất cả những động tác thể dục bất động này, phối hợp với việc thở đúng cách sẽ làm trẻ hóa cơ thể và tự trị được một số bệnh. Như chúng ta đã biết, con người sống được là nhờ đường, nước, và khí Oxy là yếu tố quan trọng nhất cho sự sống. Thiếu đường, người ta sẽ kiệt sức và chết dần. Thiếu nước, thì sinh ra đủ thứ bệnh. Nếu thiếu hai yếu tố này, con người cần phải có những cách điều trị riêng để duy trì được cuộc sống. Nhưng với Oxy, chỉ cần thiếu ở não trong 2, 3 phút là chết ngay. 
Bình thường, máu luân chuyển khí Oxy đến các tế bào một cách quân bình. Tuy nhiên, nếu có phần nào trong cơ thể phải “gồng” lên, hoặc bẻ cong đi, máu sẽ luân lưu tại chỗ đó mạnh hơn, như vậy, sẽ mang đến Oxy nhiều hơn. Vì vậy, nếu chúng ta ép những bộ phận cơ thể theo một hướng nào đó, chúng ta sẽ làm cho những nơi đó trẻ lại và từ đó, sẽ ngăn được những căn bệnh sinh ra bởi phần cơ thể thiếu Oxy ấy.
 “Yoga” nguyên thủy là những bài tập thể dục bất động được chia ra hàng trăm thế đứng, thế nằm, hay thế ngồi và không mang theo một tư tưởng tôn giáo nào. Người tập sẽ thấy trẻ trung, vui vẻ, chữa được một số bệnh sau khi tập một thời gian. Nội dung bài viết này lại không hoàn toàn về “Yoga” vì được phối hợp với “Thiền” trong tư tưởng và “Thở” trong vật lý và được gọi là “THIỀN CÔNG ” với mục đích vừa Chữa bệnh, vừa Trẻ hóa cơ thể, vừa tạo được một tinh thần minh mẫn.
Có bốn thế chính: Ngồi, nằm, đứng, và quỳ. Trong mỗi thế này, lại phân thành những chi thế nhỏ. 
A-CÁC THẾ  NGỒI: Chưã bệnh tim mạch, mất ngủ, căng thẳng..


1-TỌA THIỀN:Ï  Ngồi xếp bằng thoải mái, (không cần gác chân nọ lên đùi chân kia), lưng thẳng, hai bàn tay mở ngưả, để trên đầu gối, ngón cái và ngón trỏ bấm vào nhau. Nhắm mắt, tập trung tư tuởng vào khoảng trước mắt để chỉ thấy một bức tường tối đen. Chầm chậm hít không khí vào. Ngay từ khi bắt đầu hít  vào, phải tưởng tượng thấy hơi thở vào đi qua mũi, xuống tới ngực rồi mới tới bụng. Nén hơi tại bụng chừng hai, ba giây, rồi từ từ thở ra. Khi khí ra hết, đếm “Một!” trong đầu. Chầm chậm hít vào lần thứ hai, thứ ba... cho tới 10 lần. Chú ý: Nếu hay ngồi cong người về đằng trước, thì phải kiếm một bức tường, để dựa lưng vào cho thẳng. Tập ngồi thật thẳng góc với mặt đất sẽ bớt được bệnh đau thắt lưng. Người hay ngồi cong lưng làm cho các khớp xương ở thắt lưng dúm vào nhau về phía trước, và đè lên giây thần kinh, gây đau lưng. Sau một thời gian ngồi và thở đã quen, thì tăng lần thở lên 20, hoặc 30 lần. Từ từ tập trung tư tưởng để nhìn “xuyên qua” màng mắt, mặc dầu vẫn nhắm, nhưng dần dần sẽ thấy một vùng sáng trước mắt thay cho vùng đen, và dường như nhìn được mọi vật trước mặt một cách rõ ràng. Nhiều người có thể ngủ ngồi như thế chừng vài tiếng đồng hồ không cử động.
2-TẢ TỌA THIỀN: Ngồi thẳng như trên, nhưng nghiêng đầu sang vai trái, để máu dồn vào phía cổ bên trái. Thế này không được ngồi lâu, tối đa là năm phút.
3-HỮU TỌA THIỀN: Ngồi thẳng, nghiêng sang vai phải chừng năm phút.
4-HOÀNH THIỀN: Ngồi như trên, nhắm mắt, hai tay dang ngang, song song với mặt đất, hít thở như trên. Năm phút.
5-BÁI TỔ: Ngồi xếp bằng, hai tay chắp lại, hít thở. Thế này có thể ngồi lâu.
B-CÁC THẾ NẰM: Chữa bệnh căng thẳng, khó ngủ, và yếu sinh lý.
1-KHÚC LONG: Nằm thẳng, không gối đầu, hai tay để xuôi và sát hai bên suờn, nhắm mắt, hai chân từ từ rút vào gần mông, uỡn bụng lên cao, càng cao càng tốt, hít thở như trên chừng 10 lần. Sau đó, từ từ co hai chân lên, dùng hai tay ôm chặt lấy hai ống chân, ép vào bụng, giữ ở thế đó và nén hơi chừng 1 phút rồi từ từ thả hai chân thẳng trở lại. Làm chừng 10 lần. Tiếp tục với chân phải (co lên, ép vào bụng, nén hơi) rồi chân trái. Những thế này để chữa bệnh yếu sinh lý. (Yếu chứ không phải liệt)
2-PHI LONG: Nằm thẳng, lưng dán xuống giường, hai tay xuôi theo sườn, nhưng cao hơn đùi chừng một gang tay. Hai chân thẳng nhưng nhấc lên khỏi giường chừng một gang tay. Hít thở chầm chậm và đều chừng 5 tới 10 lần. Sau đó, nằm úp xuống giường, hai tay giơ lên phía đầu, hai chân nhấc lên khỏi giường, hít thở. Chữa bệnh yếu sinh lý và đau lưng đồng thời tăng cường sức mạnh “nội công.”
3- PHÂN THÂN: Trị mất ngủ và căng thẳng, hồi hộp: Nằm thẳng, không gối đầu, hai tay để hai bên suờn, nhắm mắt, hít thở thật chậm, thật sâu, mỗi một lần thở ra, thì đếm. Đến lần thứ 10 thì bắt đầu đi vào giai đoạn “Phân Thân” tức là tưởng tượng chia “mình” thành hai nguời: một nguời nằm, một nguời đứng bên giuờng. Nguời đứng nhìn nguời nằm từ chân lên đầu. Bắt đầu nhìn từ ngón chân cái bên trái, nhớ đến hình dạng của ngón chân cái, nhớ lại từng kỷ niệm từ thời ấu thơ đến lớn, xem có lần nào bị gẫy móng không, bị sẹo gì không, bị đau lần nào không... Qua ngón cái, nhìn sang ngón kế tiếp... dần dần ra tới ngón út. Đổi tầm nhìn qua bên phải, cũng từ ngón cái bên phải, lần ra tới ngón út... Lần lên cổ chân phải, xong qua cổ chân trái, leo lên bắp vế, nhớ từng kỷ niệm, từng vết sẹo... Chuyển qua bắp vế trái. Rồi lên đầu gối, lên đùi, cứ qua phải lại qua trái.. Nhìn tới bụng thì nhớ những lần mổ, lần đau ruột, lần đau bao tử.... Lên ngực cũng thế, hết ngực thì qua tay. Từ vai đi xuống, tới khuỷu, rồi bàn tay.  Trở nguợc lên vai, qua mặt... Thường thì khi nhìn tới vai, người nằm đã ngủ say rồi! Nhiều người mất ngủ cả 15, 20 năm, chỉ cần tập vài lần là quen giấc và ngủ thoải mái thật sâu. Người nào bị bệnh căng thẳng quá, thì trước khi đi ngủ, nên tập 10 lần thế “Khúc Long” rồi “Phi Long” như ở trên rồi mới ngủ “Phân Thân”.
C-CÁC THẾ QUỲ:
1-PHỤC HỔ: Trị mệt bất thường: Quỳ trên hai đầu gối, úp trán xuống đất, hai tay để xuôi trên đầu. Hít, thở chầm chậm. Những võ sĩ sau khi đấu đài, những người làm lao động quá sức...tim đập mạnh, chỉ cần quỳ xuống, hít thở từ 5 đến 10 lần là khỏe lại ngay.
2-TÀNG LONG: Quỳ úp xuống, để tay trái thẳng trên đầu, tay phải luồn dưới cánh tay trái, mặt úp xuống, nghiêng về phía trái. Hít, thở 5 đến 10 lần. Đổi bên sang bên phải, tay phải để thẳng, tay trái luồn dưới tay phải, mặt nghiêng về phải, hít thở.
3-ĐỘC LONG: Quỳ úp mặt xuống, hai tay để thẳng trên đầu, một chân giơ thẳng lên trời, hít thở. Thế này giúp cho máu chẩy xuống óc, giúp những người bị bệnh nhức đầu khi đọc sách hay học nhiều.
D-CÁC THẾ ĐỨNG:
1-BẠCH HẠC: Đứng thẳng, hai chân cách xa vừa phải, bàn chân phải hơi xoay ngang về phía phải, hai bàn tay chắp lại, từ từ gập người xuống, trong khi từ từ giơ chân trái về phía sau, hai tay chầm chậm giơ ra hai bên. Cố giữ thăng bằng trong 1, 2 phút rồi tăng dần lên. Đổi chân, chuyển sang chân trái đứng, chân phải giơ lên.
2-ĐỘC KÊ: Đứng thẳng, hai tay chắp lại. Từ từ co chân trái lên về phía sau bắp chuối của chân phải. Gác bàn chân vào đấy, hai tay giơ ngang. Hít thở. Đổi chân. Các thế này giúp cho hệ thần kinh quân bình lại, không còn hồi hộp, sợ hãi, âu lo.
Trong phạm vi bài viết ngắn ngủi, người viết không thể trình bầy những chi tiết sâu xa hơn liên quan đến việc luyện “Thiền Công” này. Dĩ nhiên, tất cả những điều kể trên chỉ là những phương pháp thể dục miễn phí, được nghiên cứu nhằm mục đích phục vụ cộng đồng mà thôi. Nếu có điều chi thiếu sót, xin được cao nhân chỉ giáo. Người viết chỉ hy vọng giúp được ai đó khỏe hơn, trẻ hơn, và có thể chữa được một số bệnh nào đó, trừ những bệnh về vi trùng hay ung thư, thì rất lấy làm hạnh phúc.     
Chu Tất Tiến    
(Kể từ đầu tháng 6 năm 2010, một lớp Thiền, Khí Công trị bệnh, và Chuyển Luân Công miễn phí sẽ được tổ chức tại Tòa Soạn Nhật Báo Việt Báo, đường Moran, mỗi thứ Năm từ 6 giờ 15 đến 7 giờ 15 chiều. Xin liên lạc để ghi tên tại số: 714-398-3678.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tim đập liên hồi.” “Bồn chồn trong dạ.” “Tim muốn rớt ra ngoài.” “Nẫu ruột.” Đây là những cụm từ được nhiều người sử dụng để mô tả nỗi sợ hãi và lo âu. Thường thì chúng ta có thể cảm thấy được những cảm giác lo lắng, sợ hãi ở lồng ngực hoặc trong bụng chứ không phải ở não. Nhiều nền văn hóa có truyền thống gắn liền sự hèn nhát và dũng cảm với hình ảnh trái tim hoặc lòng dạ hơn là với bộ não.
Bệnh gan đang trở nên phổ biến hơn ở các nước phương Tây. Tại Thụy Điển, ước tính có khoảng một triệu người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ, đúng như tên gọi có nghĩa là gan tích tụ mỡ, không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Vì vậy, hầu hết người bịnh không biết rằng họ có chất béo tích tụ, mà ở một số người cuối cùng có thể phát triển thành xơ gan và ung thư gan. Một nghiên cứu ở Thụy Điển cho thấy số người mắc bịnh gan nhiễm mỡ ngày càng gia tăng.
Nhà sinh lý học vĩ đại người Pháp Claude Bernard đã phát triển khái niệm về nội môi (le milieu intérieur, tiếng Anh là the internal environment, tạm hiểu là môi trường bên trong cơ thể): môi trường chất lỏng được điều tiết tinh tế bao quanh các tế bào, chảy qua các động mạch và tĩnh mạch, thấm vào tất cả các cơ và dây thần kinh, cơ quan và xương trong cơ thể chúng ta. Hai trái thận phải làm khá nhiều việc để duy trì trạng thái cân bằng cho môi trường chất lỏng này, hay còn gọi là “cân bằng nội môi” (homeostasis). Chúng loại bỏ nhiều chất với nhiều kích thước khác nhau ra khỏi máu. Các chất này là phụ phẩm khi cơ thể tạo ra và đốt cháy năng lượng, và sẽ trở nên độc hại nếu tích tụ quá nhiều. (Gan thì trực tiếp loại bỏ các hóa chất khác ngay sau khi tiêu hóa, như rượu và ma túy, trong khi ruột, phổi và da thì thực hiện các chức năng bài tiết bổ sung.)
Thương hiệu số một trên thế giới, CheongKwanJang, hòa nhập với xu hướng Thực Phẩm Dược Tính toàn cầu, đã thông báo về sự hợp tác với chuỗi nhà hàng Kabuki của Nhóm Kaizen Dining. Sự hợp tác này, kết hợp truyền thống 120 năm và lợi ích sức khỏe của CheongKwanJang với ẩm thực Nhật Bản quen thuộc đối với người Mỹ, đã được tiết lộ tại một sự kiện diễn ra vào ngày 6 tháng 9 tại nhà hàng chính của Kabuki Huntington Beach. Tiến sĩ Lee Yun-beom, CEO của CheongKwanJang tại trụ sở Hoa Kỳ, đã tuyên bố: "Hồng Sâm Hàn Quốc, được biết đến khoa học với tên gọi Panax Ginseng C.A. Meyer, khác biệt với các loại sâm được tìm thấy tại Hoa Kỳ hoặc các khu vực khác; Nó đã được xác minh khoa học thông qua hơn 450 nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng ở các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ."
Năm ngoái, các bác sĩ tại một bệnh viện ở Canberra đã sốc tới lặng người khi gắp một con giun sống ra khỏi não một phụ nữ. Trước đó, nữ bệnh nhân này phải vào bệnh viện với các triệu chứng như bị đau dạ dày, ho khan, đổ mồ hôi đêm trong hàng tháng trời, sau đó thì bà bị trầm cảm và hay quên. Bệnh nhân đã được chỉ định đi scan não.
Người ta thường nói rằng tất cả chúng ta rồi sẽ trở nên mất trí nhớ - trừ khi chết vì ung thư hoặc bệnh tim mạch. Tất nhiên, có những người chết vì các bệnh khác, tai nạn hoặc tự tử. Nhưng chính chứng mất trí nhớ, ung thư và bệnh tim mạch lại chiếm ưu thế trong danh sách về nguyên nhân tử vong. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh tim mạch đã tiến bộ và tỷ lệ sống sót hiện nay cao hơn nhiều. Ung thư đã từ một bản án tử hình trở thành một căn bệnh có thể điều trị được - mặc dù vẫn có những biến thể mà tỷ lệ tử vong gần một trăm phần trăm.
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Lund, Thụy điển đã tìm ra một phương pháp để có thể phát hiện sớm các bệnh nghiêm trọng trong não, chẳng hạn như bệnh Parkinson, bằng cách thử dịch tủy sống sau lưng. Và họ cho biết rằng dấu hiệu ban đầu của bệnh là giảm khứu giác, tin từ Đài truyền hình Thụy điển. Tại Phòng khám Trí nhớ ở thành phố Malmö, Thụy điển, các bác sĩ lấy dịch tủy sống từ những người tình nguyện tham gia nghiên cứu bằng một cây kim vào giữa hai đốt ở cột sống, qua thử nghiệm đó các nhà nghiên cứu biết người đó có khả năng mang chứng bịnh thể Lewy* không? Các chứng bịnh thể Lewy là thuật ngữ chung cho bệnh Parkinson và chứng mất trí nhớ thể Lewy, hay còn gọi là sa sút trí tuệ Lewy.
Theo tờ Smithsonianmag, trong một cuộc phẫu thuật thử nghiệm đột phá, các khoa học gia đã điều trị cho bốn bệnh nhân bị thương nặng ở một mắt bằng cách cấy ghép tế bào gốc từ mắt còn lại. Ula Jurkunas, bác sĩ nhãn khoa tại Massachusetts Eye and Ear và là tác giả đầu tiên của nghiên cứu mới, cho biết: “Báo cáo từng trường hợp cụ thể về bốn bệnh nhân cho thấy một số thông số đã có sự cải thiện, đồng thời cơn đau cũng như các triệu chứng khó chịu đều có giảm bớt.”
Các bác sĩ tại NYU Langone Health trong tuần qua cho biết ca ghép thận heo (đã biến đổi gen) cho một người đàn ông (đã chết não) thành công và thận vẫn tiếp tục hoạt động sau 32 ngày, tờ Washington Post đưa tin. Đây là một bước tiến lớn tới khả năng cấy ghép dị chủng. Theo báo cáo, trong vài phút đầu tiên sau khi được cấy ghép, trái thận không bị cơ thể người nhận đào thải – điều này thường là một vấn đề lớn trong cấy ghép dị chủng (sử dụng cơ quan từ loài khác để cấy ghép). Trái thận đã bắt đầu sản xuất nước tiểu và đảm nhận các chức năng của thận người như đào thải các chất độc.
Nếu thuở nhỏ quý vị từng bị rầy la vì vụ đọc sách, truyện trong bóng tối hoặc nếu có xài mắt kính chặn ánh sáng xanh khi làm việc trên máy tính, thì có thể quý vị chưa hiểu đúng về sức khỏe của mắt. Theo Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bịnh (CDC), ở Hoa Kỳ cứ 10 người trưởng thành thì có khoảng 4 người có nguy cơ cao bị suy giảm thị lực. Bác sĩ Joshua Ehrlich, giảng sư về nhãn khoa và khoa học thị giác tại Trường Michigan cho biết, có nhiều bịnh về mắt có thể điều trị hoặc phòng ngừa được. Và sau đây là một số niềm tin phổ biến của mọi người về thị lực và những nhận xét của các chuyên gia.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.