Hôm nay,  

Hai Mươi Lăm Năm Âm Nhạc Trần Chí Phúc

20/04/200400:00:00(Xem: 5186)
Santa Clara, Calif. (Lê Phong, Việt Báo) - Gần 600 khán thính giả yêu âm nhạc đã bất ngờ thưởng thức một chương trình văn nghệ thính phòng đặc biệt tối chủ Nhật 18-4-04 vừa qua tại hý viện Santa Clara Convention Theater với những tình khúc tích lũy 25 năm sáng tác của Trần Chí Phúc.
Khán giả ngồi chật hý viện nổi tiếng về kỹ thuật âm thanh thính phòng thuộc bậc nhất Cali đã không những say mê theo dõi phần trình diễn độc đáo của các ca sĩ về những bài hát được ưa chuộng của Trần Chí Phúc, mà còn tham gia với những nụ cười rộn ràng về những mẫu chuyện vui, những lời giới thiệu dí dỏm, và những niềm vui bất ngờ về con người và đời sống của người nhạc sĩ thật thà chất phác nầy.
"Mỗi lần anh Phúc tặng hoa cho người yêu nào, thì y như rằng cô ấy sẽ bỏ Phúc để đi lấy chồng. Chẳng những thế, hoa của Phúc lại còn bị mau héo nữa. Ngày hôm sau anh gọi cho người yêu hỏi xem hoa có nở chưa" Không những hoa không nở, mà người yêu cũng đã không còn. Thế là tự niềm đau ấy, nở ra một đoá hoa khác, là bài hát thiết tha nói lên tâm sự của kẻ thất tình toàn thời gian! Năm cuộc tình, là năm bài thất tình." Khán giả cười rộ lên thông cảm cho ngừoi nghệ sĩ tài hoa nhưng kém đào hoa nầy và nhiệt tình khen tặng hai ngừơi MC duyên dáng Phạm Phú Nam và Vân Hà.
Nhưng trong đêm chủ nhật vừa qua, nhiều trăm trái tim với tràn đầy yêu, thương, mến -đối với Phúc, cũng như ái mộ - đối với những giòng nhạc đặc biệt của anh, đã kéo đến chật rạp để chúc mừng cho anh và cũng để một lần mở cửa tâm hồn, hoà nhịp với những lời ca, tiếng nhạc thiết tha của anh.
Người nhạc sĩ "đã được biết danh trên khắp bầu trời Việt Nam khi đài BBC phát thanh bài Saigon Em Ở Đó vào ngày 30 tháng Tư , thì lại chiếm một vị trí rất nhiêm nhường trên sân khấu hải ngoại." Cũng thế, nhạc của Phúc đã được nhiều trung tâm thu thanh, phát hành video, nhưng tên anh vẫn không đựợc nhắc tới. Trong khi đó, những bài đựoc yêu chuộng nhất của Phúc trong số 60 chục bài của anh, phải kể tới là Chiều San Francisco, Saigon Em Ở Đó, Tuy Hoà Quê Em, Chiều Liemsing, Xác Em, Một Thuở Yêu Người, Chiều Mưa San Jose, v.v.., đã được trả lại chỗ đứng xứng đáng bằng những tràng pháo tay nồng nhiệt của giới mô điệu vùng Bắc Cali.
Hai mươi lăm năm, một thoáng trôi nhanh của cuộc đời, nhưng cũng biết bao nhiêu là tình, là yêu, là đau, là nhớ, và nước mắt của một ngừoi thanh niên lưu vong, thổn thức với niềm đau dân tộc. Những bài hát của Phúc viết về vựợt biển, tị nạn, thưong nhớ quê hương, vẫn là những ca khúc rất được ưa chuộng và phát thanh nhiều nhất trong dịp tháng Tư đen mỗi năm. Bài "Xác Em" phổ thơ Ngọc Khôi, để tặng cho ngừoi bạn là nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đã mất xác tất cả vợ con trên đường vựot biển, nói lên một phần thảm trạng đen tối của lịch sử dân tộc mà không bao giờ phai nhạt.

Một món quà bất ngờ làm xúc động mọi ngừoi là phần trình chiều cuốn video 12 phút ghi lại hình ảnh Sàigon thất thủ, sóng ngừoi vựot biển, ngừoi tị nạn tản mác khắp nơi, hình ảnh quê xưa chốn cữ, hình bóng mẹ hiền, v.v.. và những tiếng nói thân hữu xa gần chia xẻ những kỷ niệm vui buồn với Trần Chí Phúc.
Ngoài phần nhạc hay, ban nhạc Lê Huy điêu luyện cộng thêm tiếng guitar lã lướt của Trung Nghĩa, chưa kể phần phụ diễn của các vũ công Danny Nguyễn, là phải kể tới một món quà trân qúy nhất dành cho giới yêu nghệ thật thính phòng, đó là cung cách tổ chức nghiêm túc, giới thiệu nhịp nhàng, từ MC cho tới các nghệ sĩ trình diễn, với một không khí thanh lịch và một tinh thần trân trọng khán giả vừa đúng mức, đã khiến cho bầu không khí thêm phần nghệ thật cao độ. Khán giả ra về rất hài lòng, và mong đợi những kỳ văn nghệ thính phòng tới, cũng sẽ đựoc đáp lại bằng những sự trân qúy đó.
Riêng về phần trình diễn của ca sĩ Võ Thu Hà, là một gương sáng về kỹ thuật trình diễn, một tinh thần tôn trọng nhạc sĩ và ban tổ chức, và một đừơng nét độc đáo về nghệ thuật ca hát mà ngừoi viết nhạc nào cũng sẽ ao ước được trân trọng dành cho bản nhạc của mình. Khi nhận được ba bài hát mới và lạ từ Trần Chí Phúc, cô ra sức đã tập dựoc kỹ càng, thuộc lòng lời ca, để rồi khi lên sân khấu, cô đem hết khả năng, hơi thở, tâm hồn của mình hoà nhịp vào với lời ca, tiếng nhạc, rất xứng đáng với lòng mong đợi của tác giả và khán gỉa. Khi cô cất lên tiếng hát như mời gọi: "..Lại đây, lại đây với em, gần lại với em.." ngừoi ta nghe từng hơi thở, tiếng nấc, như nghe được lời thổn thức của chính trái tim một ngừoi con gái đang chới với trong tình yêu say đắm, chứ không phải chỉ nghe một câu nhạc khách sáo lạnh lùng. Khi Thu Hà hát, cô như đứng một mình trong sự chân thật của nội tâm, không ngựong ngùng, không kiểu cách, mà ngừoi ta chỉ thấy một trái tim thật thà, một tâm hồn rung động, và một tình yêu thiết tha như của chính tác giả khi xúc động viết lên lời tâm sự đó. Một cánh tay vươn ra, một bàn tay vói lên, một chút lắc lư dịu dàng của thân hình, rồi một chút mơn trớn trên thân thể, hòa nhịp vào một tiếng nấc khe khẽ trong khi âm thanh ban nhạc chìm xuống chờ đợi, rồi cô thở ra tiếng cuối cùng. Mọi ngừoi như nghe rõ từng sự nồng ấm của hơi thở, tưởng như chính là tiếng thổn thức trong tim mình.
Nghệ thuật chân thật ở cung độ tuyệt vời là thế.
Lê Phong (Việt Báo)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.