Hôm nay,  

Nước Cống, Bao NY Lông Đổ Vô Biển

15/10/200600:00:00(Xem: 11225)

90% Nước Cống, Bao Ny Lông Đổ Vô Biển

Stephen Leahy, ký giả Inter Press Service, dẫn nguồn từ phúc trình của Chương Trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc (UNEP) đưa ra lời cảnh báo: khối lượng nước cống không được xử lý và các mảnh bao ny lông ngày càng nhiều đang đe dọa nghiêm trọng sự sống các loài sinh vật biển và cả loài người trên toàn cầu. Người ta gọi những nơi làm tuyệt chủng các loài sinh vật biển đó là 'vùng chết.' Theo Nick Nuttall, phát ngôn nhân của UNEP, số 'vùng chết' ở các đại dương đã từ con số 150 năm 2004 nay lên tới 200.

Các vùng chết bao quanh các vùng đại dương rộng tới 100,000 dặm vuông, nơi mà chỉ có sinh vật nhỏ bé nhất mới may ra sống sót được vì không đủ oxy trong nước duy trì sự sống. Nước bị nhiễm Nitrogen, phần lớn từ các trang trại sản xuất phân bón chảy ra, sinh sản các loài tảo hút hết oxy trong nước.

'Sự gia tăng nhanh chóng dân số ở dọc bờ biển, hầu  như tăng gấp đôi chỉ trong 40 năm và hoạt động của con người đã gây nên ô nhiễm là không thể tránh được,' theo Steiner, tổng giám đốc điều hành UNEP, thứ trưởng Liên Hiệp Quốc.

Theo Nuttall, tại nhiều nước đang phát triển, có đến 80 - 90% nước thải từ các nhà máy kỹ nghệ, không được xử lý, chảy thẳng vào biển. Các loại rác thải này có chứa vi khuẩn hủy diệt các sinh vật biển như tôm cua vốn là thực phẩm của con người.

Cuộc nghiên cứu được thực hiện ở vùng biển Caribean cũng chứa đầy những nước thải làm lan tràn dịch bệnh cho san hô và sau đó thì hủy diệt nó hoàn toàn. Khoảng 80% san hô vùng Caribean biến mất do bị nhiễm bệnh 20 năm trước đây, theo phúc trình của các nhà nghiên cứu ở trường Đại học North Carolina, Hoa Kỳ. Nhiều thành phố ở các nước phát triển cũng đưa nước thải từ các nhà máy trực tiếp vào biển như thế. Kết quả từ một cuộc khảo sát của UNEP phát hiện hơn một nửa nước bẩn được đưa thẳng vào Địa Trung Hải mà không hề được xử lý, trong đó có 60% chảy vào biển Caspian.

Khác với Hoa Kỳ và nhiều nước Liên Âu, Canada không có tiêu chuẩn xử lý nước thải quốc gia tại một số thành  hố. Montreal đã đưa hàng tỉ nước nước cống không xử lý vào sông St Lawrence, một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của tiểu bang Victoria. British Columbia cũng tống tất cả nước cống thải vào Thái Bình Dương.

Các loại bao nhựa cũng gây nhiều hiểm họa môi sinh rất rõ ràng, giết hại hàng triệu chim biển và 100,000 động vật, rùa biển… mỗi năm, theo phúc trình của LHQ.

Người ta thường xuyên tìm thấy các loại bao nhựa, chai nhựa và ly cà phê trong dạ dày của các con sư tử biển, cá heo, rùa biển và chim bị chết. Hải cẩu ở Bắc Cực cũng chứa trung bình khoảng 30 mảnh bao nhựa trong dạ dày, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Đức hồi năm 2004.

Năm 1982, người ta ước lượng số rác nhựa lên tới khoảng 8 triệu mảnh được thải ra mỗi ngày và cho đến nay thì con số tăng vọt đến mức khó thể nào đếm xuể, có thể gấp đôi hoặc gấp ba. Khoảng 20% bao nhựa trôi nổi trên mặt biển đã bị ném xuống từ các con tàu hoặc từ các bờ biển, theo Uỷ ban Hoa Kỳ về chính sách đại dương (U.S. Commission on Ocean Policy).

Rác nhựa có thể nhìn thấy khắp nơi, nhiều nhất là vùng Antarctica.

Các số liệu được nêu trên sẽ được trình bày tại một cuộc hội nghị chính phủ, tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 16 đến 20-10 tới đây. Bản phúc trình cũng cho rằng đã có nhiều sự cải thiện, số lượng rác thải từ các thành phố và nhà máy, từ giữa thập niên 1980 đã giảm tới 90%. Các loại hóa chất độc hại cho sinh vật biển như toxic, DDT…thật sự đã giảm thiểu. Tuy nhiên, các yếu tố hủy hoại môi sinh vẫn còn nguyên, chẳng hạn như sự nóng lên của quả đất và mực nước biển mỗi ngày một dâng cao.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong khi Thượng Nghị sĩ Barack Obama (Dân Chủ - Illinois) xuất hiện trước đại hội mùa đông của Ủy Ban Quốc Gia Đảng Dân Chủ hôm 2-2-2007 ở Washington DC bên cạnh các ứng cử viên
Một nghịch lý buồn cười ra nước mắt, là 13% dân chúng Mỹ, nước tạo nhiều hiệu ứng nhà kiếng làm cho Địa Cầu bị hâm nóng nhứt hoàn cầu, lại không hề nghe hay biết nạn hâm nóng địa cầu
Hội Đại Học Cộng Đồng Hoa Kỳ, Trung Tâm Nghiên Cứu Đại Học Cộng Đồng và trường đại học Columbia vừa thực hiện một cuộc nghiên cứu và đưa ra một vài số liệu thống kê về hệ thống
Bài báo của Bernie Woodall tiết lộ: các nhà dân cử California đang xúc tiến kế hoạch sẽ biến Cali thành tiểu bang đầu tiên thi hành lệnh cấm loại bóng đèn cao áp
Theo một cuộc nghiên cứu được hội California Budget Project thực hiện từ năm 1990 đến 2005, nhiều công việc ở Calif. đang được chuyển từ các quận ven biển
Theo MoneyNews, năm rồi, khi người dân tiêu xài tất cả mọi thứ họ kiếm được đã đẩy tỉ lệ tiết kiệm xuống mức thấp nhất kể từ khi xảy ra trận đại suy thoái kinh tế hơn 7 thập niên về trước.
Số lượng người mua sách tại các tiệm sách ngày càng giảm vì đã có nhiều trang mạng bán sách. Số người đăng ký thẻ hội viên tại các tiệm sách đã giảm hơn phân nửa
Khi được hỏi nếu được làm công việc ưa thích thì điều gì quan trọng nhất, 39% cho biết là niềm vui, 17% cho biết được đóng góp vào việc làm cho xã hội thay đổi tốt đẹp hơn
Bài viết của ký giả Rupert Cornwell nhận định: Hoa Kỳ nay phải dốc toàn lực để giải quyết cuộc nội chiến Iraq đã làm hàng trăm ngàn người tử vong, và hàng triệu người phải bỏ xứ đi tị nạn
Để chống lại việc các nhân viên bị bệnh béo phì, một số các công ty đã tổ chức các chương trình tập thể dục bắt buộc dành cho nhân viên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.