Hôm nay,  

Hb Trong Từng Bước Chân

28/10/200600:00:00(Xem: 6706)

Hòa Bình Trong Từng Bước Chân

9 giờ 20 sáng chủ nhật, Paris chưa tỉnh ngủ, xe cộ thưa thớt, đếm từng bước nhỏ dưới những hàng cây trong vườn Luxembourg, vài chiếc lá vàng bay lả lướt trong gió, bầu trời xanh trong mát lạnh báo tin vui cho những người đang từ khắp các nẻo đường thủ đô Paris trực chỉ công trường Edmond Rostand nằm sát cạnh khu vườn danh tiếng thế giới này. Họ rủ nhau về đây để cùng Thiền sư Thích Nhất Hạnh đếm từng bước chân tỉnh thức, những bước chân hòa bình, để vinh danh sự sống (Célébrez la Vie) giữa lòng kinh đô ánh sáng.

Từ đàng xa thấp thoáng những tà áo nâu, những cái chắp tay hình sen búp chào nhau kèm theo những nụ cười hàm tiếu, bắt đầu xuất hiện. Đó là đoàn 138 vị thầy và sư cô Làng Mai vừa được các xe cars  đưa tới trước công trường Edmond Rostand. Tôi chắp tay búp sen chào sư cô Tịnh Minh, rồi thầy Pháp Liệu, thầy Pháp Độ, sư chú Pháp Hoạt, Thượng tọa Minh Tuấn, đến thầy Pháp Lữ, rồi anh Tuyến chị Tuyến... chị em chị Mây, cô Bảy v.v... và v.v... đếm không xuể, các anh các chị ấy là dân Làng Mai mà tôi đã từng ăn cơm chung, ngồi thiền, đi thiền hành chung, nghe pháp thoại, dự pháp đàm chung... và ... làm biếng1 chung trong những khóa tu vào mỗi mùa Hè của Làng. 

Tiếp theo là quý anh chị thuộc dòng tu Tiếp Hiện tại gia người Pháp, người Bỉ,  người Hoa Kỳ, người Anh, người Ý, người Đức, người Thụy Sĩ, người Hòa Lan, người Hongkong, người Nhựt, người Espagne, người Portugal, người Argentine, người Brésil... dường như không thiếu một ai.

Ngay khi đó, cứ mỗi chuyến xe bus tới trạm Luxembourg, mỗi chuyến métro, RER tới trạm Saint Michel, hay những trạm gần đó đều mang theo từng đoàn, từng đoàn người. Từ trên xe bước xuống, từ các miệng hầm xe điện ngầm chui lên,... tuy tấp nập nhưng không ồn ào, mặt ai cũng rạng rỡ, miệng ai cũng hé nở nụ cười với những nét nhìn thân ái, tưởng chừng họ đã quen nhau tự bao giờ... Tất cả cùng trực chỉ công trường Edmond Rostand. Họ là dân Paris (parisiens và parisiennes), họ là người đến từ các vùng phụ cận chung quanh Paris, từ các tỉnh xa xôi như: Nancy, Reims, Marseille, Montpellier, Nantes, Rennes, Metz, Rochelle, Angouleme, Poitiers, Strasbourg, Nice, Bordeaux, Toulouse, Toulon, Grenoble, Lyon, Strasbourg, Orléans, Lille,... Cũng có những người đến từ Thụy Sĩ, Đức, Ý v.v... và có cả người gốc bắc Phi, người Palestine, người Do Thái cùng tham dự trong ngày hôm nay. Cố nhiên đồng bào Việt Nam mình góp mặt cũng không ít, họ cũng từ khắp nơi cùng quy tụ về đây. Ngoài ra, tôi còn thấy có sự góp mặt của những người mà đôi chân không được lành lặn, đôi mắt không còn thấy được màu sắc và ánh sáng như tôi, ấy vậy mà họ cũng đã về đây để ăn mừng và vinh danh sự sống. Thế mới hay ở thế gian này không có gì quý bằng sự sống!

10 giờ 00, trên lề 2 con đường Médicis và Saint Michel nằm ở hai đầu của công trường Edmond Rostand tiếp giáp với vườn Luxembourg đầy người. Bao nhiêu tôi không biết chắc, vì không thể đếm được nhưng có một điều chắc chắn là rất đông, họ đứng tràn ra cả lòng đường, tiếng còi tu huýt của cảnh sát thỉnh thoảng vang lên nhắc nhỡ người lái xe cũng như người tham dự chú ý giữ gìn an ninh cho nhau. Không biết từ bao giờ, chiếc lều trắng đã đứng sừng sững trước cổng vườn Luxembourg bên trong chứa đầy các cháu thanh thiếu niên, vòng kế là một rừng ống kính máy quay phim, máy chụp ảnh, và micro bao quanh Sư ông Làng Mai, nhưng Ngài vẫn an nhiên tự tại, vẫn nụ cười hé nở trên môi, vẫn khuôn mặt hiền từ, vẫn cặp mắt tinh anh sáng ngời đầy uy lực của định và tuệ, Ngài đang ngồi đó, ngồi chơi với các em bé và bên cạnh có chiếc chuông nhỏ.

Không khán đài,  không cờ, không biểu ngữ, không kèn, không trống, không hoan hô, không đả đảo, không diễn văn biện luận làm cháy bỏng lòng người. Đơn giản trong chiếc áo tràng màu nâu khiêm nhượng, vị sư già người Việt Nam tuổi ngoài tám mươi đó đang nhỏ nhẹ hiền từ giảng giải trước hàng ngàn công chúng cách đi trong chánh niệm:  Đã về, đã tới, bây giờ, ở đây... cứ mỗi cặp từ ngữ là một niệm, mỗi niệm là một bước chân. Đó là đi có ý thức, đi như thế  nào để có thể cảm nhận được hạnh phúc trong từng bước chân, ngay bây giờ và ở đây, thiên đường, hạnh phúc là đây và ngay bây giờ chứ không phải chờ đến khi chết rồi mới được lên thiên đường... 

10 giờ 30, sau bài thiền ca Đã về đã tới Sư ông Thích Nhất Hạnh nắm tay các cháu bé dẫn đầu đoàn thiền hành, bước những bước chân đầu tiên  «Ăn mừng sự sống (Célébrez la vie), Hòa bình trong tự thân (La paix en soi), Hòa bình trong từng bước chân (La paix en marche)».

Để băng ngang đại lộ Saint Michel nơi tiếp giáp với công trường Edmond Rostand phải mất đến hơn một giờ bước chân của những người cuối cùng mới đặt được lên lề đường bên kia. Và khi những người cuối cùng vừa bước được chân lên đường Soufflot thì đàng đầu đoàn thiền hành đã vượt mặt tiền điện Panthéon, bỏ đường Soufflot, đã quẹo trái, đi dọc đường Saint Jacques từ lâu, băng qua liên tiếp bốn ngả tư và sắp đến Quai de la Seine. Tôi hỏi một nhân viên công lực đứng cạnh đó: Thưa ông, theo ông thì có khoảng bao nhiêu người tham dự cuộc thiền hành này" Nhắm tới, nhắm lui ông thận trọng đưa ra con số  là trên bốn ngàn người.

Với ngần ấy người cùng đi bên nhau mà bước chân của họ không gây một tiếng động nhỏ, không một lời trò chuyện, nếu cần phải nói thì họ cũng nói rất nhỏ, bằng không thì họ chỉ trao đổi với nhau bằng những tín hiệu như nụ cười, hoặc chắp tay búp sen để chào nhau. Tất cả hàng bốn ngàn người đang để tâm vào từng bước chân nhẹ nhàng như vuốt ve mặt đất, kết hợp theo từng hơi thở vào ra, đem tâm về với thân, họ đang sống trọn vẹn trong giây phút hiện tại. Họ đã về và họ đã tới như câu thiền ngữ mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa trao tặng trước phút lên đường.

Khi đoàn vừa tới ngã tư trước bờ sông Seine thì chuông nhà thờ Notre-Dame cũng bắt đầu đổ dài. Sư ông Làng Mai và cả đoàn hơn bốn ngàn người cùng đứng lại im lặng theo dõi từng hơi thở, sống trọn vẹn trong từng phút giây, hạnh phúc là đây không cần phải bôn ba tìm kiếm đâu xa. Mọi người dừng tâm trong phút giây hiện tại, an bình, hạnh phúc, ý thức  là mình còn sống, còn thở, còn được đi trên một đất nước bình an, có tự do đi trên một đất nước không chiến tranh, nhìn người qua lại, cây lá, chim bay, nhìn trời cao... Bổng nhiên trên lầu một chung cư một người Pháp độ 50 tuổi tung ra cửa sổ một lá cờ ngũ sắc Phật giáo và đưa hai bàn tay ra ngoài cửa sổ, chắp chào Sư Ông  Các xe cộ trên đường nhìn đoàn ngưòi ngạc nhiên: Qu’est ce que vous faites là" (Mấy người làm gì vậy") – Nous célébrons la vie, une marche pour la Paix (Chúng tôi ăn mừng sự sống, chúng tôi đi cho Hòa Bình). – La Paix où" (Hòa bình ở đâu") La Paix en Soi! (Hòa Bình trong tự tâm). Mặt họ hơi ngạc nhiên rồi chợt giản ra, thư giản mỉm cười với đoàn người. Năm phút sau đoàn lại tiếp tục. Vượt qua sông Seine là đến quảng trường Notre-Dame.

Tới giữa Quảng trường Sư Ông mời mọi người ngồi xuống thiền tọa thêm mươi phút nữa trước khi giải tán và hẹn nhau lúc 13:30 giờ tại cung Mutualité. Trước nhà thờ Notre Dame de Paris, bốn ngàn người ngồi bình an, thảnh thơi, hướng dẫn bởi ông thầy tu Phật giáo nhưng đa số là Tây phương, gốc Ky Tô hay Do Thái giáo, Hồi giáo, Phật giáo hay không theo tôn giáo nào nhưng chắc ai cũng cảm nghe năng lượng an bình thật lớn dâng lên, năng lượng chánh niệm, năng lượng thánh thần (saint esprit) thật lớn trong họ. Chắc họ cảm thấy gần Thượng Đế, gần Phật hơn là đi nhà thờ hay đi chùa.

Hơn bốn ngàn người đã ăn mừng, đã vinh danh và ca tụng sự sống bằng những bước chân của chính mình vào sáng hôm nay, ngày 22 tháng 10 năm 2006, giữa lòng kinh đô Ánh sáng của nước Pháp. Tôi rời quảng trường Notre-Dame với dư âm của khúc hát Hiểu Thương từ trong tiềm thức vọng về:

Anh em ta từ bốn phương trời

Chị em ta từ khắp Năm Châu

Không phân biệt màu da tôn giáo

Cùng về đây xây đắp yêu thương

Hiểu và thương

Hiểu và thương

Có hiểu mới có thương

Hiểu càng sâu thương càng rộng

Hiểu càng rộng thương càng sâu

 

Hiểu sâu thương lớn

Hiểu và thương

Hiểu và thương

Bài Lê Nguyên, ảnh Phúc Quảng - 19.10.2006

----------------------------------

[1] Trong khóa tu mùa Hè ở Làng Mai mỗi tuần có 1 ngày nghỉ, thiền sinh gọi là Ngày làm biếng, ngày đó không có thời khóa, không chuông, không bảng, không có thiền hành, thiền tọa, mọi người được tự do, được thức khuya hơn, hay ngủ sớm hơn, được dậy trễ hơn ngày thường, có quyền ra phố mua sắm... Tuy nhiên, rất ít người chịu rời Làng đi phố, không khí vẫn yên lặng, an lạc. Thường thì đó là dịp để các chị họp nhau làm những thức ăn, bánh trái đãi cho cả đại chúng... Thanh thiếu niên thì chơi với các thầy, các sư cô, đi núi, đi rừng, tắm hồ, chơi thể thao... Các ông thì đánh cờ tướng, bàn luận chuyện tu học, trao đổi những vấn đề xã hội, những khác biệt cũng như tương đồng giữa 2 nền văn hóa Đông – Tây...

(Việt Baó trân trọng cảm ơn nhà báo Lê Nguyên và báo Phù Sa đã chia sẻ bản tin.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm nay, Dân Biểu Liên Bang Michelle Steel (Đảng Cộng Hòa-CA) trong tuần qua đã thúc giục Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đưa Việt Nam vào danh sách các “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt” vì tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng tồi tệ hơn
Dữ liệu nghiên cứu mới cho thấy những người thợ móng tay—chủ yếu là phụ nữ Việt Nam, dân nhập cư và tị nạn—đang bị trả lương quá thấp dưới mức tối thiểu và bị xếp loại nghề nghiệp sai chỗ tràn lan, điều này làm suy yếu khả năng bảo vệ quyền lợi lao động của họ tại nơi làm việc. Ngoài ra, chủ tiệm—phần lớn điều hành các tiệm nail gia đình nhỏ lẻ—không nhận được giải trình về luật lao động hợp với ngôn ngữ và văn hóa của họ. Những kết quả báo cáo đã ghi trong dự luật AB 2444, một dự luật mới được Dân biểu Tiểu bang California Alex Lee (AD 24) đệ trình vào ngày 13 tháng 2 năm 2024 để thực thi các yêu cầu về giáo dục trong ngôn ngữ và tinh tế trong văn hóa cho thợ và chủ tiệm nail.
Vừa đúng thời điểm mọi người nghỉ kỳ Spring Break vào Tháng Ba này, một trong những quần thể hồ tắm phong thái resort rộng nhất tại một trong những cơ sở resort/casino lớn nhất trong nước sẽ mở cửa đón tiếp mùa vui đùa trong nước vào Thứ Hai, 11 Tháng Ba. Năm nay, khách vui chơi hồ tắm mọi nơi đều sẽ có thể tới tận hưởng môi trường như-một-ốc-đảo của The Cove, với diện tích rộng bằng năm sân football. Ban Quản Lý khu The Cove của Pechanga Resort Casino thực hiện thẻ dùng trong ngày cho những vị khách không-thuê-phòng-khách sạn và để những vị này được thuê 'lều - cabana' cùng 'giường nằm - daybed'.
Đã quá lâu, việc dạy kèm và trợ giúp làm bài tập về nhà đã nằm ngoài tầm với của nhiều học sinh và gia đình ở California. Sự phân chia giữa những người có thể tiến lên trong xã hội và những người chỉ có thể mơ ước về điều đó thường dẫn đến một nền tảng giáo dục không bình đẳng cho học sinh. Nhằm đem quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho học sinh, thư viện địa phương của quý vị hiện đang cung cấp miễn phí dịch vụ dạy kèm và hỗ trợ làm bài tập về nhà trực tuyến HelpNow cho học sinh California!
Khoảng đầu tháng 04 năm 2024, Hoà thượng GIỚI ĐỨC-MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH Sư Trưởng HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG HUẾ VIETNAM sẽ vân du hoằng hoá ở Hoa Kỳ và Thầy sẽ lưu trú tại miền nam California từ ngày 05 đến 12 tháng 04 nam 2024 Nhân dịp này, Thầy muốn gặp gỡ những vị thiện hữu tri thức, quý phật tử hữu duyên
Một ngày mới bắt đầu với nhiều hoài ước thật đơn sơ mong sao mình và tất cả mọi người có những giây phút thật thảnh thơi an lành trong từng tâm niệm, lời nói và hành động thật nhẹ nhàng bình an, để cho một ngày sống có tràn đầy ý nghĩa, tuy đơn sơ và dễ dàng nhưng cũng không phải dễ như mình nói hay suy nghĩ đâu bạn nhé!
Vào sáng ngày Thứ Năm 14 tháng 3 2024, chùa Hương Sen (thành phố Perris, Quận Hạt Riverside) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Thánh Tổ Ni Giới, Đức Phật Mẫu Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di.
Điểm nổi bật nhất của chương trình là cho mượn lên tới 20% cho khoản trả trước khi mua nhà, nhưng không vượt quá 150,000 USD
Trong chuyến hoằng pháp Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Như Điển từ ngày 12/3/2024 đến 17/3/2024 đến Orange County, chúng tôi, Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh, có cơ duyên được phỏng vấn Hòa Thượng tại đài Saigon Radio Hải Ngoại, thành phố Westminster, Orange County, miền Nam California, vào ngày 13/3/2024.
Trước tiên, là xin nói lên niềm vui. Anh bạn trẻ Tâm Nhuận Phúc là học trò của Hòa Thượng Thích Phước Tịnh, một vị thầy từ nhiều thập niên lưu trú như một Thiền khách ở Tu Viện Lộc Uyển thuộc Làng Mai. Vì Thầy Phước Tịnh không có chùa riêng, nên bạn Tâm Nhuận Phúc có nhiều hoạt động khắp nơi, cũng không trụ nơi nào. Có khi bạn hợp tác với Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ từ Sacramento tới để tổ chức các buổi Thiền Chánh Niệm với các giáo viên, học sinh hay đoàn viên Gia Đình Phật Tử. Có khi bạn hoạt động cùng Giới Trẻ Mây Từ trong các Phật sự, mời quý Tăng Ni mở các buổi thuyết pháp hay Thiền tập ở Quận Cam. Khi thấy cần hỗ trợ Thầy Phước Tịnh giảng dạy về Thiền Tập Thập Mục Ngưu Đồ, bạn trẻ này phổ nhạc liền 10 bài ca chăn trâu cho các buổi thuyết giảng dễ nhớ. Có khi, bạn Tâm Nhuận Phúc tham gia cuộc thi viết về các đề tài Phật giáo trong Giải Hương Sen do Ni Trưởng Thích Nữ Giới Hương tổ chức. Và có khi Tâm Nhuận Phúc cầm đàn guitar tới giúp vui cho bất kỳ nơi nào các Phật tử cần tới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.