Hôm nay,  

Hóa Chất Không Dính: Teflon

23/01/200900:00:00(Xem: 7003)
Hóa Chất Không Dính: Teflon
Mai Thanh Truyết
Cho đến nay, hầu hết dân chúng trên thế giới đều biết đến hóa chất Teflon đặc biệt là trong các công việc bếp núc. Tính chất đặc thù của hóa chất nầy là không làm thức ăn dính vào nồi niêu soong chảo sau khi đã được phủ một lớp mõng bên trong. Nhưng trong những năm gần đây, tại Hoa Kỳ đã xảy ra những vụ kiện của dân chúng về những tính độc hại của Teflon.  Tuy đây chỉ là những vụ kiện đơn lẽ, nhưng tầm quan trọng của vấn đề cũng đáng cho chúng ta cần lưu tâm đến.
Đặc tính của Teflon
Teflon là tên thương hiệu của một chất polymer do nhà khoa học Roy Plunkett (1910 - 1994) khám phá vào năm 1938. Sản phẩm nầy được hãng DuPont tung ra thị trường từ năm 1946.  Đây là một hóa chất hữu cơ chứa fluor, có tính chất chịu nhiệt và không kết dính.
Khoảng 50 năm về trước DuPont đã bắt đầu sản xuất đủ loại sản phẩm dùng trong nấu nướng có phủ một lớp Teflon. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng nấu nướng làm cho dịch vụ nầy được thực hiện dễ dàng và thâu ngắn thời gian làm bếp của những ông bà nội trợ. Các dụng cụ bếp núc mới tiếp tục ra đời, ngay cả lò nướng và soong chảo bằng điện. Hiện tại, 70% dụng cụ nấu nướng ở Hoa Kỳ là thuộc loại không dính.
Chất Teflon không dính là do một tính chất đặc biệt của hóa chất nầy. Teflon chỉ là một tên thương hiệu dùng để gọi thay thế tên hóa chất của một loại polymer polytetrafluoroethylene viết tắt là PTFE. Đặc tính độc đáo của PTFE là hệ số cọ sát (coefficient of friction) của chất nầy thấp nhất đối với tất cả các kim loại hiện diện trên trái đất. Do đó nó có thể được dùng như một lớp áo tráng bên trong nồi niêu trong kỹ nghệ nấu nướng.
Độ nóng chảy của PTFE là 3270C. Vì hệ số cọ sát thấp, PTFE còn được dùng trong kỹ nghệ không gian và trong kỹ nghệ tinh luyện uranium, áo giáp chống đạn, vật cách điện v.v... Bốn năm sau khi tung ra thị trường từ năm 1950, hảng DuPont đã sản xuất trên 500 tấn PTFE tại cơ xưởng ở Virginia.
Nguy hại của Teflon
Với những tiện lợi đã nêu trên nhất là trong việc nấu nướng, tuy nhiên Teflon cũng cho thấy nhiều mặt tiêu cực khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.Xin nhắc lại một lần nữa là khi áp dụng một hóa chất nào trong đời sống, chắc chắn chúng ta sẽ phải chấp nhận nhiều điểm thuận lợi và cũng có những bất lợi kèm theo sau. Trường hợp của Teflon cũng không là một ngoại lệ nào cả. 
Từ những ứng dụng trên đặc biệt trong kỹ nghệ nấu nướng, nếu các chảo không dính được đun ở nhiệt độ cao, khí độc có thể bốc lên tùy theo nhiệt độ đang đun. Khí nầy có thể là một vũ khí có thể giết chết chim chóc, và ảnh hưởng lên con người qua cảm giác như bị bịnh cúm (flu-like), làm cơ thể bị nóng sốt trong vòng một tuần lễ tùy theo cung cách và cường độ bị tiếp nhiễm. Việc tiếp nhiễm có thể xảy ra khi chảo Teflon vẩn còn trên bếp nóng ở trong một gian nhà bếp nhỏ, ít thoáng khí và không có máy hút khói. Trong trường hợp hệ trên, nghĩa là lớp Teflon bị nun nóng quá độ, Teflon sẽ bị phân hủy và khí thoát ra có thể gây tử vong cho người. Teflon bắt đầu bị phân hủy từng phần ở khoảng 5000F (tương đương 2600C), và bị phân hủy hoàn toàn ở nhiệt độ 6600F (3500C).
Để có thể có một khái niệm để so sánh, dầu mở hay bơ bắt đầu chảy và sôi cùng ra khói vào khoảng 3920F (2000C), còn thịt bị cháy khi được nun nóng đến khoảng 400 - 4500F (200 - 2300C). Chúng ta cũng cần nên nhớ rằng khi đạt đến các nhiệt độ kể trên thì nhiệt độ của đáy chảo sẽ cao hơn khoảng 3000F, nghĩa là lớp Teflon có thể đã bắt đầu phân hủy rồi.
Năm 2005, Hội đồng Cố vấn Khoa học (SAB) của Cơ quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ (USEPA) đã khám phá rằng hóa chất perfluorooctanoic acid (PFOA), một hóa chất dùng để điều chế Teflon là dường như gây ra ung thư (likely carcinogen). Suzan Hazen, Phụ tá Hành chánh của EPA, sau khi nhận được một báo cáo khoa học công bố rằng đã có chỉ dấu của hóa chất PFOA trong  máu của 90% người HK, tuyên bồ rằng:"Mặc dù nguồn gốc của sự tiếp nhiễm nầy còn mơ hồ, nhưng các dụng cụ nấu nướng không dính đang là một nghi vấn lớn".   Và EPA cũng đã nghiên cứu vấn đề nầy để có thể đem ra thảo luận trong các hội nghị chuyên đề sắp tới.
Trường hợp điển hình

Có hai trường hợp được nêu ra đây, đó là việc ảnh hưởng lên súc vật và người của hóa chất vừa kể trên. Vào tháng 6, 1999 tại West Virginia, gia đình Tennent đã kiện hãng DuPont vì đã làm chết 280 con bò của gia dình nầy do hóa chất PFOA phế thải vào bãi rác lộ thiên, không độc hại ở gần nơi cư trú của gia đình. Nước rỉ của bãi rác trên đã đi vào rãnh nước xuyên qua khu đất nuôi bò. Vụ kiện đã được dàn xếp nội bộ, nhưng số tiền bồi thường không được công bố.
Vụ thứ hai, vào năm 2004, DuPont đã phải trả 300 triệu Mỹ kim để dàn xếp một vụ kiện khác do các cư dân sống chung quanh nhà máy sản xuất Teflon ở Ohio và West Virginia căn cứ vào nguồn nước ngầm ở hai nơi nầy bị ô nhiễm vì hóa chất trên, và một số người dân bị tiếp nhiễm và sức khỏe bị ảnh hưởng cũng như có một số chỉ dấu liên quan đến mầm móng ung thư.
Tuy nhiên, Cơ quan EPA HK vẫn chưa có một quyết định dứt khoát nào về hóa chất PFOA nầy, là vì các cơ quan y tế và nghiên cứu chưa thu thập đủ dữ kiện để kết luận tính chất ung thư của hóa chất. Sự thận trọng nầy rất cần thiết và áp dụng cho mọi trường hợp. Ngoài ra, có thể còn có những sức ép khác đặt trên căn bản kinh tế-chính trị ảnh hưởng lên các kết luận của cơ quan y tế HK ngoài vấn đề ảnh hưởng lên sức khỏe và môi trường.
Cho đến nay 2006, hóa chất nầy vẫn chưa được EPA liệt kê vào danh sách hóa chất có nguy cơ gây ra bịnh ung thư. Báo Washington Post ngày 23/12/2005 có loan tải tin tức như sau: "EPA đang cứu xét sự kiện hóa chất PFOA có nguy cơ ảnh hưởng lên sức khỏe con người và phải được qui định thành luật. Hóa chất nầy là một trong những hóa chất hữu cơ sinh tụ và không phân hủy (bio-accumulative persistent organic pollutants - POPs)), liên quan đến bịnh ung thư và phát sinh dị hình dị dạng nơi thú vật; do đó, có thể gây ra ung thư cho con người". Như vậy chúng ta đã thấy EPA Hoa Kỳ rất thận trọng trong lãnh vực làm luật.
Đối với trách nhiệm của những nhà sản xuất, trong trường hợp hãng DuPont, ngoài hóa chất PFOA, hóa chất dùng để sản xuất Teflon, hãng nầy còn sản xuất một hóa chất rất nổi tiếng là CFC viết tắt của tên hóa chất chlorofluorocarbon. Đây là một hóa chất dùng trong kỹ nghệ lạnh và là một hóa chất gây ảnh hưởng đến tầng lớp ozone của bầu khí quyển, còn gọi là hiệu ứng nhà kính.
Trong quyết định của 189 nguyên thủ quốc gia ở kỳ nhóm họp tại Montreal năm 1989, Nghị định thư Montreal ra đời với kết luận là phải chấm dứt việc sản xuất hóa chất CFC vào năm 2006. Chính hãng DuPont vào năm 1992 cũng đã tuyên bố là sẽ chấm dứt việc sản xuất chất CFC càng sớm càng tốt. Nhưng hãng nầy vẫn tiếp tục tung ra thị trường hóa chất trên.Tiếc thay, điều nầy nói lên được sức ép của những thế lực tư bản ở đất nước nầy, và các thế lực trên có khả năng khuynh đảo những luật lệ đã được quốc tế đồng thuận.
Trở qua việc sản xuất PFOA, kể từ đầu năm 2006, hãng DuPont, công ty duy nhất sản xuất chất PFOA tại HK, chiếm 25% mức sản xuất trên thế giới đã đồng ý tiết giảm dần dần sự phát thải của chất nầy vào môi trường và hứa chấm dứt vào năm 2015. Hãng cũng hiện đang nghiên cứu một loại hóa chất khác để điều chế Teflon như tổng hgợp trực tiếp fluor và ethylene. Chúng ta cũng khó biết hãng nầy có giữ được lời hứa hay không, hay cũng giống như trường hợp của chất CFC.
Thay lời kết
Như đã trình bày trên đây, các dụng cụ nấu bếp có Teflon đem lại nhiều tiện lợi trong việc nấu nướng; tuy nhiên những thuận lợi đó có thể mang lại cho chúng ta phiền não nếu xử dụng không đúng cách.
Trong cung cách nấu nướng của Việt Nam, chúng ta thường hay nấu ở nhiệt độ cao, và chưng hay hầm thức ăn trong một thời gian dài. Điều nầy có thể làm cho lớp Teflon bị phân hủy mà chúng ta không nhận biết được. Do đó, ảnh hưởng lên sức khỏe có thể xảy ra trong một thời gian dài sử dụng mà có rất ít người lưu tâm đến.  Vì đây là những chất hữu cơ bền vững, không bị phân hủy theo thời gian, sẽ tích tụ trong cơ thể chúng ta. Một khi liều lượng đã đạt đền mức gây nhiễm độc, khả năng được chữa trị lành sẽ rất thấp.
Vì vậy, đề nghị trong công việc nấu nướng, chúng ta cần thận trọng khi sử dụng các dụng cụ có lớp Teflon, cũng như không nên dùng lại các dụng cụ trên khi thấy có những vết trầy hay lớp Teflon trên mặt không còn trơn láng nữa. Điều sau nầy nói lên mức độ phân hủy của Teflon rất cao vì không còn có lớp bảo vệ trên mặt nữa.
Mai Thanh Truyết
VAST-1/2009

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cách đây không lâu, ngôi sao nhạc pop 29 tuổi Justin Bieber đã phải hủy chuyến lưu diễn quốc tế sau khi một phần khuôn mặt của anh bị liệt do biến chứng của bệnh giời leo (shingles), bệnh lo một loại siêu vi gây ra và được cho là chỉ ảnh hưởng đến người cao niên. Tuy nhiên, thực tế là bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh giời leo và có một số bằng chứng cho thấy số trường hợp mắc bệnh ngày càng gia tăng ở người dưới 50 tuổi.
Tập đoàn Nhân sâm Hàn Quốc tại Hoa Kì (KGCUS), nơi sản xuất thương hiệu nhân sâm số một thế giới CheongKwanJang, tự hào giới thiệu thức uống thảo dược có ga HSW kết hợp hồng sâm 6 năm tuổi, tới các khách hàng quan tâm đến sức khỏe tại WaBa Grill, một trong những chuỗi nhà hàng hàng đầu chuyên phục vụ món cơm lành mạnh
Thỉnh thoảng chúng ta mới thấy một thứ thuốc mới làm chấn động không những giới y tế mà còn làm chấn động thị trường kinh tế thế giới. Thí dụ trước đây là thuốc phục vụ trong những nhu cầu căn bản và mạnh mẻ nhất của con người, Viagra, thuốc giúp chữa chứng rối loạn cương cứng (ED) của nam giới, do Pfizer phát triển, đã có tác động kinh tế đáng kể đến ngành dược phẩm kể từ khi được FDA phê duyệt vào năm 1998. Viagra là loại thuốc mang lại lợi nhuận cao cho Pfizer, doanh thu toàn cầu khoảng 1,6 tỷ USD trong năm 2016 mặc dù đã có thuốc generic rẻ tiền hơn nhiều.
Ung thư khởi phát khi các tế bào tích tụ những tổn hại đủ để thay đổi hành vi bình thường của chúng. Khả năng tích tụ tổn hại tăng theo độ tuổi vì các biện pháp bảo vệ trong mã di truyền, nhằm đảm bảo các tế bào hoạt động vì lợi ích tối ưu của cơ thể, sẽ suy yếu theo thời gian. Vậy thì tại sao những đứa trẻ chưa có đủ thời gian để các tế bào tích tụ tổn hại lại có thể mắc bệnh ung thư? Nếu nhìn qua lăng kính tiến hóa, ung thư phát triển từ sự ‘bất hợp tác’ của tế bào, vốn ban đầu các tế bào sẽ cùng kết hợp với nhau và hoạt động như một cơ quan. Ở trẻ em, các tế bào vẫn đang học cách hợp tác. Ung thư ở trẻ em khởi phát khi xuất hiện các tế bào ‘nổi loạn’ không chịu hợp tác và cứ phát triển bất chấp, gây tổn hại cho cơ thể.
Bộ não con người có thể thay đổi – nhưng thường với nỗ lực rất lớn và diễn ra từ từ, chẳng hạn như khi chúng ta học một môn thể thao hoặc ngoại ngữ mới, hoặc hồi phục sau cơn đột quỵ. Học các kỹ năng mới có tương quan với những thay đổi trong não; điều này đã được nghiên cứu khoa học thần kinh với động vật và quét não chức năng ở người chứng minh. Có lẽ, nếu quý vị thành thạo Giải tích 1 (Calculus 1), thì trong não quý vị sẽ có điều gì đó khác một chút. Các tế bào thần kinh vận động trong não mở rộng và co lại tùy thuộc vào tần suất chúng được vận động – một sự phản ánh của tế bào thần kinh về việc “xài hoặc mất” (use it or lose it).
Chẳng có ai vừa ra khỏi bụng mẹ là đã biết trượt ván, lướt sóng hay thậm chí là đứng kiễng chân. Không giống như các loài động vật hữu nhũ khác, con người không có khả năng giữ thăng bằng khi mới sinh – không có em bé sơ sinh nào vừa đẻ ra là đã biết đi hoặc đứng. Trước khi có được những khả năng đó, trẻ sơ sinh sẽ phát triển thị giác, thính giác, cơ, xương và não. Quá trình này mất nhiều tháng và thậm chí là nhiều năm đối với một số hoạt động.
Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska đã quyết định trao giải thưởng Nobel về sinh lý học hoặc y học năm 2023 cho hai khoa học gia người Mỹ Katalin Karikó (gốc Hungary) và Drew Weissman hôm nay ngày 2 tháng 10, 2023, vì những khám phá của họ liên quan đến việc biến đổi base của các nucleoside (nucleoside base modifications) cho phép phát triển vắc xin mRNA hiệu quả chống lại COVID-19
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp mới để nghiên cứu cách các gen có thể gây ra bệnh tự kỷ và các bệnh rối loạn về phát triển não bộ (neurodevelopmental disorders) khác: phát triển các cấu trúc nhỏ tương tự như bộ não trong phòng thí nghiệm và điều chỉnh DNA của chúng.
Trung tâm kiểm soát bệnh Hoa Kỳ CDC vừa đưa ra các khuyến nghị về thuốc chủng ngừa Covid cho mùa thu này sau khi thuốc được Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Thuốc (FDA) của Hoa Kỳ chuẩn thuận hôm thứ hai, ngày 12 tháng 9, 2023. Sau đại dịch Covid mấy năm vừa qua, kiến thức của quần chúng về các bệnh nhiễm, các thuốc chủng ngừa (vắc xin) đã tăng lên nhiều, cũng như óc phê phán và sự nghi ngờ đối với các biện pháp y tế hay phòng ngừa do chính quyền hay các cơ quan như CDC đề xướng, lắm khi gắn liền với lập trường chính trị của mỗi người, có khi tuỳ theo tiểu bang. Bài sau đây chỉ có tính cách thông tin, dựa trên những nguồn tin tức mà người viết nghĩ là đáng tin cậy. Độc giả cần tham khảo với người săn sóc y tế cho mình để đi tới quyết định có nên dùng vắc xin nào hay không. Sau đây là những điểm chính của các thông báo của CDC cho báo chí, kèm theo chú thích để bàn thêm
Vitamin D là chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho sức khỏe. Nó giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, đồng thời hỗ trợ chức năng cơ bắp và miễn dịch. Nhưng hầu hết mọi người trên thế giới đều bị thiếu vitamin D, khiến cho nó trở thành loại supplement phổ biến nhất trên thị trường
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.