Hôm nay,  

Sách Mới Nhã Ca: Đường Tự Do, Saigon (60)

20/07/200600:00:00(Xem: 1780)

Bìa sách “Đường Tự Do, Saigon”

Lần đầu tiên, ‘Đường Tự Do, Saigon’ trường thiên tiểu thuyết của Nhã Ca được ấn hành thành sách. Sau hơn 40 tác phẩm đã xuất bản, đây là bộ sách “nặng ký” nhất của Nhã Ca: 4 cuốn, 2, 560 trang.

Tiểu thuyết ‘Đường Tự Do, Saigon’  đã đăng tải trên Việt Báo liên tục hơn 10 năm, từ 1993 tới 2003. Sau hai năm sửa chữa, thêm bớt, tác phẩm được sắp xếp thành bộ truyện gồm 4 cuốn.  mỗi cuốn 640 trang, có cốt truyện riêng, nhân vật riêng,  tình tiết riêng.  Tất cả hợp lại thành một trường thiên tiểu thuyết viết về những nhân vật và khung cảnh khác thường của Saigon đổi đời sau 1975. 

Sách ‘Đường Tự Do Saigon’ cuốn đầu tiên 640 trang, ấn phí 24 mỹ kim, hiện đã phát hành khắp nơi. Xin hỏi tại các hiệu sách địa phương. Bạn đọc ở xa có thể liên lac với Việt Báo đặt sách gửi tận nhà, trả bằng chi phiếu, lệnh phiếu hay thẻ tín dụng, 24 mỹ kim kể cả cước phí.  Sau đây, Việt Báo trân trọng giới thiệu mỗi ngày một đọan tiêu biểu trích từ  tác phẩm của Nhã Ca. 

Đường Tự Do Saigon:

60. Đi tìm con Quê

Đúng y chang như nó nghĩ. Khi ngang qua quán Bạch Ngọc, nó gặp thằng Giàu đứng chắn ngang.

“Này, không thấy ông đang đứng đây hả. Cứ việc bò xăm xăm không tránh đường.”

Thằng Bò né qua một bên:

“Dễ vậy mày. Không có miệng xin “nỗi” ông. Ông cho một đá bể mặt giờ.”

Giọng bà Muội la như nhà cháy:

“Giàu. Vô. Mày lại muốn sinh sự gì thế" Vô nhà.”

Đá gió một cái, ông tướng con mới “từ Bắc vô Nam” khuỳnh khuỳnh hai cái tay cho có vẻ “anh chị”, bước lui.

“Ra đằng sau phụ với anh Bao, cả ngày cứ nhởn nhơ chơi...mày hư đốn gì đâu...”

“Ha...Vô đây làm đứa ở chẳng thà ở ngoài chăn trâu sướng hơn...Con làm quần quật mới “huỗng” một tí u đã kêu toáng lên...”

Mặt thằng Giàu vênh lên nhìn lại u nó. Cũng đến là thua thôi. Bà Muội lắc đầu.

“Mày đi đi, lát về đừng hòng có cơm, tao không để phần đâu.”

Về việc này thì thằng Giàu yên dạ lắm. U nó cúp phần cơm thì đã có con Lựu. Cái con nhóc này làm gì mà đeo nó quá. U nó nói “Mày là chú, phải cho ra ông chú, đừng để nó nhờn”. Dám nhờn không" Mấy con oắt tì này. Không nói khoe, ở ngoải, nó đã “dứt” đẹp cả chục con rồi. Con gái nhà quê mấy vụ “hư” đó sớm biết lắm. Đi chăn trâu ngoài đồng, nó đã được mấy con oắt tì kiếm, và cứ trong bụi cây, sau đống rơm, giữa đồng trống, đâu mà chẳng được.

Vụ mới nhất chút nữa gây họa, đến nổi nó sớm “dông” vô Nam cũng tại “con oắt tì”. Đâu phải oắt tì con nhà nghèo muốn biết “sự đời” đâu, mà nó nhè đụng con gái ông chủ tịch xã... Bà chủ tịch ra tận đồng rình, may mà đêm mùng một không trăng, tối thui, nó thoát hiểm được, chỉ bị ăn một cái chày trên vai. Cao lên một tí là phọt óc chớ chẳng chơi. Hú vía. Vậy là phải dông. Nó nhảy đại tàu, phải vất vả lắm mới khỏi bị tóm quăng xuống. Mạng nó lớn lắm, lúc qua cái cầu, trốn trên mui, đang ngồi chồm hổm, không lanh thành cầu đã hớt đứt lìa cái đầu rồi.

Còn con oắt tì này sao đây" Tối hôm trước đã chỉ cho Giàu biết cái bí mật ở căn phòng phía sau của anh chị nó. Trong Nam này hiện đại quá tầm, vượt ra ngoài sự tưởng tượng và hiểu biết của nó. Hai đứa đứng nhón chung trên một cái ghế, con Lựu sát dính vào người nó. Đã có lúc con “nợn lòng” nó kêu ằng ặc, nó tính “dứt” đẹp con “cháu” rồi. Cháu gì chứ" Cháu “cơm cháo” này kém nó chừng hai ba tuổi.

“Ra đằng trước không "”

Con bé nói trống lỗng.

Ra thì ra, coi con bé giở trò gì nào. Con Lựu nắm tay “chú” Giàu mà run lên, không phải vì sợ mà vì quýnh quáng. Để “thằng chú” đứng ngẩn ngơ giữa nhà, con Lựu rón rén đi tới bên cầu thang, nhìn xuống thăm dò. Thấy ổn, nó lôi tuột “thằng chú” vào giuờng, kéo rột tấm màn lại...

Không hiểu sao lúc đó thằng Giàu lạnh ngắt. Lời dặn của U nó “làm chú phải đàng hoàng"”. Chẳng phải. Vết thương “lần dại dột” đã lành trên vai muốn tấy lại" Không biết. Mắt con Lựu đờ đẫn, giọng như rít trong kẻ răng:“Đi mà.... Đi...đừng sợ.. . Không nói với ai đâu...đi...”

Con Lựu đã tự lột quần ra. Sức con gái của nó kéo thằng Giàu đổ xập trên người nó. Thằng Giàu cố chống trả, giằng kéo nhau một hồi nó vùng ra được khỏi cánh tay kéo níu của con bé là vùng chạy. Coi như thoát hiểm một lần. Con bé chửi theo một câu rất tục tĩu. Nó biết nó phải làm sao để được yên thân trong căn nhà này. Đêm đầu tiên, U nó chẳng đã khóc với nó suốt đêm: “Nhục lắm con à, phải cố mà vươn lên...” Và chỉ non một tuần sau, nó cũng cảm nhận được sự nhục nhã của anh nó đã phải chịu để đổi lấy cuộc sống này. Qua u nó, nó đã biết gần hết mọi chuyện xẩy ra. Có điều lạ, nó không thấy buồn, cũng không thấy vui, không cả phê bình mọi hành động của anh Bảnh nó...

Mới tối hôm qua, con bé đi chơi về khuya đã đưa cho thằng Giàu một ổ bánh mì thịt. Lúc đầu nó làm mặt nghiêm: “Để đó. Chú chưa đói.” Con bé mím môi quay mặt đi cười cười. Lát sau, thằng Giàu cầm lòng không đậu cũng chén sạch. Từ ngày cha sinh mẹ đẻ, nếu không vô tới miền Nam thì chắc tới chết cũng chẳng biết trên đời có thứ bánh nướng thơm dòn, kẹp thịt ăn hoài mà vẫn không đã thèm. Hồi ở quê, mấy năm đầu giải phóng, có anh bộ đội vô Nam về, kể chuyện nhà cửa, xe cộ, ăn uống, mọi người cho là anh ta nói phét. Nay thì nó “đã sáng mắt ra...”.

Nhớ tới chuyện ăn, đã thấy cơn thèm đòi ở cổ. Vô nhà, bà chị dâu ngồi chình ình ở quầy, hễ thấy mặt nó là sai. Chả dại. Nó quành ra phía sau, vô hẻm. Nó gặp con Quê.

“Ê, chiêu đãi cho một ly “cha đánh” được không"”

“Cái gì mà “cha đánh” ông" Ông đánh cha hay cha đánh ông"”

Con Quê bực dọc gắt um lên.

“Ngu. Tao nói “đánh cha” là “đá chanh”, hề hề...”

“Không ai rảnh..”

“Ông cũng đếch cần...”

Nó đưa tay dọa đấm con Quê, rồi cà rà vô bàn trong, chỗ mấy người pha chế. Đợi sốt cả ruột, nó đổ hết mấy ly thừa vô một ly to, đưa tay vốc thêm đá, thêm đường. Hài lòng, nó bê ly nước chanh ra đứng trước hẻm, nốc ừng ực.

Con quê bưng khay cà phê ra. Đặt một bàn, rồi đặt thêm một cốc chanh pha rượu rum nơi một góc tối khác có một người ngồi.

“Quê, tao tìm mày...”

Con Quê rụt bàn tay lại. Suýt chút nữa ly cà phê đổ nhào trên chiếc ghế con. Chú Hóa, người bảo vệ nhà sách và rạp múa rối đang nhìn nó chằm chằm. Trong bóng tối lờ nhờ, nó cũng nhận ra đôi mắt chú Hóa nhìn nó như muốn ăn tươi sống.

“Tìm cháu chi vậy"”

“Mày ngon há. Dạo này mày không cần nhờ chỗ của tao nữa là mày đi luôn phải không" Mày nhớ là tao còn giữ của mày một ít đồ...”

Con Quê nhớ ra rồi. Đó là ít quần áo, chăn mền mùa đông.

“Mày tính bỏ luôn phải không hả"”

“Không bỏ, bị chưa dùng. Khi nào cần cháu kiếm chú...”

“Khi nào mày cần hả" Còn tao cần thì sao" Tối nay tao để cửa, mày phải sang không mai tao đem đốt hết mớ đồ của mày. Biết chưa.”

Nó chưa kịp trả lời thì chú bảo vệ tiếp:

“Mày tưởng chỗ làm này của mày bền hả. Tao nói một tiếng là người ta đuổi mày ra đường trở lại, lúc đó mày kêu cửa tao còn lâu lắm, biết không"”

Con Quê làm thinh. Nó phải biết thôi. Đâu đâu cũng chỉ là những bước đường cùng. Có gì mà gìn giữ, con bé gật đầu, cười toét miệng:

“Được, nhớ để cửa cháu vô...”

“Quê, mày đâu" Có người kiếm mày”.

Giọng Bảnh. Chú Hóa bảo vệ nói với theo:

“Mầy kẹt hoài. Đừng tới khuya quá tao chờ không nổi...”

“Được mà, chú.”

. . .

Kỳ tới, trích đoạn 61:  Con Quê Đắt Hàng

NHÃ CA

(Trích Đường Tự Do Saigon)

-------------------------------------

Đường Tự Do Saigon *

Tiểu thuyết Nhã Ca, 640 trang
Đặt sách gửi tận nhà, trả bằng lệnh phiếu hay thẻ tín dụng:
24 mỹ kim kể cả cước phí

Liên lạc phát hành: Việt Báo
14841 Moran St.
Westminster, CA 92683
(714) 894-2500

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dữ liệu nghiên cứu mới cho thấy những người thợ móng tay—chủ yếu là phụ nữ Việt Nam, dân nhập cư và tị nạn—đang bị trả lương quá thấp dưới mức tối thiểu và bị xếp loại nghề nghiệp sai chỗ tràn lan, điều này làm suy yếu khả năng bảo vệ quyền lợi lao động của họ tại nơi làm việc. Ngoài ra, chủ tiệm—phần lớn điều hành các tiệm nail gia đình nhỏ lẻ—không nhận được giải trình về luật lao động hợp với ngôn ngữ và văn hóa của họ. Những kết quả báo cáo đã ghi trong dự luật AB 2444, một dự luật mới được Dân biểu Tiểu bang California Alex Lee (AD 24) đệ trình vào ngày 13 tháng 2 năm 2024 để thực thi các yêu cầu về giáo dục trong ngôn ngữ và tinh tế trong văn hóa cho thợ và chủ tiệm nail.
Vừa đúng thời điểm mọi người nghỉ kỳ Spring Break vào Tháng Ba này, một trong những quần thể hồ tắm phong thái resort rộng nhất tại một trong những cơ sở resort/casino lớn nhất trong nước sẽ mở cửa đón tiếp mùa vui đùa trong nước vào Thứ Hai, 11 Tháng Ba. Năm nay, khách vui chơi hồ tắm mọi nơi đều sẽ có thể tới tận hưởng môi trường như-một-ốc-đảo của The Cove, với diện tích rộng bằng năm sân football. Ban Quản Lý khu The Cove của Pechanga Resort Casino thực hiện thẻ dùng trong ngày cho những vị khách không-thuê-phòng-khách sạn và để những vị này được thuê 'lều - cabana' cùng 'giường nằm - daybed'.
Đã quá lâu, việc dạy kèm và trợ giúp làm bài tập về nhà đã nằm ngoài tầm với của nhiều học sinh và gia đình ở California. Sự phân chia giữa những người có thể tiến lên trong xã hội và những người chỉ có thể mơ ước về điều đó thường dẫn đến một nền tảng giáo dục không bình đẳng cho học sinh. Nhằm đem quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho học sinh, thư viện địa phương của quý vị hiện đang cung cấp miễn phí dịch vụ dạy kèm và hỗ trợ làm bài tập về nhà trực tuyến HelpNow cho học sinh California!
Khoảng đầu tháng 04 năm 2024, Hoà thượng GIỚI ĐỨC-MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH Sư Trưởng HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG HUẾ VIETNAM sẽ vân du hoằng hoá ở Hoa Kỳ và Thầy sẽ lưu trú tại miền nam California từ ngày 05 đến 12 tháng 04 nam 2024 Nhân dịp này, Thầy muốn gặp gỡ những vị thiện hữu tri thức, quý phật tử hữu duyên
Một ngày mới bắt đầu với nhiều hoài ước thật đơn sơ mong sao mình và tất cả mọi người có những giây phút thật thảnh thơi an lành trong từng tâm niệm, lời nói và hành động thật nhẹ nhàng bình an, để cho một ngày sống có tràn đầy ý nghĩa, tuy đơn sơ và dễ dàng nhưng cũng không phải dễ như mình nói hay suy nghĩ đâu bạn nhé!
Vào sáng ngày Thứ Năm 14 tháng 3 2024, chùa Hương Sen (thành phố Perris, Quận Hạt Riverside) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Thánh Tổ Ni Giới, Đức Phật Mẫu Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di.
Điểm nổi bật nhất của chương trình là cho mượn lên tới 20% cho khoản trả trước khi mua nhà, nhưng không vượt quá 150,000 USD
Trong chuyến hoằng pháp Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Như Điển từ ngày 12/3/2024 đến 17/3/2024 đến Orange County, chúng tôi, Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh, có cơ duyên được phỏng vấn Hòa Thượng tại đài Saigon Radio Hải Ngoại, thành phố Westminster, Orange County, miền Nam California, vào ngày 13/3/2024.
Trước tiên, là xin nói lên niềm vui. Anh bạn trẻ Tâm Nhuận Phúc là học trò của Hòa Thượng Thích Phước Tịnh, một vị thầy từ nhiều thập niên lưu trú như một Thiền khách ở Tu Viện Lộc Uyển thuộc Làng Mai. Vì Thầy Phước Tịnh không có chùa riêng, nên bạn Tâm Nhuận Phúc có nhiều hoạt động khắp nơi, cũng không trụ nơi nào. Có khi bạn hợp tác với Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ từ Sacramento tới để tổ chức các buổi Thiền Chánh Niệm với các giáo viên, học sinh hay đoàn viên Gia Đình Phật Tử. Có khi bạn hoạt động cùng Giới Trẻ Mây Từ trong các Phật sự, mời quý Tăng Ni mở các buổi thuyết pháp hay Thiền tập ở Quận Cam. Khi thấy cần hỗ trợ Thầy Phước Tịnh giảng dạy về Thiền Tập Thập Mục Ngưu Đồ, bạn trẻ này phổ nhạc liền 10 bài ca chăn trâu cho các buổi thuyết giảng dễ nhớ. Có khi, bạn Tâm Nhuận Phúc tham gia cuộc thi viết về các đề tài Phật giáo trong Giải Hương Sen do Ni Trưởng Thích Nữ Giới Hương tổ chức. Và có khi Tâm Nhuận Phúc cầm đàn guitar tới giúp vui cho bất kỳ nơi nào các Phật tử cần tới.
Biến cố 30 tháng Tư năm 1975 đã ảnh hưởng thế nào đến bản thân, gia đình và để lại trong bạn những ảnh hưởng gì? Hãy chia xẻ bằng cách tham gia vào Cuộc triển lãm: Suy Tư Về Ngày 30 Tháng Tư Năm 1975 do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt tổ chức, qua việc thể hiện những câu chuyện bằng hình họa và các bức ảnh miêu tả về những sự kiện lịch sử xoay quanh ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng những hậu quả lâu dài như tù “cải tạo”, vượt biên, kinh tế mới, đời sống tỵ nạn hải ngoại, mối quan hệ giữa những thế hệ gốc Việt. Hạn chót: Trước 11 giờ 59 phút khuya ngày 1 Tháng 4 Năm 2024. Đọc thêm để biết rõ về chi tiết, thể lệ, chủ đề...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.