Hôm nay,  

Sau Facebook, Quốc Hội Mỹ Để Tâm Tới Google Và Twitter

17/04/201800:00:00(Xem: 2836)
Sau Facebook, Quô_c Hô_i _ê_ Tâm T__i Google Va_ Twitter
Sau Facebook, Quốc Hội Để tâm tới Google và Twitter.

Tháng 04/2018, trang CNET cho biết, sau nhiều tháng gây áp lực, các nhà hành pháp tại Mỹ cuối cùng cũng có một phiên điều trần công khai với CEO Facebook Mark Zuckerberg. Mark Zuckerberg đã phải trải qua 2 phiên điều trần kéo dài gần 10 giờ trước cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ chỉ trong 2 ngày.

Tuy nhiên, sự kiện lại được cho là một thắng lợi của CEO Mark Zuckerberg và Facebook. Giá cổ phiếu của công ty, vốn đang trên đà sụt giảm vì bê bối rò rỉ dữ liệu của 87 triệu người dùng, bất ngờ tăng giá trở lại, mang về hàng tỷ USD. Đây có thể là một tin vui đối với Facebook, nhưng nó cũng mở ra những ngày khó khăn cho các công ty công nghệ lớn khác, mà đầu tiên là Google và Twitter.

Vụ bê bối Cambridge Analytica đã tạo điều kiện cho các nhà lập pháp chiếm thế thượng phong trong những tranh cãi xoay quanh việc sử dụng dữ liệu của người dùng, và việc chúng dễ dàng bị lạm dụng như thế nào. Facebook không phải là công ty công nghệ duy nhất sống dựa vào những dữ liệu mà người dùng cung cấp. Google lưu trữ các thông tin của người dùng dựa trên những thứ như lịch sử tìm kiếm, các truy vấn trên Gmail và Google Maps,... Trong quá khứ, Google và Twitter cũng đã nhiều lần phải nhận những chỉ trích khi để dữ liệu của người dùng bị lạm dụng. Đại diện của Google và Twitter đều từ chối bình luận về thông tin đang ở trong tầm ngắm của Chính phủ.

Tháng 11/2017, cả 3 công ty đều đã ra điều trần trước Quốc Hội về tính minh bạch của nền tảng của mình, nhưng không có sự tham gia của CEO. Thay vào đó, họ cử những luật sư giỏi nhất đến làm việc. Động thái không giúp các nhà lập pháp yên tâm, vì họ muốn có câu trả lời trực tiếp từ nhân sự cao cấp nhất của công ty, không phải những lời lẽ từ luật sư. Tuy nhiên, sau CEO khi Mark Zuckerberg ngồi vào "ghế nóng", chắc chắn Quốc Hội sẽ có đủ lý do để gây sức ép lên Google và Twitter.

Thượng nghị sĩ Mark Warner chia sẻ với CNET sau phiên điều trần với Mark Zuckerberg: “Có rất nhiều lo ngại dấy lên từ sau vụ điều trần, liên quan tới các vấn đề riêng tư. Có thể nói đây là chuyện rất lớn và không chỉ Facebook bị vạch tên mà Twitter cũng phải vậy, hay Google, YouTube cũng không thể vô can.”

Theo CNET, Chuck Grassley, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện, cũng đã mời CEO Google Sundar Pichai và CEO Twitter Jack Dorsey tới phiên điều trần của Thượng viện, nhưng cả 2 người đều không xuất hiện. Đây không nhất thiết là hành động đề nghị Pichai và Dorsey đứng ra điều trần giống như Mark Zuckerberg với Thượng viện. Việc họ muốn làm là để những công ty công nghệ hợp tác với Quốc Hội nhiều hơn nhằm bảo vệ người dùng.

Áp lực hiện nay không chỉ đơn thuần là đứng trước Thượng viện, Hạ viện để điều trần, mà Quốc Hội đang hối thúc Google, Twitter hỗ trợ cơ quan quản lý. Mark Zuckerberg  không chỉ là CEO đầu tiên của một công ty lớn phải điều trần về những mặt trái của mạng xã hội, mà còn là người đầu tiên đưa ra cam kết pháp lý cho phép chính phủ có quyền giám sát hoạt động kinh doanh quảng cáo.

Nhiều ngày trước buổi làm việc đầu tiên cùng Thượng viện, Mark Zuckerberg tuyên bố ủng hộ dự thảo luật Quảng cáo trung thực, yêu cầu các công ty công nghệ phải công khai các quảng cáo trực tuyến liên quan tới chính trị được đính hướng ra sao và chi phí bao nhiêu. Không lâu sau khi Facebook tuyên bố hỗ trợ, CEO của Twitter cũng có động thái tương tự. Chỉ còn Google hiện vẫn im lặng.

Ngoài ra, Quốc Hội cũng đang cần đến sự giúp đỡ của các công ty công nghệ theo nhiều cách khác nhau. Trong phiên điều trần trước Thượng viện, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham đã muốn Mark Zuckerberg giúp soạn thảo luật với yêu cầu trình một số văn bản dự thảo. Sau buổi làm việc, thượng nghị sĩ Mark Warner đã yêu cầu đồng thời Facebook, Google, Twitter hợp tác với Quốc hội trong vấn đề an ninh quốc gia. Ông cho biết: “Quốc hội muốn Mark, Dorsey, Sergey cùng ngồi lại và nói chuyện với Ủy ban Tình báo về An ninh Quốc gia, vì đây là vấn đề không thể tự biến mất”. Sergey được ông Warner nhắc tới chính là Sergey Brin, nhà đồng sáng lập của Google.

 
Nguoivietphone.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chàng sinh viên Hoa Kỳ Michael Phillips 24 tuổi bị bắt cóc ở thị trấn Nablus thuộc Tây Ngạn trong ngày hôm Thứ Tư đã được trả tự do - nguồn tin Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cho biết nhóm bắt cóc
Cư dân California 28 tuổi Adam Gadhan có thể bị kết án tử hình về tội phản bội - tội phản bội chỉ mới dùng đến vài chục lần trong lịch sử Hoa Kỳ và chưa lần nào kể từ thế chiến 2. Cáo trạng của
Ông Bayan Elashi, 1 cựu viên chức của công ty máy điện toán Richardson, đã bị kết án 7 năm tù vì âm mưu giúp rửa tiền cho 1 nhân vật Hamas, là Mousa Abu Marzook - ông Elashi bị truy tố
TT Bush không ngưng bài diễn văn về năng lượng trong khi 1 số cư dân St Louis hò hét để phản đối - có tiếng phụ nữ hô lớn "Hãy Rút Khỏi Iraq Ngay". TT Bush chỉ nhìn thoáng qua phía
TT Bush nhắc lại rằng Hoa Kỳ đang lâm chiến, và nói an ninh của Hoa Kỳ hiện nay là vững hơn 5 năm trước, nhưng còn nhiều việc phải làm - trong buổi nói chuyện với 1 nhóm sĩ quan và cac nhà ngoại giao tại thủ đô, TT Bush nêu ra cac chi tiết trong 1 báo cáo mới về cac tiến triển của nỗ lực truy diệt khủng bố - theo báo cáo này, đánh khủng bố
LOS ANGELES (ASIANJOURNAL.COM) - Theo một cuộc thăm dò ý kiến bằng nhiều ngôn ngữ với các nhóm dân thiểu số, kết quả cho thấy rằng quý vị cha mẹ thuộc các nhóm dân thiểu số ở California đặt vấn đề học vấn của con cái lên hàng đầu. Trong cộng đồng người Mỹ gốc Á, một tỷ lệ rất cao - 90%
Theo Văn Phòng Thống Kê Dân Số, ở California, có 42.3% trong tổng số dân California không nói tiếng Anh tại nhà. Hơn 28% nói tiếng Tây Ban Nha (Spanish). 1/5 dân California cho biết là họ nói tiếng Anh "kém thông thạo" ("less than very well").Dưới đây là một vài dữ kiện về vấn đề
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.